Trung Quốc lên đề cương xây dựng ‘nhà nước pháp trị’, người dân tố cáo là ‘lời nói dối’

Phụng Minh

Mới đây, Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa ra lộ trình xây dựng chính phủ pháp trị trong vòng 5 năm tới, hiện tại ĐCSTQ đã hoàn toàn trấn áp các không gian từ trên mạng ra ngoài cuộc sống và toàn bộ xã hội gần như ngột ngạt. Cư dân mạng trên mạng xã hội Đại lục đã tố cáo đó là một lời nói dối, trang tờ Epoch Times.

Vào ngày 12/8, Tân Hoa Xã và các phương tiện truyền thông lớn khác của ĐCSTQ đã đăng một tin được gọi là bom tấn trên Weibo: Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành “Đề cương thực hiện xây dựng Chính phủ pháp trị (2021 -2025)”, tuyên bố thành lập chính phủ pháp quyền trong 5 năm tới. Mục tiêu tổng thể và lộ trình xây dựng, đến năm 2025, các hành động của chính phủ phải được tích hợp hoàn toàn vào đường lối pháp trị.

“Đề cương” cũng tuyên bố rằng các nỗ lực được thực hiện để đạt được sự cải thiện chung về mức độ thực thi pháp luật hành chính và khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp đã được nâng cao đáng kể. Nó thậm chí còn tuyên bố rằng những nỗ lực được thực hiện để làm cho người dân thấy “sự sạch sẽ và liêm chính” trong mọi hành động và quyết định của cơ quan thực thi pháp luật. Luôn luôn “công bằng và dựa trên công lý”.

Hiện nay, chính quyền Trung Quốc vẫn đang kiểm soát chặt chẽ các phát biểu trên mạng. Ngôn luận của người dùng mạng có thể bị dập tắt bằng các phương tiện khác nhau như giam giữ hành chính bởi cảnh sát và cảnh báo cho bất kỳ vấn đề nào chính quyền thấy nhạy cảm. Tuy nhiên, thông báo mới này trên Weibo được lan truyền bởi các phương tiện truyền thông như Tân Hoa Xã đã làm dấy lên phản ứng dữ dội từ nhiều cư dân mạng, và nó hiếm khi được công khai.

Một số cư dân mạng thẳng thừng cho rằng đó là “lời nói dối”.

Một số cư dân mạng còn cho rằng: “Chính quyền cơ sở hành động vì lợi ích cá nhân, tìm quyền lực để trục lợi, bảo vệ cán bộ khỏi cán bộ, người dân không có cách nào để phàn nàn. Họ biết rằng quyền lực không được giám sát, vậy còn muốn công bằng thì công bằng kiểu gì? Gần 250 người đã thích bình luận này.

Một số cư dân mạng chế giễu: “Có một vấn đề mà tôi không hiểu. Để thúc đẩy xây dựng chính phủ pháp trị, không phải chính phủ hiện tại đang là chính phủ pháp trị sao?”.

Thậm chí, một số cư dân mạng còn cho rằng: “Khi nào thì tài sản của các ông được công khai, lúc đó chúng tôi mới thấy là các ông đang quyết tâm”.

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi: “Một giáo viên đã bị giam 15 ngày chỉ vì phát biểu liên quan đến dịch bệnh? Các ông có thể giải thích được không?”.

Ông Trần, người lo ngại về những đau khổ của người dân ở Hồ Bắc, Trung Quốc, đã nói với phóng viên báo tiếng Hoa hải ngoại hôm 13/8 rằng giáo viên bị bắt giữ chỉ là một trong nhiều trường hợp. Ông Trần nói rằng không ai có thể tin rằng ĐCSTQ xây dựng một chính phủ theo pháp trị. Ông nói: “Cũng giống như hiến pháp của Trung Quốc, nó được viết rất hay và hữu ích, nhưng họ không thực hiện theo nó. Nếu không làm theo được thì chỉ làm mất uy tín của hiến pháp. Những gì họ nói chỉ là những gì họ nói thôi”.

Ông Trần nói tiếp: “Cán bộ cấp dưới là công cụ của cán bộ cấp trung, cán bộ cấp trung là công cụ của cán bộ cấp cao. Còn dân chúng là để họ thu hoạch, nhiều người dân không thể phản kháng được. Xã hội này sẽ ra sao, không biết sẽ ra hình dáng gì nữa. Tôi không biết nó sẽ như thế nào. Đất nước bị khuất phục, tôi không thể tưởng tượng nữa”.

Một nhà bất đồng chính kiến ​​ở Bắc Kinh, ông Lý, nói với phóng viên vào ngày 13 tháng 8 rằng các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề cập đến vấn đề này hai lần trước đây, khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm quyền, các ông cũng đề cập đến việc thành lập chính phủ dưới chế độ pháp trị nhưng sau này không đề cập tới nữa. Sau này Ngô Bang Quốc đề cập đến hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được hình thành, và bước tiếp theo là thực hiện nó.

Ông nói rằng ĐCSTQ đã sử dụng quyền lực tư pháp để đánh vào những tiếng nói khác nhau. Ông cũng lo lắng bày tỏ: “Nếu xu hướng này phát triển, Trung Quốc sẽ trở thành Triều Tiên trong tương lai. Cái đà này thật khủng khiếp”.

Điều 35 của Hiến pháp Trung Quốc: Công dân có quyền tự do ngôn luận, quyền tiến hành các cuộc biểu tình, tự do lập hội và xuất bản. Nhưng họ sẽ không thực hiện nổi việc đó. Cái gọi là chính phủ pháp trị là để người dân ngoan ngoãn và không được phép bàn tán, động đậy gì, ông Lý nhấn mạnh.

Ông Lý cho rằng, “bọn họi ở ngoài miệng thì nói là vì nhân dân, nhưng thực ra là bọn họ luôn ở trên người dân. Nói ngàn vạn điều, muốn có một chính phủ pháp quyền thì trước hết phải thực hiện được Điều 35 của Hiến pháp, nếu không sẽ không có pháp trị. Quyền lực công ngày càng trở nên vô nguyên tắc”.

Văn kiện của ĐCSTQ không chỉ không được ai tin ở đại lục mà còn không ai ở nước ngoài tin tưởng. Báo chí nước ngoài về cơ bản tập trung vào tài liệu này như là tài liệu chính thức đầu tiên sau Hội nghị Bắc Đới Hà. Đây cũng là phương hướng cho Đại hội toàn quốc lần thứ 20 vào năm sau của ĐCSTQ, và nhiều chuyên gia cho rằng nó thuyết minh cho việc ông Tập sẽ được tái nhiệm 5 năm nữa.

Related posts