Ai sẽ kế nhiệm vai trò “vú nuôi” cho Afghanistan sau khi Mỹ rút quân?

Hà Thanh Liên 

Người Afghanistan chạy đến biên giới Pakistan

Vì quân đội Mỹ mới rút khỏi Afghanistan, nên đương nhiên trong thời gian ngắn sẽ không thể trở lại. Trước mắt, những nước xung quanh đã tung hoành với Mỹ và các nước phương Tây hơn 20 năm qua, cũng như cộng đồng quốc tế phải đối mặt với hai vấn đề: thứ nhất là chuyện công nhận chính quyền Taliban, thứ hai là nước nào sẽ tiếp quản làm “vú nuôi” (hỗ trợ kinh tế chính) cho Afghanistan.

Chúng ta biết, cơ cấu kinh tế của khu vực Afghanistan này không thay đổi trong nhiều thế kỷ, nhưng dân số thì đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua: dân số Afghanistan năm 2001 khi quân đội Mỹ tiến vào là 21,61 triệu người, và năm 2020 là 38,928 triệu người. Nguồn lực bản địa hiện không đủ sức nuôi dưỡng lượng lớn dân số như vậy, và tất cả phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ (USD). Ngay cả khi Mỹ và các nước phương Tây khác tích cực tiếp nhận tới 1 triệu người tị nạn thì áp lực dân số của đất nước đó vẫn hiện hữu.

Nước lớn nào sẽ đi đầu công nhận chế độ Taliban?

Theo tình hình hiện tại, sự công nhận cuối cùng của cộng đồng quốc tế đối với chế độ Taliban dường như không có vấn đề gì, và chắc chắn Liên Hiệp Quốc cũng chấp nhận nước thành viên Afghanistan dưới quyền của Taliban. Điều duy nhất còn lại đáng chú ý là nước lớn nào sẽ đi đầu công nhận chế độ Taliban?

Xu thế phổ biến của cộng đồng quốc tế cho rằng “nước đầu tiên” đó là Trung Quốc, và kết quả là biểu hiện của Chính phủ Trung Quốc phù hợp với dự tính đó. Vào ngày 16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng “tình hình ở Afghanistan đã có những thay đổi lớn và Trung Quốc tôn trọng mong muốn và lựa chọn của người dân Afghanistan”; ngày 19/8, người phát ngôn Suhail Shaheen của Taliban trả lời phỏng vấn của Mạng Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN) rằng Taliban có mối quan hệ rất tốt với Trung Quốc, và hy vọng rằng Trung Quốc có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng Afghanistan trong tương lai. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trước đó, thủ lĩnh Taliban tuyên bố sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để làm những việc gây nguy hiểm cho Trung Quốc. Những màn diễn dường như đã có phối hợp ngầm từ trước này cho thấy Trung Quốc sẽ là “nước đầu tiên thừa nhận” chính quyền Taliban.

Nhưng Chính phủ Pháp không cho phép để Trung Quốc tự phô diễn. Ngày 18/8, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đặt ra 5 điều kiện tiên quyết để chế độ Taliban được quốc tế công nhận, theo thứ tự:

(1) Taliban cho phép những người Afghanistan muốn rời khỏi đất nước vì sợ hãi được rời đi; 

(2) Taliban phải đảm bảo cụ thể rằng khủng bố sẽ không tìm nơi ẩn náu ở Afghanistan;

 (3) Taliban phải cho phép viện trợ nhân đạo tiếp cận lãnh thổ Afghanistan; 

(4) Taliban phải tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền của phụ nữ; Taliban tuyên bố sẽ tôn trọng nhân quyền, họ phải thực hiện; 

(5) Taliban phải thành lập một chính phủ chuyển tiếp.

Đối với Taliban, 5 điều kiện này là những tiêu chuẩn mà Taliban có thể dễ dàng đáp ứng:

(1) Hiện nay những người Afghanistan đã xin được thị thực nước ngoài lần lượt rời đi, dù có một số người bị cản trở nhưng ít hơn nhiều so với những người rời đi; 

(2) Taliban chưa bao giờ thừa nhận rằng họ là khủng bố, và chắc chắn sẽ không tìm nơi trú ẩn cho khủng bố; 

(3) Thời điểm này Taliban đang cần nhiều hỗ trợ nhân đạo, cho nên Pháp nêu quan điểm này như thể quá vừa ý Taliban; 

(4) Khi Taliban đưa ra tuyên bố công khai đầu tiên vào ngày 18/8, họ cam kết hoạt động vì hòa bình và tôn trọng quyền của phụ nữ trong khuôn khổ cho phép của đạo Hồi (sự thật cho thấy thế giới tôn trọng đạo Hồi); 

(5) Taliban đang thành lập chính phủ.

Trước vấn đề này, điều đáng chú ý duy nhất còn lại là liệu Trung Quốc hay Pháp sẽ trở thành “nước thừa nhận đầu tiên”? – Tất nhiên, các nước cũng có thể giao tiếp ngoại giao và đồng thời công nhận, để không trở thành mục tiêu của dư luận quốc tế. Chỉ cần một trong hai nước đi đầu trong việc nêu gương thì hầu hết các nước sẽ làm theo. Trang Daily Express của Anh dẫn ý kiến nhà phân tích rủi ro chính trị người Mỹ Anders Corr cho rằng chiến thắng của Taliban chỉ là vấn đề thời gian, các nước phương Tây mà đi đầu là Anh và Mỹ có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đàm phán với kẻ thù của họ. Cole cũng dự đoán rằng hiệu ứng domino giữa các nước sẽ hình thành một khi một hoặc hai nhà lãnh đạo toàn cầu công nhận Taliban là thủ lĩnh hợp pháp của Afghanistan.

Nguồn lực Afghanistan hiện không thể nuôi sống 40 triệu người
Sau khi chế độ Taliban sụp đổ vào năm 2001, nền kinh tế của Afghanistan đã được cải thiện rất nhiều. Điều này chủ yếu là do viện trợ quốc tế hơn 2 tỷ USD đã cho phép sản xuất nông nghiệp của nước này dần trở lại và cơ chế thị trường được thiết lập lại. Cơ cấu kinh tế của Afghanistan hầu như không thay đổi trong hàng trăm năm qua, theo đó nông nghiệp và chăn nuôi vẫn là trụ cột của nền kinh tế. Dân số nông nghiệp và chăn nuôi chiếm gần 70% tổng dân số cả nước, trong khi diện tích đất canh tác chỉ còn dưới 10 % tổng diện tích đất của cả nước. Trong bối cảnh thúc đẩy hoạt động kinh tế bất hợp pháp với thuốc phiện là trụ cột số một, biến Afghanistan là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. Liên Hiệp Quốc ước tính vào đỉnh điểm năm 2017, chỉ riêng doanh thu của những người trồng cây thuốc phiện đã đạt 1,4 tỷ USD, tương đương 7% GDP trong năm đó.

Nhưng có một điều cần chỉ ra: Quân đội Mỹ đã chi tổng cộng 2,2 nghìn tỷ USD để vào Afghanistan, khoản đầu tư khổng lồ như vậy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhỏ giọt đến sinh kế của Afghanistan, trong đó phải kể là dân số Afghanistan đã tăng gần gấp đôi trong 20 năm. Nhưng Afghanistan ngày nay dựa vào kinh tế truyền thống và thuốc phiện thì rất khó có thể nuôi sống gần 40 triệu người.

Sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi Afghanistan thì nước này sẽ gặp khó khăn về kinh tế vì nguồn tài chính từ Mỹ sẽ không còn. Trong bối cảnh này, cộng đồng quốc tế có xu thế hiểu rằng Trung Quốc sẽ đóng vai trò là “vú nuôi tiếp quản”.

Trung Quốc hiện đang khoa mẽ như vậy, và thực tế hợp tác với Taliban đã từ lâu và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong tương lai. Tuy nhiên, điều này rất khác so với bên nâng đỡ vô điều kiện như Mỹ. Bởi vì chính sách Trung Đông của Trung Quốc về cơ bản là tăng cường hợp tác kinh tế: do nguồn nhập khẩu năng lượng lớn nhất của Trung Quốc là Trung Đông, các cuộc xung đột diễn ra liên miên trong khu vực có thể gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc phải duy trì chính sách đối ngoại “đầu tư không can thiệp và không kèm điều kiện”, bao gồm không can thiệp vào các cuộc xung đột và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, quan điểm chính là duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai bên xung đột.

Ngày 18/8 khi trả lời câu hỏi của phóng viên về Taliban, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Triệu Lập Kiên cho biết, Trung Quốc mong Taliban và các phe phái khác nhau ở Afghanistan “thiết lập một chính quyền cởi mở và bao dung thông qua đối thoại và tham vấn, thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại ôn hòa và ổn định, bảo vệ an toàn thực sự cho các tổ chức và nhân viên nước ngoài ở Afghanistan”; và rằng Trung Quốc mong đợi Taliban sẽ “kiên quyết trấn áp tất cả các loại lực lượng khủng bố, bao gồm cả “Phong trào Đông-Iran”, đồng thời nghiêm túc thực hiện cam kết không cho phép bất kỳ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để đe dọa an ninh”.

Triệu Lập Kiên thực sự đã ngả con bài trọng điểm hợp tác giữa Trung Quốc và Taliban, cho thấy không phải là Trung Quốc có bất kỳ lợi ích kinh tế đáng kể nào ở Afghanistan. Mặc dù vị trí địa lý của Afghanistan khiến nước này có tầm nhìn trở thành trung tâm giao thông giữa Pakistan và các nước Trung Á khác, nhưng tình hình chính trị hỗn loạn đã khiến lợi thế này không còn. Bắc Kinh luôn coi Afghanistan là nguy cơ an ninh, Trung Quốc và Afghanistan cũng có chia rẽ trong vấn đề con đường nối Hành lang Wakhan ở Afghanistan và Tân Cương ở Trung Quốc. So với lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Afghanistan thì lợi ích ở toàn bộ khu vực Trung Á quan trọng hơn.

Taliban đã tuyên bố rằng “sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ lực lượng nào sử dụng lãnh thổ của Afghanistan để làm những điều gây nguy hiểm cho Trung Quốc”, nhưng Trung Quốc đã tích lũy nhiều năm kinh nghiệm ngoại giao ở Trung Á và hiểu những rằng lời hứa của các đối tác “thân thiện” này là hoàn toàn về mặt tiền bạc. Pakistan được biết đến như một đồng minh khó ưa của Trung Quốc, nhiều năm qua hợp tác với Trung Quốc về chống khủng bố thực ra là “thủ đoạn”. Trong các biện pháp mà Pakistan “phát triển nền kinh tế” có tìm kiếm viện trợ nước ngoài. Các bộ tộc ở những khu vực nghèo đói tạo cơ sở cho các hoạt động của al-Qaeda, trong khi Chính phủ Pakistan yêu cầu nước ngoài hỗ trợ với danh nghĩa hỗ trợ “chống khủng bố”. Năm 2001, Mỹ đã viện trợ 20 tỷ USD để chống khủng bố; từ năm 2010 – 2014, Mỹ lại viện trợ thêm 7,5 tỷ USD. Trong giai đoạn này, quan hệ Mỹ-Pakistan đã đi vào trạng thái căng thẳng do Mỹ liên tiếp tấn công tên lửa vào lực lượng vũ trang Hồi giáo gần biên giới Afghanistan ở Pakistan. Đến năm 2011 hai nước gần như trở mặt chống lại nhau sau vụ việc lực lượng đặc biệt của Mỹ tấn công Bin Laden trong một cuộc tấn công bất ngờ. Trong hoàn cảnh đó, Pakistan đã chuyển hướng sang Trung Quốc như một nhà cung cấp “viện trợ nước ngoài” quan trọng khác.

Từ lâu Taliban đã học hỏi mô hình “chiêu trò khủng bố” của Pakistan. Khi Taliban lên nắm quyền cách đây hơn 20 năm, họ cũng đưa ra những cam kết tương tự.

Trong quá trình đàm phán với Taliban, lợi thế của Trung Quốc là chỉ trong một thời gian ngắn sẽ trở thành nguồn kinh tế quan trọng duy nhất cho chế độ Taliban. Nhưng Trung Quốc cũng biết rất rõ Afghanistan được mệnh danh là “nghĩa địa của đế quốc”, không xa xôi từ sau Thế chiến thứ Hai đã có hàng loạt cường quốc như Anh, Liên Xô cũ, và Mỹ đã bị vùi vào cát bụi ở đó. Nhà cầm quyền Trung Quốc không thể cuồng vọng tự cho giỏi hơn các nước đó. Dựa trên điều này, tôi đánh giá rằng Trung Quốc sẽ “hợp tác hữu nghị” với Taliban vì mối quan hệ chống “Phong trào Đông Iraq”, nhưng sẽ không bao giờ đặt cả hai chân vào “nghĩa địa của đế quốc” này.

Hà Thanh Liên

Related posts