Quản lý dược liệu? – Thiếu chữ hay dư chữ?

Từ Facebook Trịnh Xuân Thuỷ

Chụp màn hình tuoitre.vn

Trích báo Tuổi Trẻ: “Đậu, gừng, tỏi, hạt sen… bỗng dưng bị Bộ Y tế đưa vào nhóm dược liệu và quản lý như kinh doanh thuốc khiến việc xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của hàng ngàn doanh nghiệp bị đảo lộn, thậm chí tạm ngưng.”

Cũng may là có mạng xã hội mới biết chứ nói thật là đã chán từ lâu những thứ liên quan quốc doanh. Bộ Y tế VN có lẽ là bộ có nhiều liên hệ với TQ – quốc gia láng giềng đáng ghét nhưng không thể không nhìn mặt – do có chung ngành đông y và là nguồn cung cấp lẫn thu mua dược liệu đông y cho cả nước. Vậy mà cũng chả học được gì cách quản lý dược liệu đông y của gã láng giềng xấu xa nhưng là trùm về đông y này.

Trước hết cần phân biệt cho rõ: Điểm khác biệt giữa các loại nông sản dùng vào chữa bệnh trong đông y duy nhất là ở khâu chế biến (nghề thuốc gọi là bào chế). Nếu dùng để làm gia vị, chế biến các món ăn để no, để thưởng thức mà không vì mục đích chữa bệnh thì nó là nông sản,, là thực phẩm.  Đối với nhóm dược liệu này thì chỉ  khi dùng làm thuốc chữa bệnh thì nó mới là DƯỢC LIỆU hoặc bào chế thành thuốc chữa bệnh mới là DƯỢC PHẨM. Vì vậy quản lý dược liệu cũng phải khác với quản lý dược phẩm.

Hiểu rõ và đơn giản như vậy thì sẽ thấy ngay loại nào là thực phẩm nông sản, loại nào là nông sản dược liệu. Loại sử dụng cả 2 đang vướng rắc rối từ bộ Y tế thực ra thế giới chứ không riêng TQ quản lý rất đơn giản bằng cách kiểm soát từ đầu vào, cái nào dùng làm dược liệu thì dán nhãn “tiêu chuẩn dược liệu”, còn cái nào dùng làm thực phẩm, gia vị thì vẫn là nông sản bình thường . Ở đầu ra, ai dùng loại để chế biến thực phẩm vào làm dược liệu thì tịch thu, xử phạt,..  như hàng giả, hàng kém chất lượng là xong.

Chỉ là cọng rau, mớ đậu mà cũng không phân biệt được gây khó khăn cho xã hội như vậy, thì không hiểu là vì thiếu chữ hay học nhảm quá nên thừa chữ thành xàm nữa(!) Hèn chi giấy tâm thần ở VN đắt như tôm tươi.

Related posts