Dân biểu Úc trình kiến nghị kêu gọi ĐCSTQ ngừng bức hại Pháp Luân Công

  • Lý Duệ

Ngày 3/9, Dân biểu Liên bang Úc Julian Leeser đã đệ trình bản kiến ​​nghị đính kèm hơn 1.000 chữ ký của các cử tri trong khu vực bầu cử của mình lên Hạ viện, với nội dung kêu gọi ĐCSTQ ngay lập tức trả tự do cho tất cả học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ bất hợp pháp. Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã bày tỏ quan tâm về bản kiến ​​nghị của những người tập Pháp Luân Công nhằm chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng sống.

Ngày 3/9/2020, Dân biểu Liên bang Úc Julian Leeser đã đệ trình Thư kiến nghị của nhóm học viên Pháp Luân Công Úc lên Hạ viện và kêu gọi ĐCSTQ trả tự do ngay lập tức cho các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ. (Ảnh ghép: Julian Leeser trên nền ảnh nước Úc chụp bởi Alex Proimos/ wikimedia)

Dân biểu Liên bang: Trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công

Julian Leeser là Dân biểu Liên bang của khu vực bầu cử Berowra, phía bắc Sydney. Sau khi nhận được thư thỉnh nguyện có chữ ký của hơn 1.000 cử tri trong khu vực bầu cử của mình từ những người tập Pháp Luân Công chống mổ cướp nội tạng sống, ông đã gửi một bản kiến nghị kèm danh sách chữ ký này lên Hạ viện.

Phát biểu về nội dung kiến ​​nghị tại Hạ viện, ông nói: “Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần, bắt nguồn từ Trung Quốc vào năm 1992. Những người tập Pháp Luân Công chiểu theo các nguyên tắc đạo đức (Chân – Thiện – Nhẫn) làm tiêu chí sống hàng ngày. Năm 1999, sự phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công khiến ĐCSTQ đã chuyển từ ủng hộ sang đàn áp.”

“Kể từ tháng 7/1999, liên tục xuất hiện các báo cáo về việc Pháp Luân Công bị ngược đãi, người tập bị thu hoạch nội tạng sống để cung cấp cho thị trường cấy ghép tạng thế giới”, ông Julian Leeser nói.

Ông nói, rất khó để lấy được bằng chứng rõ ràng về cuộc bức hại người tập Pháp Luân Công, “ĐCSTQ đã từng thừa nhận sử dụng nội tạng của các tử tù, nhưng chối bỏ việc thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm hay từ người tập Pháp Luân Công. Tuy nhiên, các báo cáo về mổ cướp nội tạng sống từ người tập Pháp Luân Công vẫn tiếp tục xuất hiện.”

Ông đề cập, vào tháng Sáu năm ngoái, một tòa án độc lập do ngài Geoffrey Nice QC chủ tọa đã ra phán quyết: ĐCSTQ cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm trong nhiều năm, trong đó người tập Pháp Luân Công là nguồn cung cấp tạng chính.

Ông cũng đề cập, vào năm 2018, Ủy ban Liên hiệp Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại Úc đã tổ chức một phiên điều trần về nạn buôn bán nội tạng người, vấn đề du lịch cấy ghép nội tạng, và đưa ra một báo cáo điều tra. Báo cáo liên tục trích dẫn trình bày của người tập Pháp Luân Công với Ủy ban Liên hiệp. Người tập Pháp Luân Công đã mô tả với Ủy ban này “trải nghiệm bị giam giữ trái phép, bị tra tấn; bị lấy máu, để chuẩn bị cho hoạt động mổ cướp lấy nội tạng”.

“Mặc dù báo cáo không thể đưa ra kết luận xác thực về những gì đã xảy ra, nhưng điều chắc chắn đó là, ĐCSTQ đang tìm cách loại bỏ và đàn áp Pháp Luân Công một cách có hệ thống. Riêng chi tiết này cũng đủ (đối với chúng tôi) để lên án ĐCSTQ. Người tập Pháp Luân Công bị bắt  đem đến các trung tâm giam giữ; bị bức ép phải từ bỏ tín ngưỡng.” Ông nói, “Không chỉ có người tập Pháp Luân Công bị bức hại, mà người Duy Ngô Nhĩ, Cơ đốc giáo và những người dám theo đuổi tín ngưỡng của mình đều bị đe dọa tự do và tính mạng.”

“Lịch sử đã cho chúng ta thấy sự đàn áp lương tâm và niềm tin cuối cùng sẽ dẫn (xã hội) đi đến đâu. Khi niềm tin và lương tâm của con người bị chế độ kiểm soát, sẽ hạ thấp giá trị cá nhân và tước đi sự tôn nghiêm trong cuộc sống.”

Ông tin rằng “một quốc gia tự mình quyết định những gì công dân có thể tin hoặc không thể tin chính là nơi vô cùng đáng sợ.” Khi ĐCSTQ phá vỡ cuộc sống gia đình, làm các loại vận động, hạn chế sinh con và đàn áp lương tri, tự nó cho thấy đang đi ngược lại các giá trị quan của nước Úc.

Cuối cùng, ông Julian Leeser kêu gọi ĐCSTQ ngay lập tức phóng thích người tập Pháp Luân Công bị coi là tù nhân lương tâm.

Ngoại trưởng Úc đáp lại thư thỉnh nguyện của người tập Pháp Luân Công và bày tỏ quan ngại đến cuộc đàn áp nhân quyền.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne (Ảnh: The Official CTBTO Photostream/ Wikimedia)

Ngày 24/8, đáp lại thư thỉnh nguyện của người tập Pháp Luân Công, Ngoại trưởng Úc Marise Payne nói: “Thư thỉnh nguyện đã khơi dậy sự chú ý của mọi người đối với các học viên Pháp Luân Công cùng nạn mổ cướp và buôn bán nội tạng ở Trung Quốc”.

Bà cho biết, Chính phủ Úc đã tìm hiểu các báo cáo về mổ cướp nội tạng sống bất hợp pháp, đồng thời Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) Úc cũng đang nghiêm túc theo dõi tiến trình của vấn đề này.

Bà chỉ ra, ít nhất là trước năm 2015, Trung Quốc đã thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị hành quyết để cấy ghép chữa bệnh. Úc kiên quyết phản đối việc làm này.

Về việc bản kiến ​​nghị yêu cầu trừng phạt những cá nhân tham gia bức hại người tập Pháp Luân Công, bà cho biết, Ủy ban Liên hiệp Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại Úc đang tiến hành một phiên điều trần về việc Úc thực hiện Luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky.

Đạo luật Nhập cư hiện hành cho phép Chính phủ ngăn chặn những cá nhân liên quan đến vi phạm nhân quyền được nhập cư vào Úc.

Bà cho biết thêm, Chính phủ Úc sẽ tiếp tục chú ý đến các báo cáo về việc ĐCSTQ lạm dụng các nhóm tôn giáo và tìm kiếm cơ hội để phản ứng mạnh mẽ trước những lạm dụng này.

Thư thỉnh nguyện kêu gọi Chính phủ Úc thông qua một đề nghị trừng phạt tội phạm nhân quyền

Năm ngoái, người tập Pháp Luân Công tại Úc thêm một lần phát động chiến dịch yêu cầu ngăn chặn nạn mổ cướp nội tạng sống.

Ngày 24/2 năm nay, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Thư Kiến nghị, nghị viên Liên bang Justine Elliot đã đệ trình thư kiến nghị phản đối nạn thu hoạch nội tạng sống có chữ ký của hơn 36.000 công dân Úc tại Quốc hội Liên bang.

Bản kiến ​​nghị cho biết: Kể từ tháng 7/1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công Trung Quốc đã bị bắt và bỏ tù một cách tùy tiện mà không có bất kỳ thủ tục pháp lý thích hợp nào, nhiều người đã bị tra tấn hoặc thậm chí bị giết hại. Liên tục có những báo cáo về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm (chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công) một cách có hệ thống và có tổ chức.

Thư kiến nghị nhắc lại phán quyết của Tòa án Độc lập Luân Đôn năm 2019 về hoạt động mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ: Không nghi ngờ gì nữa, ĐCSTQ đã phạm tội ác phản nhân loại đối với Pháp Luân Công. Do đó, chúng tôi đề nghị Hạ viện đưa ra những yêu cầu sau đối với Thủ tướng, Ngoại trưởng và Chính phủ Australia:

  1. Thông qua một đề nghị hoặc một tuyên bố, công khai yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay lập tức cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc trong hơn 20 năm và ngay lập tức trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác;
  2. Thúc giục ĐCSTQ ngay lập tức ngừng thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm; và tiến hành giáo dục cộng đồng ở Úc để đảm bảo rằng người dân Úc không tham gia vào việc mổ cướp sống của ĐCSTQ một cách vô thức;
  3. Từ chối cấp thị thực cho các quan chức và cảnh sát ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công và cấm họ nhập cảnh vào Úc.

Lý Duệ / Epoch Times

Related posts