Tập Cận Bình được Liên Hợp Quốc gọi là ‘Điện hạ’, người dân nói thân phận đã bị xuống một bậc

Tâm Thanh | DKN 5 giờ trước 894 lượt xem

Ông Tập Cận Bình được WTO gọi là “Điện hạ” (His Highness) (ảnh phải: Shutterstock, ảnh trái: Chụp màn hình Twitter).

Bởi chẳng phải ông ấy như là hoàng đế của Trung Hoa Đại lục khi làm chủ tịch nước “trọn đời” mà không có nhiệm kỳ hay sao?

Tập Cận Bình được gọi là “người đứng đầu” trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng như là được “xưng Đế”. Trong chương trình hội nghị của Liên Hợp Quốc cách đây vài ngày, ông Tập từng được gọi không phải là “Đức ông” hay “Bệ hạ”, mà là “Điện hạ” tương đương cách gọi với Thái tử. Sau một cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet, trang web chính thức của Liên Hợp Quốc đã đổi cách gọi ông Tập thành “Ngài”, theo Vision Times.

Ngày 21/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 75 đã khai mạc tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Khoảng 170 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo cấp cao chính phủ đã có các bài phát biểu về đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), tham gia chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và các vấn đề quốc tế lớn khác. Vì nguyên nhân dịch bệnh, hội nghị đã đặc biệt bố trí phát hình các bài phát biểu được ghi âm trước của lãnh đạo các quốc gia.

Trang web chính thức của Liên hợp quốc liệt kê các diễn giả và thứ tự các bài phát biểu của họ trong chương trình ngày hôm đó. Đối với người phát biểu, chủ yếu sẽ sử dụng ba loại kính ngữ. Trong đó, nhà vua và hoàng hậu của các quốc gia bảo lưu theo chế độ hoàng thất và chế độ quân chủ sẽ được gọi là “Bệ hạ” (His Majesty), các tước Vương và Thái Tử sẽ được gọi là “Điện hạ” (His Highness). Các nguyên thủ quốc gia như tổng thống, thủ tướng sẽ được gọi là “Các hạ” hay “Ngài” (His Excellency). Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình trong danh sách thứ tự phát biểu thứ 6 lại được gọi là “Điện hạ”.

Chương trình hội nghị này bao gồm các phiên bản ngôn ngữ tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ khác. Ở các ngôn ngữ đó, ông Tập Cận Bình đều được gọi là “Điện hạ”, (殿下; His Highness; Son Altesse; ЕгоВысочество; Su Alteza el).

Nguyên thủ quốc gia Qatar được gọi là Amir, dịch sang tiếng Trung Quốc là “tù trưởng”, nó có ý nghĩa khác với các vị vua và quân vương, nên cũng thường được gọi là “Điện hạ”.

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi Liên Hiệp Quốc gọi ông Tập Cận Bình là “Điện hạ”, Vision Times đặt câu hỏi, không biết là do viết nhầm hay là cố tình “hạ cấp” ông ấy xuống? Bởi ông vốn như Hoàng đế ở Trung Hoa.

Một số cư dân mạng cho rằng “Điện hạ” là tước hiệu danh dự dành cho các hoàng tử, công chúa và vương gia thời xưa, Liên Hợp Quốc gọi ông Tập Cận Bình là “Điện hạ”, có thể là giáng chức ông ấy xuống một bậc, chế nhạo ông ấy không phải là hoàng đế thực sự.

Tuy nhiên, cũng có một số cư dân mạng lại cho rằng, trong hội nghị truyền hình này, trang web chính thức của Liên Hợp Quốc thậm chí còn phong cho Tập Cận Bình một chức danh vượt xa lãnh đạo các nước khác! Ông Tập được gọi là “Điện hạ”, nhưng với Tổng thống Trump và các nhà lãnh đạo khác được gọi là “Các hạ” (Ngài).

Tần Bằng (Qin Peng), một nhà bình luận người Trung Quốc ở Hoa Kỳ nói đùa trên Twitter: Điều này có thể là do Tập Cận Bình hứa sẽ “rải tiền” cho Liên Hợp Quốc và Ban Thư ký Liên Hợp Quốc để cố tình “tâng bốc ông ta”.

Trên trang web pincong (Tân phẩm thông), cư dân mạng đại lục đã “vượt tường lửa” cho biết: “Xong rồi! Đây là sự khuyến khích lên ngôi của LHQ dành cho Chủ tịch Tập? Chủ tịch Tập được cộng đồng quốc tế chống đỡ đến vậy, đề nghị ngay lập tức đổi đồng nhân dân tệ để lập quốc, lên ngôi và chính thức xưng đế, vị hoàng đế miệt vườn được Liên hợp quốc chứng nhận”.

Đến khoảng 8h30 tối ngày 23/9 theo giờ Bắc Kinh, trang web chính thức của Liên Hợp Quốc đã đổi cách xưng hô với ông Tập Cận Bình thành “Ngài” (His Excellency).

Một số cư dân mạng Hồng Kông suy luận rằng, do tài liệu gốc bị lỗi nhưng không được phát hiện, kết quả là tất cả các phiên bản ngôn ngữ khác khi được dịch ra đều gọi sai ông Tập Cận Bình.

Theo Vision Times
Tâm Thanh biên dịch

Related posts