Nguốn gốc sự nở rộ phong trào giải phóng tình dục trên thế giới

Một số người lầm tưởng rằng phong trào giải phóng tình dục nở rộ từ sự tự do của thế giới phương Tây và là tư tưởng cần có của một thế giới tự do. Kỳ thực, sự nở rộ của phong trào này có một nguyên nhân hoàn toàn khác.

Nguốn gốc sự nở rộ phong trào giải phóng tình dục trên thế giới
Phong trào giải phóng tình dục thường bị hiểu lầm là nở rộ đầu tiên tại phương Tây dưới tư tưởng tự do.

Sự phát triển một cách rộng rãi của phong trào giải phóng tình dục nói chung bắt nguồn từ các phong trào cực tả trên thế giới. Điển hình nhất, trong cuốn sách “The Origin of the Family, Private Property, and the State” (Tạm dịch: Nguồn gốc của gia đình, tư hữu và nhà nước), Marx và Engels coi quan hệ hôn nhân là một loại tư hữu. Vì thế, để tiêu diệt tư hữu, tư bản, Marx và Engels đề xuất xóa bỏ gia đình, xóa bỏ hôn nhân, giải phóng tình dục. Để đạt được mục đích đó, Marx và Engels đề xuất:

Điều đó (việc xóa bỏ tư hữu hôn nhân – ND) sẽ xóa bỏ mọi băn khoăn lo lắng về “hậu quả”, thứ đã trở thành nhân tố xã hội quan trọng – cả về đạo đức lẫn kinh tế – cho việc một người phụ nữ có thể trao mình cho người đàn ông mà cô ta yêu. Liệu nỗi lo lắng ấy có đưa tới sự gia tăng các vấn đề quan hệ tình dục không kiểm soát, và có đưa tới việc công chúng ngày càng hạ thấp tiêu chuẩn đối với phẩm giá của phụ nữ không?

Nói cách khác, bên cạnh mong muốn xóa bỏ tư hữu về kinh tế, trên danh nghĩa của cái gọi là tình yêu và giải phóng phụ nữ, Marx và Engels đã đề xuất phá bỏ tư hữu hôn nhân, giải phóng tình dục. Sau này, chính các tư tưởng của Marx và Engels đã tạo nền tảng cho sự ra đời của phong trào giải phóng tình dục. Trong đó, Liên Xô là nơi đầu tiên áp dụng ý tưởng này một cách triệt để.

Liên Xô giải phóng tình dục

Sau khi giành chính quyền, Liên Xô đã lập tức thực hiện chế độ cộng thê trên quy mô lớn. Đảng cộng sản Liên Xô lúc đó được coi là tiên phong trong phong trào “giải phóng tình dục”, lúc đó mới chỉ nhen nhóm ở phương Tây qua các nhóm cực tả nhỏ. Có thể nói Liên Xô chính là nơi đầu tiên khiến phong trào giải phóng tình dục nở rộ.

Năm 1990, tạp chí “Tổ quốc” (Rodina) của Liên Xô, kỳ số 10, từng tiết lộ toàn bộ hiện tượng loạn dục thời kỳ đầu ở Liên Xô. Biểu hiện điển hình của cuộc cách mạng về tình dục chính là cuộc sống đời tư của giới lãnh đạo như Trotsky, Bukharin, Antonov, Kollontai… Bản thân trong tờ tạp chí này có nói rằng, cuộc sống tình dục của giới lãnh đạo vô cùng tùy tiện.

Năm 1904, Lenin từng viết:

“Dâm dục có thể khiến năng lượng tinh thần được giải phóng – không phải vì những giá trị gia đình dối trá – mà để cho chủ nghĩa xã hội tiến đến thắng lợi, phải ném cục máu này đi”.

(“Великая октябрьская сексуальная революция”
Cách mạng Tình dục Tháng 10, Melnichenko, Alexander, 2017)

Trong ba lần hội nghị đại hội đảng Dân chủ xã hội Nga, Leon Trotsky đã đề xuất rằng sau khi Bolshevik giành thắng lợi sẽ phải đặt định ra nguyên tắc trong quan hệ nam nữ. Lý luận của Marx yêu cầu phải tiêu hủy gia đình, quá độ đến thời kỳ tự do về tình dục.

Năm 1911, Trotsky viết thư cho Lenin rằng: “Không còn nghi ngờ gì nữa, sự áp bức về tình dục là thủ đoạn chủ yếu của những kẻ nô dịch. Một khi còn áp bức thì không thể có sự tự do thực sự. Gia đình giống như thành phần cấu thành của giai cấp tư sản, cần phải khiến nó hoàn toàn mất đi”. Lenin trả lời: “Không chỉ là gia đình. Bất cứ sự cấm đoán nào về quan hệ tình dục đều phải bị xóa bỏ… Chúng ta có thể học từ phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử [ở Anh]: kể cả việc cấm quan hệ đồng tính cũng phải bỏ”. (Cách mạng Tình dục Tháng 10, sđd)

Sau khi Bolshevik giành chính quyền, ngày 19/12/1917, trong tuyên bố “Điều lệnh của Lenin” đã bao gồm những nội dung về “xóa bỏ hôn nhân”, “xóa bỏ tội đồng tính luyến ái”…

“Đừng là con buôn của giai cấp tư sản”

Lúc đó ở Liên Xô có một khẩu hiệu vô cùng điên cuồng: “Đả đảo liêm sỉ!” (Down with shame!). Để nhanh chóng đào tạo nên “những con người mới”, Liên Xô đã cổ động người dân xuống đường trần truồng dạo chơi. Họ dạo chơi khắp nơi trần truồng, điên cuồng kêu gào: “Đả đảo liêm sỉ!”“Liêm sỉ là giai cấp tư sản trong quá khứ của người dân Xô-viết”. (Cách mạng Tình dục Tháng 10, sđd)

Ngày 19/12/1918, ngày kỷ niệm ban hành luật “xóa bỏ hôn nhân” ở Petrograd, các nhóm người đồng tính nữ tổ chức hoạt động chúc mừng. Trotsky trong cuốn hồi ký của mình đã chứng thực sự việc này. Ông nói, tin tức về hoạt động diễu hành của những người đồng tính nữ khiến Lenin rất vui mừng. Lenin còn khuyến khích nhiều người trần truồng xuống đường hơn: “Hãy tiếp tục nỗ lực, các đồng chí.”

Năm 1923, cuốn tiểu thuyết “Tình yêu giữa ba thế hệ” của Liên Xô đã khiến khái niệm “chủ nghĩa cốc nước” được lan truyền nhanh chóng. Tác giả cuốn tiểu thuyết là một Ủy viên nhân dân phúc lợi xã hội (tức bộ trưởng) Alexandra Kollontai. Bà ta là một chiến sĩ của phong trào “giải phóng phụ nữ”. “Chủ nghĩa cốc nước” mà cuốn tiểu thuyết ca ngợi, thực chất là một từ thay thế cho “giải phóng tình dục”: trong xã hội Liên Xô, nhu cầu thỏa mãn tình dục cũng đơn giản và bình thường giống như uống một cốc nước, bất kể là với ai. “Chủ nghĩa cốc nước” đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân, đặc biệt là trong giới thanh niên, học sinh. Quảng cáo cho một vở diễn vào những năm 1920 tại Liên Xô. Trong đó viết: “Bất cứ một người đàn ông cộng sản nào cũng có thể và phải thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình.”

Quảng cáo cho một vở diễn vào những năm 1920 tại Liên Xô. Trong đó viết: “Bất cứ một người đàn ông cộng sản nào cũng có thể và phải thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình.”

Ở Liên Xô lúc đó, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân xuất hiện rộng rãi, quan hệ tình dục trong giới trẻ đã trở nên công khai. “Hiện nay quan niệm đạo đức của giới trẻ chúng ta nên là như vậy”, Smidovichsky viết trên báo Pravda vào ngày 21/3/1925,“Mỗi đoàn viên thanh niên Liên Xô, bao gồm cả trẻ vị thành niên và học sinh là công nhân, nông dân trong các trường học bổ túc Rabfak đều có quyền được thỏa mãn về tình dục. Quan niệm này nên trở thành một tín điều của chúng ta. Tiết chế dục vọng là quan niệm của giai cấp tư sản. Nếu có chàng trai nào đó để ý đến một cô gái, dù cô ta là sinh viên, nữ công nhân hoặc nữ sinh trong các trường bổ túc, thì cô ấy nên đáp ứng mọi đòi hỏi của chàng trai đã lựa chọn mình, nếu không cô ấy chính là ‘con buôn’ của giai cấp tư sản…” (Trích từ bài viết: Эрос революции: “Комсомолка, не будь мещанкой – помоги мужчине снять напряжение!” – Tạm dịch: Cách mạng tình dục: Đừng là con buôn, hãy giúp đàn ông xả stress!)

Phong trào “gia đình Thụy Điển”

Trong thời kỳ giải phóng tình dục ở Liên Xô còn xuất hiện hiện tượng “gia đình Thụy Điển”, đây là hiện tượng rất nhiều người không phân biệt nam nữ cùng chung sống với nhau, thông thường do 10-12 người tình nguyện tập hợp thành một nhóm. Mặc dù gọi là “gia đình Thụy Điển” nhưng không có liên quan gì với người Thụy Điển, hoàn toàn là người Liên Xô. Hiện tượng này đã tạo điều kiện cho việc loạn giao và tình dục bừa bãi, làm đảo lộn luân lý, tan nát gia đình, khiến đồng tính luyến ái và các bệnh về tình dục gia  tăng.

. Phụ nữ Liên Xô diễu hành trong một sự kiện thể thao tại Quảng trường Đỏ, Moscow 1932. Họ đều không mặc đồ lót.

Phong trào “gia đình Thụy Điển” nở rộ khắp Liên Xô. Hiện tượng này được coi là “quốc hữu hóa”, “giải phóng phụ nữ”. Sau khi chiếm đóng Yekaterinburg, vào tháng 3 năm 1918, Liên Xô đã công bố một pháp lệnh, quy định phụ nữ từ 16 đến 25 tuổi đều phải “xã hội hóa”. Pháp lệnh này do Ủy viên bộ nội vụ đề xướng và thi hành mệnh lệnh. Ngay lúc đó có 10 cô gái đã bị “xã hội hóa”. (“The Revolution of the Sexes” – Tạm dịch: Cách mạng tình dục, còn có tên “The Secret Mission of Clara Zetkin” – Tạm dịch: Nhiệm vụ bí mật của Clara Zetkin, Chương 7, Olga Greig.)

Xã hội Liên Xô sau đó đã xuất hiện các phong trào ly hôn trên quy mô lớn. Trong cuốn sách “Takedown: From Communists to Progressives, How the Left Has Sabotaged Family and Marriage” (Tạm dịch: Hé lộ: Từ cộng sản đến chủ nghĩa tiến bộ, phái tả đã phá hoại gia đình và hôn nhân của chúng ta như thế nào), Paul Kengor đã viết: “Tỷ lệ ly hôn tăng nhanh như tên lửa, thật hiếm thấy trong lịch sử nhân loại. Trong thời gian ngắn ngủi, gần như mọi người dân ở Moscow đều ly hôn”. Năm 1926, tờ The Atlantic của Mỹ đã đăng một bài báo có tiêu đề “Người Liên Xô phấn đấu tiêu hủy hôn nhân”, tiết lộ về tình hình đáng kinh ngạc ở Liên Xô lúc đó.

*

Đến gần cuối thế kỷ 20, một điều bất ngờ xảy ra: Liên Xô đột nhiên thắt chặt chính sách về tình dục. Lenin khi nói chuyện với nhà hoạt động phụ nữ Clara Zetkin đã quay ra lên án mạnh mẽ “chủ nghĩa cốc nước”, coi nó “phản chủ nghĩa Marx”, “phản xã hội”. Thực chất nguyên nhân là vì giải phóng tình dục đã gây ra những hậu quả to lớn: trẻ sơ sinh không ai quan tâm nuôi dưỡng, việc giải thể gia đình dẫn đến sự tan rã của xã hội, bệnh tật tình dục lan tràn, năng suất lao động giảm, v.v.. Giải phóng tình dục đã gây ra hậu quả nặng nề cho kinh tế và xã hội của Liên Xô. Về chủ đề giải phóng tình dục này, trong những tuyên bố của Marx và Engels thường xuyên xuất hiện những từ ngữ như “tự do”, “giải phóng”, “yêu thương” nhưng dường như kết quả thì trái lại.

Thực chất, nguồn gốc của tư tưởng giải phóng tình dục và giải phóng phụ nữ này còn sâu xa hơn, nó đã manh nha vào thời Công xã Paris, bắt nguồn từ Robert Owen – Người đề xướng việc cộng thê (dùng chung vợ); và Charles Fourier – Cha đẻ của thuật ngữ “féminisme” (thuật ngữ mà sau này được sử dụng rộng rãi để mô tả phong trào đòi quyền lợi cho phụ nữ). Những người này đều góp phần hình thành nên các luồng tư tưởng cực tả tiếp sau đó mà điển hình chính là sự nở rộ của phong trào giải phóng tình dục sau này.

Nguyễn Vĩnh tổng hợp / Trithuctre

Related posts