Gần 11 triệu dân đã rời khỏi ‘quốc gia tốt nhất’ – Trung Quốc – để đi tìm tự do

An Liên

Ảnh: Reuters

Theo Vision Times, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn tự hào rằng Trung Quốc là quốc gia tốt nhất, an toàn nhất và là quốc gia hứa hẹn nhất trên thế giới. Có vẻ như theo các cuộc thăm dò dư luận ở Triều Tiên hay Trung Quốc, chỉ số hạnh phúc của người dân Trung Quốc thuộc hàng tốt nhất thế giới. Vậy tại sao lại có quá nhiều người rời khỏi Trung Quốc đến thế?

Một báo cáo gần đây chứng minh rằng tuyên truyền của ĐCSTQ là một sự xuyên tạc hoàn toàn sai sự thật. Một câu tục ngữ nói rằng: “Con người chiến đấu để đi lên, trong khi dòng nước luôn chảy xuống”. Bất cứ khi nào có thể, con người đều cố gắng đến những đất nước tự do và hạnh phúc, rời xa những chế độ xấu xa và độc ác.

Tạp chí Văn học Khoa học Xã hội Trung Quốc gần đây đã xuất bản Sách Xanh về Nhân tài Toàn cầu – Báo cáo Thường niên về Di cư Quốc tế Trung Quốc đến năm 2020 , do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa và Viện Nghiên cứu Phát triển của Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam phối hợp nghiên cứu và biên tập, một trường đại học quốc gia ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mặc dù, quan điểm mà cuốn sách trình bày đưa ra rằng những người rời Trung Quốc là một phần của “trao đổi tài năng” – là khá vô lý, nhưng nó dựa trên số liệu thống kê từ Cục Đăng ký Hộ khẩu Bộ Công an và các dữ liệu nhân khẩu học khác.

Thật khó có thể tin được dù bất kể ĐCSTQ quảng bá Trung Quốc như thế nào, vẫn có 10,73 triệu người Trung Quốc rời khỏi đất nước và di cư sang thế giới tự do, khiến nước này có tỷ lệ di cư quốc tế cao thứ ba thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Mexico.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục xấu đi, khi ĐCSTQ đã cố gắng hết sức để hạ bệ Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người di cư Trung Quốc. Năm 2019, ít nhất 2,8 triệu người Trung Quốc đã di cư đến Hoa Kỳ hợp pháp hoặc bất hợp pháp thông qua di cư đầu tư, tị nạn chính trị và di cư tài năng.

Có một điều thú vị là hầu hết những người Trung Quốc di cư đến Hoa Kỳ đều là người giàu có ở Trung Quốc. Những người di cư bao gồm thân nhân của các quan chức ĐCSTQ và những doanh nhân giàu có từ mọi tầng lớp xã hội. Li Xiaoming là người giàu nhất Vân Nam. Gia đình anh không chỉ có thẻ xanh Mỹ trong một thời gian rất dài mà năm 2019, 5 trong số 6 thành viên trong gia đình chính thức nằm trong danh sách nhập quốc tịch Mỹ và tuyên thệ trở thành công dân Mỹ. Một điều thắc mắc nhỏ mà cư dân mạng Trung Quốc đã bình luận về lý do tại sao tất cả những người giàu đều đến Mỹ. Liệu họ có mang theo phần lớn tài sản của Trung Quốc không?

Đó là một điều quan trọng cho thấy những người giàu có ở Trung Quốc bề ngoài ủng hộ sự cai trị của ĐCSTQ, nhưng bên trong tìm mọi cơ hội để thoát khỏi sự chuyên chế và độc tài của ĐCSTQ, tìm tự do ở nước ngoài. Không chỉ những người giàu Trung Quốc mới khao khát đến Mỹ mà sinh viên Trung Quốc cũng thích đến Mỹ, và những người đi du học có lộ trình di cư khá rõ ràng. Vào năm 2019, một phần ba sinh viên quốc tế ở Hoa Kỳ đến từ Trung Quốc, với con số khoảng 336.000 người.

Quốc gia thứ hai được người Trung Quốc di cư lựa chọn được nêu trong Sách Xanh là Nhật Bản. Năm 2019, có tới 784.800 người Trung Quốc di cư đến Nhật Bản. Trong suốt 70 năm, đất nước mà Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc luôn gièm pha là Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, người Trung Quốc lại mong muốn di cư đến Nhật Bản và trở thành công dân Nhật Bản.

Canada là điểm đến thứ ba của người Trung Quốc di cư. Tổng cộng 691.500 người Trung Quốc đã đến Canada qua tất cả các tuyến đường. Hầu hết họ là những người nhập cư đầu tư, và họ mang theo số tiền khổng lồ từ Trung Quốc.

Con số đáng chú ý nhất là có bao nhiêu người Trung Quốc di cư đến Hồng Kông, vào năm 2019 là 2.272.300. Nhiều người Trung Quốc di cư đến Hồng Kông vì tất cả người dân Trung Quốc đều biết rằng ở đó tốt hơn nhiều so với bất kỳ thành phố nào của Trung Quốc.

Vào tháng 10/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố phân loại sáu cơ quan ngôn luận tuyên truyền của ĐCSTQ chịu sự điều chỉnh theo Đạo luật Nhiệm vụ Nước ngoài (22 USC 4301-4316). Nhà xuất bản Văn học Khoa học Xã hội Trung Quốc là một trong sáu cơ quan báo chí được nêu tên. Đây là một cơ sở báo chí do nhà nước Trung Quốc điều hành.

Tại một cuộc họp báo vào ngày 21/10/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết: “Chúng tôi không đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với những gì các cơ sở này có thể xuất bản tại Hoa Kỳ. Chúng tôi chỉ đơn giản muốn bảo đảm rằng người dân Mỹ, những người tiếp nhận thông tin, có thể phân biệt giữa tin tức do báo chí tự do viết và tin tức tuyên truyền do chính Đảng Cộng sản Trung Quốc phát tán. Chúng không giống nhau”.

Related posts