Chuyên gia phản bác quan điểm về biến thể nCoV của ‘khoa học gia’ Trung Quốc

An Liên

Virus biến thể ngày càng xuất hiện nhiều (Ảnh: Unsplash)

Epochtimes đưa tin, đã có hàng nghìn biến thể của SARS-CoV-2 xuất hiện. Tiến sĩ Cúc Lệ Nhã, một nhà khoa học Pháp gốc Hoa và là một nhà miễn dịch học nổi tiếng thế giới, tin rằng virus càng đột biến sẽ chỉ dẫn đến bệnh càng mạnh, độc tính càng lớn và tỷ lệ tử vong càng cao, chứ không như quan điểm của chuyên gia Trung Quốc.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Anh đăng trên Tạp chí Y khoa Anh ngày 10/3 cho thấy SARS-CoV-2 biến thể B.1.1.7 (biến thể ở Anh) đã lây lan trên toàn thế giới. Ngoài khả năng lây nhiễm cao, khả năng gây tử vong của virus biến thể này cao hơn từ 30% đến 100% so với các loại virus biến thể chính trước đó.

Tiến sĩ Cúc Lệ Nhã nói với Phoenix Satellite TV gần đây rằng, Tạp chí Y khoa Anh đã công bố một cuộc khảo sát trên 110.000 bệnh nhân trong 28 ngày. Sau khi quan sát và so sánh các nhà khoa học nhận thấy B.1.1.7 lây lan với tốc độ cao hơn ở mức 40% đến 70% và tỷ lệ tử vong cao hơn 64% so với chúng virus Vũ Hán thông thường. Từ thực tế và đặc điểm của virus Vũ Hán có thể kết luận, loại virus này càng đột biến thì khả năng lây truyền càng cao, khả năng gây bệnh càng mạnh, độc tính và tỷ lệ tử vong càng lớn.

Về ý kiến “virus đột biến đã tăng khả năng lây nhiễm, nhưng độc tính bị suy yếu và tỷ lệ gây tử vong giảm”, Tiến sĩ Cúc cho rằng quan điểm này có thể sai.

Trương Bách Lễ, viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, giữ quan điểm “virus càng đột biến thì độc tính càng yếu” . “Virus đã biến đổi và khả năng lây nhiễm của nó tăng lên nhưng độc tính của nó đã giảm”. Đây là những gì ông ấy nói tại Vũ Hán sau khi nhận lời tôn vinh của Tập Cận Bình. Nhận xét này ngay lập tức được các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là tiêu chuẩn.

Sự xuất hiện liên tục các chủng đột biến khác của virus Vũ Hán buộc thế giới phải chú ý. Cho tới nay, đã có hàng nghìn biến thể của virus Vũ Hán xuất hiện. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), B.1.1.7 đã xuất hiện ở hơn 50 quốc gia, P.1 (biến thể ở Brazil) đã xuất hiện ở ít nhất 15 quốc gia, và ít nhất 20 quốc gia đã xuất hiện B.1.351 (biến thể Nam Phi).

Hôm 12/3, WHO cũng dự đoán rằng virus Vũ Hán sẽ có nhiều đột biến hơn.

Cựu giám đốc của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC), Tom Frieden, từng nói rằng trong cuộc chiến giữa con người và virus Vũ Hán, loại virus có nguồn gốc Trung Quốc đang chiến thắng. Những biến thế mới của nCoV đang làm tăng khả năng lây nhiễm và giảm hiệu quả của chẩn đoán, liệu pháp kháng thể và vắc-xin.

Do sự đột biến liên tục của virus so với chủng ban đầu, biến thể mới của virus dường như có nhiều khả năng trốn tránh các kháng thể do vắc-xin tạo ra. Hoàng Lập Miên, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Bệnh truyền nhiễm Đài Loan cho biết, trước sự đột biến liên tục của virus Vũ Hán, có thể cần phải phát triển một loại vắc-xin mới để đối phó với nó.

Tuy nhiên, Vương Quân Chí, một viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và là phó trưởng nhóm nghiên cứu và phát triển vắc-xin của nhóm nghiên cứu khoa học, tuyên bố vào ngày 15/3 rằng “biến thể virus không có tác động rõ ràng đối với vắc-xin Trung Quốc”.

ĐCSTQ gần đây đã tiến hành ngoại giao vắc xin trên trường quốc tế, vắc-xin do Trung Quốc sản xuất đã bị cộng đồng quốc tế nghi ngờ do thiếu dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và chưa được cơ quan quản lý của hầu hết các nước phương Tây chấp thuận.

Related posts