GS Chương Thiên Lượng: Trung Quốc đang muốn ‘Tân Cương hóa’ Thượng Hải?

Mạn Vũ

Trung Quốc đang muốn 'Tân Cương hóa' Thượng Hải?

Mô hình ‘nhà tù lớn’ Tân Cương sẽ được áp dụng cho Thượng Hải từ ngày 1/4. Đây gọi là ‘Tân Cương hóa Thượng Hải’, từ đó sẽ nhân rộng ra toàn Trung Quốc. Đó là nhận định của chuyên gia phân tích Mỹ – Trung, Giáo sư Chương Thiên Lượng đăng trên Chính luận thiên hạ ngày 4/4. 

Đài Á Châu tự do đưa tin dẫn nguồn từ cơ quan truyền thông Trung Quốc – Tân Hoa Xã: Từ 1/4, Trung Quốc sẽ áp dụng quy định thu thập thông tin cá nhân bắt buộc của người từ nơi khác đến Thượng Hải. Khi vào thành phố chữa bệnh, du lịch, công tác, hay thăm bạn bè người thân… nếu lưu trú quá 24 giờ thì phải nộp thông tin cá nhân, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền lên đến 5000 NDT (khoảng 17,5 triệu đồng).

Trên thực tế nếu bạn không đăng ký, bạn mang theo điện thoại bên mình, thì họ vẫn có thể định vị bạn. Nói cách khác nếu bạn đến Thượng Hải mà không đăng ký, ĐCSTQ cũng biết rằng bạn đã đi đến đó. Vậy thì tại sao bây giờ mới bắt buộc đăng ký? Việc thu thập thông tin kiểu này là hoàn toàn không cần thiết chăng?

Nhà bình luận các vấn đề thời sự – Giáo sư Chương Thiên Lượng cho rằng, lãnh đạo ĐCSTQ cố tình gây phiền phức cho bạn mục đích là để kiểm soát sự di chuyển, từ đó kiểm soát người dân chặt chẽ hơn nữa. Từ ‘Tân Cương hóa Thượng Hải’ đến ‘Tân Cương hóa toàn quốc’ sẽ là điều không xa. Mô hình ‘nhà tù lớn’ Tân Cương sẽ được nhân rộng ra toàn xã hội Trung Quốc. 

Trong bài phân tích còn đề cập đến những khái niệm và phân tích rất sâu sắc như: Quá trình bản địa hóa một tư tưởng ngoại lai, đặc điểm lớn nhất của Pháp gia là gì và tại sao Pháp gia lại sợ việc lưu động nhân khẩu. Tiếp đó, bài phân tích còn giải thích tại sao tình trạng hiện nay ở Tân Cương lại căng thẳng giống như ‘thùng thuốc nổ’, hay tại sao việc bức hại nhóm người tu luyện Pháp Luân Công lại liên quan đến mỗi người Trung Quốc… 

Giáo sư Chương Thiên Lượng (ảnh: Tổng hợp).

Chủ nghĩa Marx mang màu sắc Trung Quốc: ‘bản địa hoá’ bằng cách kết hợp với Pháp gia

Trong bài phân tích trước, tôi có đề cập đến một vấn đề, một vấn đề rất sâu sắc. Đó là bất kỳ một tư tưởng ngoại lai nào, nếu nó muốn có chỗ đứng ở địa phương nào đó, nó cần làm một việc gọi là ‘bản địa hoá’ (1) tư tưởng này. 

Sau đó tôi có đề cập đến việc bản địa hoá của chủ nghĩa Marx tại Trung Quốc. Kỳ thực nó có sự kết hợp với trường phái Pháp gia trong lịch sử Trung Quốc. Bởi vì cái gọi là nghĩa Marx mang màu sắc Trung Quốc, nó mang màu sắc đậm nét của Pháp gia. Mao Trạch Đông chẳng phải từng nói bản thân là sự kết hợp giữa Marx và Tần Thuỷ Hoàng sao. ĐCSTQ từng tuyên truyền nói nó là chủ nghĩa Marx mang màu sắc Trung Quốc. ‘Về kinh nghiệm và quy luật của quá trình Trung Quốc hoá chủ nghĩa Marx‘, đây là ấn phẩm trên trang Cầu Thị của ĐCSTQ [minh chứng cho vấn đề này].

Cho nên nói, bất kỳ một tư tưởng ngoại lai nào nếu muốn có chỗ đứng, thì phải trải qua quá trình bản địa hoá, là điều ắt phải làm. Do đó Mao Trạch Đông nói ông là sự kết hợp giữa Marx và Tần Thuỷ Hoàng, cũng chính là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Marx và Pháp gia của Trung Quốc. 

Đặc điểm của Pháp gia là hạn chế lưu động nhân khẩu

Như mọi người đã biết, tư tưởng Pháp gia có đặc điểm lớn nhất là ‘hạn chế sự lưu động nhân khẩu’. Thời Chiến Quốc có một giai tầng là ‘sĩ’. Thời nhà Chu có 4 giai tầng quý tộc: Thiên tử, Chư hầu, Đại phu, Sĩ. Sĩ là giai tầng quý tộc thứ tư. Giai tầng này có một đặc điểm chính là tính lưu động. Lưu động chính là đi qua đi lại [giữa các nơi]. Ví như Khổng Tử chu du liệt quốc, Mạnh Tử cũng vậy. Đây là sự lưu động của văn sĩ. Còn võ sĩ, họ cũng lưu động, ví như Mao Toại, những người như thế, họ cũng lưu động. Cho nên Mạnh Thường Quân nuôi 3000 kẻ sĩ, những người này lưu động qua các nước, đây chính là giai tầng ‘sĩ’. 

Văn sĩ và võ sĩ, Pháp gia ghét những người này cực độ. Cho nên Hàn Phi Tử giảng ‘Nho lấy văn loạn pháp, hiệp khách lấy võ phạm điều cấm’. Chính là Nho sinh đi qua lại các nước giống như Khổng Tử, Mạnh Tử – văn sĩ dựa vào tài năng văn chương để làm loạn nền pháp trị; còn hiệp khách – chính là võ sĩ, họ dựa vào võ công để vi phạm lệnh cấm của nhà cầm quyền. ‘Nho lấy văn loạn pháp, hiệp khách lấy võ phạm điều cấm’ chính là có ý nghĩa như vậy. Sau đó Hàn Phi Tử quy hai nhóm người thuộc ‘ngũ độ’, chính là hai trong năm thành phần có hại nhất đối với xã hội. Do đó bạn thấy rằng Pháp gia hạn chế sự lưu động.

‘Tân Cương hóa Thượng Hải’

Chế độ đăng ký hộ khẩu của ĐCSTQ cũng là hạn chế sự lưu động của nhân khẩu. Cho nên bạn sẽ thấy sau khi ĐCSTQ đoạt được chính quyền, việc quản lý hộ khẩu này rất chặt chẽ, từ nơi này sang nơi khác phải có giấy giới thiệu nào đó. Ví như bạn đến nhà thân bằng quyến thuộc, bạn vừa mới đặt hành lý xuống, lập tức thành viên uỷ ban khu phố đến gõ cửa nói ‘nhà vừa có người mới đến phải không? Là người nào vậy?’ Việc quản lý sự di chuyển của nhân khẩu rất chặt chẽ. Đương nhiên sau cải cách mở cửa, ĐCSTQ có chút nới lỏng, nhưng nhìn chung rất nghiêm ngặt. 

Quay lại với việc ‘Tân Cương hoá Thượng Hải’, đây cũng là gia tăng phiền phức cho việc di chuyển nhân khẩu. Có người có thể nghĩ: ‘Ai dà, phiền phức quá. Sau khi đến nơi rồi còn phải đăng ký. Suy nghĩ là đi hay không đi đây? Thôi không đi cho rồi!’. Cảm nhận tổng thể của tôi là xã hội Trung Quốc càng ngày càng bất ổn, ĐCSTQ càng ngày càng thắt chặt việc di chuyển của nhân khẩu. 

Có người cho rằng chẳng phải hiện nay ĐCSTQ có [hệ thống] thiết bị giám sát rất phát triển sao? Đúng vậy. Bạn ở đâu, bạn sẽ bị nhìn thấy ngay lập tức, ĐCSTQ biết bạn ở đâu. Đúng là hệ thống giám sát rất phát triển. Hôm nay tôi có xem dữ liệu nói rằng, số lượng camera giám sát trên toàn Trung Quốc là mấy trăm triệu, khoảng 600 triệu hay 700 triệu gì đó, nghĩa là bình quân cứ hai người là có một camera giám sát. 

Dưới tình huống như vậy, việc ĐCSTQ giám sát bạn, đây chưa phải là một vấn đề. Nhưng nếu một ngày camera giám sát không hoạt động, nhỡ đâu có biến lớn, hệ thống cảnh sát bị hạn chế… vậy phải làm thế nào? Do đó tốt nhất là bảo bạn đừng di chuyển nữa. Tôi cảm thấy ĐCSTQ càng ngày càng mất đi cảm giác an toàn đối với quyền lực và xã hội, cho nên họ càng ngày càng hạn chế việc di chuyển nhân khẩu. 

Thượng Hải có thể là một thí điểm như vậy, bởi vì sự lưu động nhân khẩu ở Thượng Hải rất lớn, ĐCSTQ nghĩ: ‘Tôi đang xem xem việc hạn chế nhân khẩu di chuyển rốt cuộc đạt đến mức độ như thế nào. Nếu kinh nghiệm ở Thượng Hải có thể mở rộng ra toàn quốc, việc hạn chế nhân khẩu di chuyển sẽ dần dần được tăng cường’. Đây là lý do vì sao mọi người đang nói về vấn đề ‘Tân Cương hoá Thượng Hải’, sau đó có thể ‘Tân Cương hoá toàn quốc’, chính là nguyên nhân như vậy. 

Thế thì hiện tại có người sẽ cảm thấy không có chuyện gì đâu, tôi sẽ ít đi xa hơn. Nhưng bạn biết cảm giác khủng hoảng này từng ăn sâu trong lòng ĐCSTQ. Bạn đi ra ngoài, ví như người nông thôn, bạn nói bạn đi đến thị trấn gần đó, nói không chừng việc đó cũng phải hạn chế. Hiện tại ở Tân Cương chính là như thế.

Bản đồ Tân Cương (ảnh: Wikipedia).

‘Thùng thuốc nổ lớn’ Tân Cương

Tôi có xem một bài viết đăng trên internet, đương nhiên nó là thật hay giả tôi có thể phân biệt được, tôi tin bài viết đó là thật. Có người có thể hỏi: ‘Dựa vào điều gì mà ông tin điều đó là thật?’. Kỳ thực người đã từng sống ở Trung Quốc, dựa vào trực giác bạn sẽ biết đó là sự thật. 

Trong bài viết đó miêu tả điều gì? Chính là bầu không khí căng thẳng ở Nam Tân Cương (2). Tình huống hiện tại ở Nam Tân Cương vô cùng căng thẳng, chính là nơi mà người Hán rất nhiều, sau đó mới là người Duy Ngô Nhĩ. Hiện tại mối quan hệ giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ là thù địch và phòng bị lẫn nhau. 

Người đăng bài trên mạng nói rằng, khi đến Nam Tân Cương, anh ta phát hiện tất cả các khách sạn ở đó đều cấm người Duy Ngô Nhĩ, người cư trú [trong khách sạn] đều là người Hán, khách sạn cấm người Duy Ngô Nhĩ lưu trú.

Người Hán và người Duy Ngô Nhĩ không nói chuyện với nhau, chỉ đi đường nhìn nhau, hơn nữa phòng bị và thù hận lẫn nhau. Trong nhà hàng, dao làm bếp cũng có khắc tên. Chuyện một nhà hàng ở Nam Tân Cương không phải phóng đại, không chỉ dao làm bếp có khắc tên, mà con dao đó phải được nối vào một sợi xích, sau đó lấy đầu còn lại của dây xích khoá cố định ở một chỗ. Cũng có nghĩa là khi thái rau trong nhà hàng, thớt của tôi đặt ở đây, sau đó tôi chỉ thái rau ở trong phạm vi này. Dao làm bếp căn bản không thể lấy đi. Anh ta nói cái gọi là chấp hành pháp luật ở Nam Tân Cương chính là, nếu dao làm bếp không được khoá, bạn phải bị phạt, hơn nữa còn phạt rất nặng. 

Vì sao như vậy? Bởi vì họ sợ bạn lấy dao đến nơi khác để thực hiện hành vi bạo lực. Bạn có thể thấy Nam Tân Cương là một thùng thuốc nổ lớn bị ĐCSTQ dùng quân đội hoặc cảnh sát vũ trang để cưỡng chế gây áp lực lên nơi đây. Vì sao mọi người cảm thấy Tân Cương là một nhà tù lớn, nói ở Tân Cương xảy ra nạn diệt chủng, nó thực sự liên quan đến tình huống này, nếu bạn thực sự đến đó bạn sẽ có cảm thụ về sự uy hiếp [và bầu không khí] căng thẳng này.

Cho nên nói Tân Cương hiện tại đang ở tình huống như thế, sau đó sẽ là Thượng Hải, đây gọi là ‘Tân Cương hoá’. Tiếp đến sẽ dần khuếch trương xu thế này ra toàn xã hội.

Đàn áp Pháp Luân Công hôm nay, bạn có thể là nạn nhân ngày mai?

Rất nhiều người nói rằng nó không có quan hệ gì với tôi, Tân Cương thế này thế kia không có quan hệ gì với tôi. Cũng như khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, rất nhiều người cảm thấy ‘không có quan hệ gì đến mình’…

Như mọi người biết, trước năm 2000, có một cơ cấu là Phòng thỉnh nguyện. Tại sao khi đó ĐCSTQ thiết lập một cơ cấu như vậy? Bởi vì nếu là một xã hội pháp trị, bạn không cần Phòng thỉnh nguyện. Nhưng vì Trung Quốc không phải là xã hội pháp trị, đương nhiên hiện tại cũng không phải. Khi đó mọi người biết nó không phải là xã hội pháp trị, nên nếu nhỡ gặp phải bất công ở toà án, xã hội sẽ cung cấp một cơ chế giúp đỡ, chính là chính phủ cung cấp một văn phòng để nhận thư khiếu nại, bạn có thể đến đó để kêu oan. 

Như vậy khi đàn áp Pháp Luân Công, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã dùng cách này để thỉnh nguyện, nói rằng đàn áp Pháp Luân Công là không đúng, nói ai đó ai đó đã gặp bức hại gì. Sau khi rất nhiều người đến đó, ĐCSTQ đã quyết định rằng Pháp Luân Công không được kêu oan. Lúc đó Trung ương phái người ngăn chặn việc khiếu nại. Trước khi đến khiếu nại họ sẽ hỏi: ‘Bạn đến đây để khiếu nại việc gì’, nếu nói: ‘Để kêu oan cho Pháp Luân Công’, họ lập tức bắt bạn đi. Nếu nói: ‘Nhà của tôi bị phá huỷ’, họ nói: ‘Được, bạn có thể vào khiếu nại’. 

Nhưng mọi người nghĩ xem, cách làm này có thể lâu dài không? Nếu là Pháp Luân Công thì bắt đi, không phải Pháp Luân Công thì cho vào. Cuối cùng các quan chức địa phương thấy điều này rất ‘hữu ích’, ai muốn đưa cáo trạng kêu oan cho Pháp Luân Công thì lập tức bắt đi. Cho nên dần dần sẽ là, bạn đến vì bất cứ việc gì cũng không được, chính là ĐCSTQ sẽ lấy kinh nghiệm đàn áp Pháp Luân Công nhân rộng ra toàn quốc. 

Quá khứ cực hình là nhắm vào Pháp Luân Công, bao gồm cả việc thu hoạch nội tạng sống là chủ yếu nhắm vào Pháp Luân Công. Nhưng một khi điều này bắt đầu, người khác đều có thể bị cực hình hoặc trở thành vật hi sinh để lấy nội tạng sống. Hiểu rõ điều này, chúng ta biết rằng nếu chúng ta cho phép quy định này là tồn tại, việc ‘Tân Cương hoá toàn quốc’ là điều không còn nghi ngờ gì nữa. Cũng chính là nói, chính phủ sẽ không nơi nào là không giám sát bạn, chính phủ muốn bạn đi du lịch thì bạn có thể đi, chính phủ không muốn bạn đi, bạn sẽ không thể đi. 

Do đó đây mới là nguyên nhân khiến mọi người thực sự cảm thấy bất thường. 

Chú thích: 

(1) Giáo sư Chương lấy Phật giáo làm ví dụ:

Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, nếu muốn có chỗ đứng thì phải ‘bản địa hoá’. Nếu không cải tạo, (ví như Tôn giáo Ấn Độ giáo hay gọi là Phật giáo Ấn Độ Duy thức tông, Duy thức tông chính là khi đó Pháp sư Huyền Trang mang kinh sách từ Tây Thiên về Trung thổ, đem nguyên sách mà không thay đổi gì) ảnh hưởng của nó ở Trung Quốc rất yếu. Cũng chính là nói nếu như chưa qua bản địa hoá, xác suất tồn tại của nó là rất thấp. 

Nếu bạn muốn truyền rộng Phật giáo ở Trung Quốc, nó phải được bản địa hoá. Ví như Thiền tông là một tôn giáo bản địa hoá rất thành công, bởi vì những thứ trong đó khá giống những điều trong Đạo gia. Thiền tông có thể truyền ở Trung Quốc hàng mấy trăm, hơn một ngàn năm mà không suy yếu.

(2) Chúng ta biết rằng rặng núi Thiên Sơn phân Tân Cương thành hai phần Bắc – Nam. Phần phía bắc Tân Cương là Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi). Thực tế nơi đông dân của Tân Cương là ở phía nam dãy Thiên Sơn. Giữa phần phía nam núi Thiên Sơn, núi Côn Luân tuy rằng có một sa mạc Taklamakan, nhưng men theo đường phía nam của núi Thiên Sơn và đường phía bắc núi Côn Luân, những nơi này có rất nhiều quốc gia trong truyền thống mà chúng ta biết như là nước Quy Từ, nước Vu Thiên… Những quốc gia đó đều ở phía nam Thiên Sơn và phía bắc Côn Luân, chính là ở Nam Tân Cương. Hiện nay Nam Tân Cương có sa mạc lớn, nơi đó còn có dầu mỏ.

Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch

Related posts