Chuyên gia: Nợ Trung Quốc vượt GDP, giá tăng cao khiến dân ‘lo sốt vó’ hơn cả dịch bệnh

An Liên

Một khách hàng trả tiền mặt tại quầy thịt lợn bên trong chợ ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 15/10/2019 (ảnh: Stringer/Reuters).

Dịch Covid-19 đã lây lan ra thế giới trong năm qua. Bị ảnh hưởng bởi đại dịch, lần đầu tiên sau 18 năm chính phủ ĐCSTQ đã không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào năm ngoái. Cách đây vài ngày, Reuters trích dẫn một số nguồn tin tiết lộ rằng chính quyền ĐCSTQ có thể vẫn không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay vì lo ngại về việc gia tăng rủi ro tài chính đối với các khoản nợ tiềm ẩn trong nước. Các chuyên gia nói rằng nợ của ĐCSTQ vượt quá GDP, và “tiền ít, nợ nhiều” khiến người dân lo lắng về giá cả hơn là lo lắng về dịch bệnh.

Giáo sư Ngô Huệ Lâm, một nhà nghiên cứu đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc ở Đài Loan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Sound of Hope rằng ĐCSTQ sử dụng GDP như một chỉ số để lập kế hoạch kinh tế hàng năm, nhưng mọi người đều nghi ngờ tính xác thực của dữ liệu chính thức của ĐCSTQ. Số liệu báo cáo của các tỉnh, về cơ bản đều có gian lận, ông cho hay. Người ta thường gọi nó là “quan xuất ra số, số xuất ra quan”. Trong quá khứ, ĐCSTQ đã sử dụng các chỉ số GDP làm cốt lõi, lập kế hoạch đầu tư và tiêu dùng xung quanh các chỉ số này. Sau chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, dòng vốn và chuỗi công nghiệp chảy ra khỏi Trung Quốc, kinh tế ngày càng xấu đi, ĐCSTQ “ít tiền, nhiều nợ”. Và rồi một ngày, không còn cách nào để hoạch định.

Giáo sư Ngô Huệ Lâm nói: “Vài năm trước Lý Khắc Cường đã từng đề cập, đừng nhìn vào chỉ số GDP duy nhất. Ngoài ra, dữ liệu tốc độ tăng trưởng GDP mới được công bố cũng đã tụt hậu so với Đài Loan, từ đó làm lu mờ tham vọng của ĐCSTQ trở thành số một thế giới. Bây giờ thế giới bên ngoài không rõ về tình hình của ĐCSTQ, và có lẽ bản thân ĐCSTQ cũng không thể đưa ra ước tính hoặc thậm chí người ước tính của nó cũng không biết thực trạng. Vì vậy, ĐCSTQ chỉ đơn giản là chiến đấu trong bóng tối và tránh đề cập đến các chỉ số GDP”.

Ông Ngô Huệ Lâm cho biết một số chỉ số hiện đang tích hợp GDP cùng với các chỉ số khác để đo lường tình hình kinh tế tổng thể, và một trong những chỉ số quan trọng nhất là sử dụng nợ quốc gia theo tỷ lệ phần trăm GDP để đo lường mức độ khủng hoảng kinh tế của đất nước. Cách đây vài năm, các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu nợ quốc gia chiếm tới 40% GDP thì tình hình đã trở nên rất nguy hiểm rồi. Nếu sử dụng chỉ số này, có thể thấy Trung Quốc đã vượt quá ngưỡng 100%, và đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Sau “kỷ nguyên nợ lớn”, toàn bộ hệ thống kinh tế sẽ sụp đổ.

Ông Ngô Huệ Lâm nói: “Sau ‘kỷ nguyên nợ lớn’, tất nhiên, toàn bộ hệ thống kinh tế sẽ sụp đổ. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không đủ khả năng chi trả? Nhiều cơn bão tài chính trong quá khứ đều do loại nợ này gây ra, vì vậy nó rất nguy hiểm. Tôi đã nói về ‘kỷ nguyên nợ lớn’ trong vài năm trở lại đây, vì vậy, chính phủ muốn tổng hợp lại, không chi thêm tiền, nhưng bây giờ làm ăn “bội thu” thì tình hình Trung Quốc thậm chí còn nguy hiểm hơn. Trên thực tế, chúng ta đã nói từ nhiều năm trước, hay nói cách khác, những người hiểu biết sâu sắc, và cũng có rất nhiều cuốn sách đề cập đến điều này, tất cả đều cho thấy tình trạng hỗn loạn tài chính sẽ trở lại, tâm điểm và trọng tâm đều là ở Trung Quốc, bởi vì tình hình Trung Quốc hiện nay rất nguy hiểm, và nó chính là như thế khi đánh giá thông qua các chỉ số này”.

Theo các nguồn tin được Reuters trích dẫn, chính phủ ĐCS Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đặt mục tiêu lạm phát năm nay ở mức 3%, thấp hơn mục tiêu năm ngoái là 3,5%, nhưng cao hơn mức lạm phát thực tế của năm ngoái là 2,5%. Ông Ngô Huệ Lâm cho biết không ai tin dữ liệu của ĐCSTQ. Người dân cảm thấy tình hình dịch bệnh đang khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, giá cả tăng cao đối với họ còn nghiêm trọng hơn dịch bệnh, và giá cả mới là vấn đề người dân lo lắng nhất. Những năm gần đây, có một số giả thuyết cho rằng giá cả có tăng cũng không quan trọng. Nếu in nhiều tiền hơn và rải tiền ra, mọi người sẽ tiếp tục tiêu dùng, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục sản xuất nhiều thứ hơn nếu họ có tiền và khi có nhiều thứ hơn, giá sẽ không tăng. Đó là một quan điểm sai lầm.

Ông Ngô Huệ Lâm cho biết: “Lượng tiền được in ra là quá nhiều. Trên thực tế, nó không chuyển hóa thành vật chất. Nó cũng sẽ được đầu cơ vào cổ phiếu. Đầu cơ cổ phiếu gắn liền với bất động sản, nên chúng ta thấy giá bất động sản rất cao, nhưng giá bất động sản (ĐCSTQ) không được tính vào chỉ số lạm phát. Vì vậy, bây giờ có vẻ như mọi người đều nói là không có chuyện giá cả tăng như hiện nay. Tỷ lệ tăng giá hiện nay đang ở mức trung bình. Sau khi tất cả được tính bình quân, dường như tất cả chúng đều thấp hơn 2%, điều này là không thể tưởng tượng được. Vì vậy, nhiều quốc gia hiện đang đưa ra một chỉ số về lạm phát, tức là sử dụng 2% làm mốc tham chiếu. Việc in quá nhiều tiền là một điều rất nguy hiểm, nhưng bạn phải sử dụng dữ liệu để lừa mọi người để họ hoài nghi việc này, rằng hiện tại nó không cao đến vậy. Vì vậy bạn có thể in thêm tiền, bạn có in nhiều hơn cũng không ảnh hưởng gì đến giá cả. Điều này thực sự rất tệ theo quan điểm của tôi, tương đương với gian lận.

Bây giờ người dân Trung Quốc đang thực sự lo lắng cho cuộc sống mưu sinh cơm áo gạo tiền của họ. Với giá cả như vậy, điều đó quả thực rất đáng lo ngại, giờ thu nhập đã giảm, giá cả lại tăng thì làm sao họ sống được? Vì dịch bệnh thì sẽ có người chết, tôi không biết mình thoát nạn này không. Nhưng nếu có thể sống sót qua dịch bệnh, thì người ta chẳng phải cần sống từng ngày một sao. Nếu sống từng ngày, giá cả gia tăng, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn, vì vậy điều này thực sự khá quan trọng. Nhưng một số dữ liệu do chính phủ công bố thường hơi khác một chút so với thực tế cuộc sống nói chung. Đối với các quốc gia khác, đã có nghi vấn như vậy rồi, ở Trung Quốc thì càng không cần phải nói, tất nhiên là tình hình nghiêm trọng hơn thực tế”.

Related posts