‘Nắn gân’ Tesla của Musk, ĐCSTQ sẽ dính ‘hồi mã thương’

Mạn Vũ

'Nắn gân' Tesla của Musk, ĐCSTQ sẽ dính 'hồi mã thương'

“Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức bách Musk, tôi cho rằng rất có thể anh ta sẽ dùng kỹ thuật tối tân hiện đại nhất để ra đòn chí mạng với ĐCSTQ”. 

Đây là nhận định của nhà phân tích các vấn đề thời sự – Giáo sư Chương Thiên Lượng đăng trên Chính luận thiên hạ ngày 25/4.

Dưới góc nhìn của Giáo sư, việc gây rắc rối cho Tesla chỉ là bước diễn tập của ĐCSTQ. Lý do đằng sau việc này chính là ĐCSTQ lo sợ hệ thống Starlink của Musk có thể phá vỡ tường lửa của nước này mà chính quyền dày công xây dựng. 

Vậy thì hệ thống Starlink lợi hại đến đâu và dựa vào điều gì mà Giáo sư Chương lại có nhận định ở trên? Tất cả sẽ có trong bài phân tích dưới đây. 

Sự kiện lùm xùm tại triển lãm xe hơi Thượng Hải

Ngày 19/4, tại triển lãm xe hơi Thượng Hải, có một phụ nữ mặc áo T-shirt có dòng chữ ‘phanh xe bị hỏng’ đứng ở khu triển lãm của Tesla, sau đó bò lên đầu xe Tesla rồi hét to ‘phanh xe bị hỏng’. 

Sau đó, người phụ nữ bị lực lượng an ninh bắt lại nhưng thông tin này sau đó rợp trời dậy đất trên các mặt báo, nói rằng Tesla gặp sự cố hỏng phanh. 

Đương nhiên Tesla phải thanh minh. Sau ba ngày điều tra, đến ngày 22/4, họ đã công bố kết quả lên mạng của họ. 30 phút trước khi tai nạn xảy ra, cô ấy đã đạp phanh 40 lần. Kỳ thực tôi thấy điều này là đáng tin bởi vì cô ấy đi trên đường với tốc độ tối đa cho phép là 80 km/h nhưng chúng ta lái xe ở cao tốc thường hay đạp phanh do khoảng cách xe trước quá gần hoặc là có xe sau vượt lên v.v. Còn nếu là phụ nữ thì họ không rành việc giảm ga thì có thế đạp phanh để giảm tốc độ. Phụ nữ lái xe cẩn thận hơn nên tần số đạp phanh nhiều hơn là điều dễ hiểu. Cho nên trong 30 phút đạp phanh 40 lần theo tôi nhìn nhận là không thành vấn đề. 

Mấu chốt vấn đề nằm ở đâu? Trong 30 phút đạp phanh 40 lần thì không xuất hiện vấn đề xe bị mất phanh. Trước khi va chạm xảy ra, người phụ nữ này đã đạp phanh không đủ lực, cho nên chiếc Tesla đã kích hoạt hệ thống phanh tự động khẩn cấp. Với cơ chế này, chính là trước khi va chạm xảy ra, nếu lực đạp phanh không đủ mạnh, thì hệ thống tự động sẽ kích hoạt phanh tự động để giảm tốc độ của xe. Trong trường hợp của cô gái này là từ 118,5 km/h xuống còn 48,5 km/h, như thế tránh được hậu quả chết người và hư xe. Do đó hệ thống phanh của Tesla không gặp vấn đề, hơn nữa còn cứu cô gái một mạng. 

Tại sao ĐCSTQ nhắm vào Tesla?

Nhưng vấn đề ở đây là tại sao nhắm vào Tesla chứ không phải hãng xe khác? Tôi cho rằng Tesla có hai điểm làm ĐCSTQ khó chịu. 

Thứ nhất là giá Tesla ở Trung Quốc. Giá một chiếc Tesla Model 3 chưa tới 40 nghìn đô-la Mỹ (920 triệu VND). Giá của bạn như vậy khiến các hãng xe trong nước không sống được. Với 40 nghìn đô họ mua xe của Tesla chứ không mua xe hãng khác. Như thế tương đương Tesla đắc tội với tất cả người trong ngành sản xuất xe ở Trung Quốc. Đây là lý do đầu tiên. 

Vấn đề của Tesla không đơn giản vì một số nơi còn có quy định không cho xe Tesla vào bãi đậu xe. Tôi nghĩ họ dựa vào cớ phanh của Tesla không nhạy, nếu bạn vào bãi xe bạn sẽ đâm vào xe khác thì phải làm sao. 

Dự án Starlink: Vạn lý tường lửa của Trung Quốc mất tác dụng

Hiện nay vì sao ĐCSTQ ‘nắn gân’ Tesla? Tôi nghĩ ngoài việc lấy đi bát cơm của người khác, còn có một nguyên nhân quan trọng nữa là liên quan đến ông chủ của Tesla Elon Musk. Vì Musk đang vận hành dự án Starlink. Kế hoạch Starlink hồi tháng 6 năm trước chúng tôi đã nói qua một lần. Năm 2019 cũng đề cập đến một lần. Bởi vì Musk có công ty SpaceX, công ty này muốn phóng 12.000 vệ tinh vào không gian để tạo thành hệ thống vệ tinh. 

Mọi người biết rằng mạng Internet hiện nay truy cập vào cáp quang, cũng có cái là cáp đồng của truyền hình cáp trong quá khứ. Nhưng đối với khu vực xa xôi mà nói, chi phí lắp đặt quá cao, do đó Musk muốn thông qua kế hoạch Starlink này để phủ sóng toàn cầu. 

Hệ thống Starlink sử dụng vệ tinh quỹ đạo thấp. 12.000 vệ tinh bao phủ toàn cầu, thế thì dù bạn ở nơi xa xôi đến đâu, bạn chỉ cần một nơi thoáng đãng một chút là bạn có thể thu được tín hiệu vệ tinh. Tốc độ truy cập có thể đạt được là 1 Gb/giây, khoảng hơn 1000 Mb/giây. 

Vệ tinh của hệ thống Starlink có thể sẽ bay qua Trung Quốc, do đó về lý thuyết, người Trung Quốc cũng có thể truy cập. Một khi họ kết nối thì toàn bộ hạ tầng Internet của Trung Quốc đều bị vượt qua. Điều này nghĩa là nếu trước đây bạn muốn vượt tường lửa phải thông qua VPN, thì hôm nay bạn không cần vượt tường lửa nữa, bạn chỉ cần kết nối với vệ tinh là có thể truy cập được. Vậy thì trên thực tế, chính phủ một số nước có phong toả Internet thì sẽ bị hệ thống Starlink vượt qua. 

Cho nên kỹ thuật này thực sự mang tính cách mạng, nó đã bắt đầu từ đầu năm 2018. Khi ấy Tổng biên tập của Hoàn Cầu thời báo là Hồ Tích Tiến, ông đã phát biểu bình luận của mình trên Weibo: ‘Tường lửa của Trung Quốc sớm muộn gì cũng có một ngày thất bại vì bước nhảy vọt trong công nghệ thông tin. Ví như khi người dùng điện thoại của Trung Quốc có thể kết nối với mạng vệ tinh nước ngoài với giá cả đủ rẻ, hệ thống tường lửa của Trung Quốc sẽ mất đi tác dụng. Trung Quốc cần phải lên kế hoạch trước cho ngày đó. Tôi nghĩ ngày đó sẽ đến sớm thôi’. Đây là Hồ Tích Tiến viết, sau đó bài viết của ông đã bị Weibo xoá. 

ĐCSTQ đã ý thức được kế hoạch Starlink này có thể sẽ khiến hệ thống tường lửa của Trung Quốc sụp đổ. Điều này giống như mỗi người đều có máy bay riêng, bạn muốn đi đâu thì đi nấy, tường có cao đến đâu cũng không ngăn được bạn. 

Cách làm của Musk không chỉ làm ĐCSTQ khó chịu, mà những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu cũng cảm thấy khó chịu, như là Spectrum, Compact, AT&T v.v. 

Những người bảo thủ phải xây dựng hệ thống của mình

Ngày ông Trump rời toà Bạch Ốc 20/1, tôi đã từng nói rằng, những người bảo thủ (giữ gìn truyền thống) phải xây dựng hệ thống cho riêng mình, chính là cơ sở hạ tầng – infrastructure. Có một số thứ xây dựng khá dễ. Giống như truyền thông, server. Bạn mua một server, mua sợi quang và kết nối chúng lại chỉ mất vài tháng. Như chúng ta thấy Vua gối Mỹ – Mike Lindell chẳng phải đã lập mạng xã hội riêng rồi đúng không. Sau đó ông Trump cũng sẽ lập mạng xã hội của riêng ông. Những cái này xây dựng khá nhanh. Tầng này là tầng ứng dụng, còn tầng thấp hơn là tầng vật lý thì xây dựng khó hơn. Nếu xây dựng thì tốn rất nhiều thời gian. Những thứ này giống như thiết lập hệ thống cáp quang dưới biển, xây dựng trạm phát sóng cho điện thoại v.v. Những thứ này tiêu tốn vô số tiền bạc, nếu xây dựng phải mất ít nhất vài năm. 

Do đó những người bảo thủ nói: ‘Chúng tôi đang xây dựng lại hệ thống cáp quang của riêng mình cho Hoa Kỳ, xây dựng những trạm vô tuyến, những thứ như thế’. Kỳ thực đây là khó khăn rất lớn. Bạn có thể xây dựng mạng Internet cho riêng mình, nhưng nếu ai đó thật sự muốn chơi xấu bạn, họ có thể cắt mạng của bạn, cắt cáp quang của bạn. 

Nhưng kế hoạch Starlink của Musk đã vượt qua khỏi giới hạn đó. Cho nên máy chủ của những người phái bảo thủ là nằm trên mặt đất, dựa vào sợi quang, còn hệ thống của Musk là vệ tinh trên trời và luôn trực tuyến. 

Dựa vào tình huống hiện tại, nếu kế hoạch Starlink này của Musk phục vụ người Trung Quốc, ĐCSTQ Trung Quốc sẽ tìm mọi cách gây rắc rối cho Musk. Tesla hiện nay chỉ là bước diễn tập của ĐCSTQ. Vấn đề ở đây là nếu ĐCSTQ thực sự muốn gây phiền phức cho Musk như không cho sản xuất xe điện Tesla ở Thượng Hải, vậy thì Musk sẽ làm gì? Tôi không khẳng định Musk sẽ làm như vậy nhưng tôi dựa vào quan sát của mình, dựa vào tính cách của anh ta, tôi cho rằng Musk rất có thể sẽ phản kháng. Nếu anh gây khó khăn cho tôi, tôi sẽ không chơi với anh, trên cơ bản đây là tâm thái của anh ấy. 

Một nhóm các vệ tinh Starlink nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế (ảnh: Wikipedia).

Musk, tỷ phú dám nghĩ dám làm

Khi Musk 31 tuổi, anh ấy đến Nga. Lúc đó anh ấy lập nên X.com – công ty thanh toán trực tuyến. Sau đó anh ta… bán XM cho Paypal, rồi lấy cổ phần của mình, khoảng 100 triệu đô. Tiếp đó anh chuyển qua lĩnh vực khác, không chơi lĩnh vực này. Bởi vì anh ấy cho rằng anh ấy không muốn tham gia vào lĩnh vực mà người khác đã làm. Nếu anh ấy muốn chơi anh ấy sẽ qua lĩnh vực khác cao cấp hơn, tiên tiến hơn. 

Anh ấy nghĩ gì? Ước mơ của anh ấy là đưa con người lên sao Hoả, thuộc địa hoá sao Hoả và đưa người định cư lên sao Hoả. Vì vậy sau khi kiếm được tiền, anh ấy muốn chế tạo tên lửa, muốn phóng tên lửa lên sao Hoả. Do đó sau khi kiếm được tiền anh ấy đến Nga để mua tên lửa. Anh ấy hỏi người Nga giá bao nhiêu, họ nói: ’10 triệu đô-la. Mỗi lần phóng là 10 triệu đô’. Musk không nói gì cả, lúc đó anh ta chỉ mới 31 tuổi. Người Nga nói: ‘Chàng trai trẻ, anh không có tiền sao?’. Musk trả lời: ‘Giá tên lửa đắt quá’. Sau đó Musk nói thêm: ‘Vậy thì để tôi tự chế tạo tên lửa vậy’. 

Trước Musk, không có bất cứ công ty tư nhân nào chế tạo tên lửa, bởi vì những công ty chế tạo đều là công ty quốc gia. Thế là Musk rời Nga, trên máy bay từ Nga về Mỹ, anh ấy tính toán sơ bộ chi phí chế tạo tên lửa chỉ khoảng 300 nghìn đô. Sau đó anh ta nghĩ, nếu tôi bán tên lửa với giá 1 triệu đô, giá của tôi chỉ bằng 1/10 so với giá người Nga đưa ra, nhưng tôi có thể lời trên doanh thu là 70% (chi phí 300 nghìn đô, bán ra 1 triệu đô, lời 700 nghìn đô). Sau đó Musk thực sự bắt đầu chế tạo. Anh ta thực sự là người dám nghĩ dám làm. Cuối cùng anh cũng chế tạo được tên lửa. Sau khi chế tạo thành công, NASA đã đưa cho Musk một đơn hàng trị giá 1,6 tỷ đô trong một lần, để công ty anh ấy giúp đỡ Cơ quan Hàng không Vũ trụ phóng các vệ tinh. Do đó tôi thấy Musk là người đặc biệt, là người dám nghĩ dám làm.

***

Sau đó trong đợt dịch vừa rồi, bạn có thể thấy ở California có đợt phong toả, Thống đốc California nói không cho anh ta trở lại làm việc. Thế là Musk chuyển đi, không sống ở California nữa mà chuyển đến Texas. Tôi cảm thấy anh ấy là một người rất cởi mở và năng động, là một người có đầu óc rộng mở và không bị trói buộc. Anh ta không muốn, cũng không thể tiếp nhận hạn chế của người khác.

Cho nên bạn nghĩ xem, nếu ĐCSTQ bức bách Musk, tôi cho rằng rất có thể anh ta sẽ dùng kỹ thuật tối tân hiện đại nhất để ra đòn chí mạng với ĐCSTQ. Đây là tôi từ tính cách của anh ấy cộng với quan sát của mình rồi mới đưa ra kết luận. Cho đến tận hôm nay, chưa có ai khuất phục được anh ta, chưa có ai khiến anh phải làm theo ý kiến của người khác. Anh ta sẽ không để tâm đến những gì người thường, đặc biệt là ĐCSTQ, một chế độ độc tài, anh ta càng không để tâm. Tôi cho rằng nếu ĐCSTQ ‘nắn gân’ Tesla, đây có thể là tính toán sai lầm.

Theo Chính luận thiên hạ
Mạn Vũ biên dịch

Related posts