Viện nghiên cứu Úc phân tích thủ đoạn “ngoại giao uy hiếp” của ĐCSTQ

  • Mẫn Thanh

Trong lúc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chống bán phá giá và điều tra chống trợ cấp đối với rượu vang Úc, Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Úc (ASPI) đã công bố báo cáo điều tra có tên “Ngoại giao uy hiếp của ĐCSTQ”. Nội dung tiết lộ ĐCSTQ trong 10 năm qua liên tiếp nâng cấp thủ đoạn “ngoại giao uy hiếp”, buộc các nước dân chủ và công ty đa quốc gia khuất phục theo ý muốn của mình. Đồng thời, báo cáo cũng kêu gọi quốc tế liên thủ, cùng phản kích lại “ngoại giao uy hiếp” (Coercive Diplomacy) này. 

Tám thủ đoạn “ngoại giao uy hiếp” mà ĐCSTQ thường dùng

Báo cáo tiết lộ, trong 3 năm qua, ĐCSTQ đã dùng biện pháp mang tính đe dọa và liên tiếp nâng cấp làm thủ đoạn chính trị và chiến lược, hình thành lợi ích cốt lõi của quốc gia mà ĐCSTQ định nghĩa. Tức là duy hộ sự ổn định của Trung Quốc (ĐCSTQ), kích thích kinh tế phát triển, duy hộ toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo địa vị của Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu cấp cao của Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ, Giám đốc dự án châu Á Elizabeth C. Economy cho biết, ông Tập Cận Bình hy vọng lợi dụng lực lượng của Trung Quốc (Trung Cộng), ảnh hưởng đến các nước khác và thiết lập quy tắc trò chơi toàn cầu, để đảm bảo và thúc đẩy lợi ích quốc gia của Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Báo cáo nói, từ năm 2018 đến nay, hành vi uy hiếp của ĐCTQ hoặc sử dụng chiến thuật với số lượng có hạn “đã leo thang nhanh chóng”. Báo cáo phân thủ đoạn ngoại giao có tính cưỡng ép của ĐCSTQ thành 8 loại:

Tùy ý bắt giữ hoặc hành quyết;
Hạn chế đối với du lịch công vụ;
Hạn chế đầu tư;
Hạn chế thương mại;
Hạn chế du lịch;
Kích động người dân tẩy chay;
Gây áp lực đối với những công ty đặc biệt;
Đe dọa đến các quốc gia khác. 

Xét từ những dữ liệu mà báo cáo này thu thập được, thủ đoạn “ngoại giao uy hiếp” thường thấy nhất mà ĐCSTQ lợi dụng là đe dọa các nước, tiếp đó là hạn chế thương mại và du lịch, hạn chế du lịch công vụ, tùy ý bắt người và xử tử. 

Báo cáo tiết lộ trong thời gian từ năm 2010 – 2020, có 152 trường hợp ĐCSTQ dùng “ngoại giao uy hiếp”. Trong đó có 100 trường hợp là nhắm vào chính phủ nước ngoài, 52 trường hợp khác là nhắm vào công ty nước ngoài. 

Trong 10 năm từ năm 2010 – 2020, ĐCSTQ đã đe dọa 27 quốc gia. Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và Đông Á vẫn luôn là mục tiêu của loại “ngoại giao uy hiếp” này. 

Trong đó, Úc là quốc gia có số lần bị ĐCSTQ uy hiếp nhiều nhất, với 17 lần; tiếp theo là Canada, bị đe dọa 10 lần; Mỹ bị 9 lần. 

Báo cáo chỉ ra mục đích của “ngoại giao uy hiếp” là trừng phạt những tiếng nói phê bình ĐCSTQ, đồng thời đặt trọng điểm vào các vấn đề như bố trí công nghệ 5G của Huawei, áp chế dân tộc thiểu số Tân Cương, ngăn chặn tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma, che giấu việc xử lý virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán) gây đại dịch toàn cầu. 

Doanh nghiệp tồn tại rủi ro cao khi triển khai nghiệp vụ tại quốc gia Trung Cộng

Báo cáo nói, “Trung Quốc là đối tác lớn nhất của gần ⅔ các quốc gia trên thế giới, tầm quan trọng của kinh tế toàn cầu đã cung cấp cho quốc gia này một cái đòn bẩy quan trọng.

Báo cáo cảnh báo doanh nghiệp Úc cần cân nhắc đến “rủi ro cao” khi triển khai nghiệp vụ tại Trung Quốc. ĐCSTQ sử dụng trả đũa kinh tế ngày càng nhiều và càng công khai. Các công ty nước ngoài triển khai nghiệp vụ tại Trung Quốc cần cân nhắc đến rủi ro ngày càng gia tăng ở các phương diện lưu lượng thương mại, chuỗi cung ứng và thị phần.

Báo cáo chỉ ra, tháng Tư năm nay, Chính phủ Úc do Thủ tướng Scott Morrison đứng đầu đã cho rằng cần tiến hành điều tra độc lập đối với nguyên nhân bùng phát dịch và xử lý dịch của Trung Quốc, dẫn đến ĐCSTQ có hàng loạt hành động trả đũa nhắm vào Úc. 

Trong đó bao gồm Đại sứ quán ĐCSTQ Thành Kính Nghiệp đã lên tiếng đe dọa trả đũa kinh tế; tiếp theo là tiến hành hạn chế thương mại đối với lúa mì và thịt bò Úc; ĐCSTQ đưa ra cảnh báo du lịch và học tập tại Úc, đồng thời phán tử hình đối với kẻ buôn ma túy người Úc Karm Gillespie.

Tháng Một năm ngoái, tác gia người Úc gốc Hoa, cựu quan chức Chính phủ ĐCSTQ Dương Hằng Quân bị bắt. Trung tuần tháng Tám, nữ phát thanh viên của kênh tiếng Anh của mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) là Phan Thành Lôi (quốc tịch Úc) bị câu lưu tại Bắc Kinh. 

Làm thế nào để phản kích “ngoại giao uy hiếp” của ĐCSTQ

Đối với ngoại giao uy hiếp của ĐCSTQ, báo cáo thúc giục quốc gia liên minh Ngũ nhãn (Úc, Canada, New Zealand, Anh, Mỹ) có hành động tương tự như biện pháp an toàn kinh tế tập thể trong Điều 5 Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, lựa chọn chiến lược phản công quốc tế hài hòa hơn, như thế này “càng có khả năng phản công một cách thành công” đối với đe dọa kinh tế của ĐCSTQ.

Báo cáo đề xuất những kiến nghị cụ thể như sau:

  1. Nâng cao nhận thức về “ngoại giao uy hiếp” của ĐCSTQ đối với toàn cầu;
  2. Tìm kiếm phối hợp đa phương, cùng phản kích lại “ngoại giao uy hiếp” của ĐCSTQ;
  3. Xây dựng hiệp ước an ninh kinh tế tập thể của Ngũ nhãn;
  4. Chính phủ và đoàn thể doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, chế định thỏa thuận ứng phó với trả đũa kinh tế của ĐCSTQ;
  5. Doanh nghiệp cần cảnh giác với nhân tố rủi ro khi làm ăn và thiết lập quan hệ kinh tế với ĐCSTQ.

Mẫn Thanh

Related posts