Sao có dấu trong Việt ? – Tamar Lê

Bài này viết về dấu trong tiếng Việt trên phương diện âm học (phonology).  Tiếng Việt có những dấu sau đây: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, như trong thí dụ: mà, má, mạ, mả, và mã. Thật ra có thêm một dấu ‘ngang, hay không dấu’ nhưng không cần viết ra như trong chữ ‘ma, chi, pha’ v.v..

– Khi mình nói giọng Bắc, thì phân biệt dấu hỏi và dấu ngã rất rõ ràng, như trong ‘nghỉ hè’ và ‘suy nghĩ’. Nhưng những người ở vùng khác của miền Trung và miền Nam, thì không có sự phân biệt này. Như vậy người miền Bắc rất khó sai về dùng hai dấu này trong chính tả, trái lại tui (gốc Huế) thì ‘sai tùm lum tùm la’ cũng vì hai nàng ‘hỏi ngã’ lăng nhăng trong trái tim ta…, hehehe.

Tại sao tiếng Việt có dấu mà tiếng ‘Anh thì không’?

Trong âm học (phonology), thì tiếng Việt mình là TONE language và tiếng Anh/Pháp thì không phải. Vì vậy, hai ngôn ngữ Anh – Pháp không có dấu, chữ ‘buy’ có nói với tone gì cũng là ‘buy’, nhưng tiếng Việt nếu viết và nói lẫn lộn tone thì có ngày ‘bị đòn’, như “Em cười anh” và “Em cưới anh”, nguy hiểm chưa, hehehe.

Về âm học, đặc tính tiếng Việt chỉ có một vần (mono-syllable), như ‘ta, ngày, thương, huy, sống’, đôi lúc mình ghép hai hay ba chữ tiếng Việt lại thành ‘một chữ’ như ‘lãng mạn’, ‘đồng hóa’, ‘cổ lỗ sĩ” nhưng về phương diện ÂM HỌC, nó không là một chữ.

Trái lái lại tiếng Anh/Pháp thường có nhiều vần (multi-syllable), như ‘difficult, undestanding, nationality’; mấy chữ về thuốc thì thường dài lòng thòng, khó nhớ lắm như Raberprazole, Apixapan, Spriractin. Nếu mà đặt tên thuốc này như Mai, Minh, Hồng, Thắm… thì tuyệt vời, ‘không bao giờ quên em’… hehehe

Như vậy ‘vần’ (syllable) là cái chi chi?

Tiếng Anh/Pháp các ‘từ’ phát triển (expand) theo CHIỀU NGANG (horizontal direction, through many syllables), trái lại tiếng Việt theo  CHIỀU DỌC (vertical direction, through tones). Trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là ‘vần’ nhắm vào nguyên âm (vowel SOUND, không phải vowel letter). Thí dụ:

Một vần (one syllable): go, dog, through, strength, laugh.

Ba vần (three syllables): recognise, important. 

Năm vần (five syllables): nationality.

Tất cả những ngôn ngữ trên thế giới cần có nhiều từ  (forms, symbols) càng tốt, để chỉ định (refer) nhiều nghĩa khác nhau (different meanings), như từ ‘gà’ cho con gà, và từ ‘vịt’ cho con vịt, và từ ‘phở’ cho ‘phở’, không thể nhầm với  ‘cơm’… coi chừng ra chuồng heo mà nằm.. hehehe

Vì tiếng Việt mình thiết yếu là ‘một vần’ và quanh quẩn nguyên tắc ‘1 từ là 1 vần’ (a word = a syllable), nên chỉ còn cách là phát triển theo CHIỀU DỌC (vertical direction) bằng cách dùng những dấu cho tone khác nhau, như ‘chu, chú, chù..”; vì vậy mà ngữ vựng (vocabulary) trong tiếng Việt phong phú lắm.

Cứ tưởng tượng tiếng Việt mình không có dấu và sáu tone, thì chắc chắn cuốn từ điển Việt Nam sẽ ngắn đi nhiều, chỉ vài trang thôi, và mình sẽ bị giới hạn trong dùng ngôn ngữ đễ diễn đạt tư tưởng, như philosopher Wittgenstein nói:

“The limit of my words is the limit of my world.”

Related posts