PHẦN 1:
Hồi xưa khi bắt đầu học tiếng Anh, học trò bọn tui rất ‘sợ’ văn phạm Anh còn hơn sợ ma. Lần nào thầy gọi tên lên lớp để phân tích văn phạm, tôi biết rằng đời mình đi vào ngõ cụt, bị thầy mắng…
Hồi đó học văn phạm học thường là kết cấu của câu (sentence structure): subject, verb, object, adverb như “Dogs chased cats noisily.”
Thật ra văn phạm không phải chỉ vậy đâu, có nhiều khía cạnh rất tuyệt vời, làm thỏa mãn intellectual curiosity kiểu trường phái chủ trí (rationalism) của Descartes; có lẽ vì vậy mà những trường tư nổi tiếng mang tên ‘Grammar School’. Không cha mẹ nào đóng học phí thật cao cho con mình để rồi đi học văn phạm, hehehe.
Hôm nay mời bạn vào vườn hoa văn phạm Anh một chút cho vui nghe.
Trường hợp A:
Câu 1a = Câu 1b.
1a. I think Tom is NOT at home.
1b. I do NOT think Tom is at home
Nhưng Câu 2a khác với Câu 2b
2a. I know Tom is NOT at home
2b. I do NOT know Tom is at home.
Sao vậy???
Trường hợp B:
Làm adjective thành verb bằng cách thêm suffix ‘en’ như trong items 3, 4, và 5.
3. Make it black = They blacken it
4. Make it bright = They brighten it
5. Make her sad = They sadden her.
Nhưng tại sao KHÔNG thể làm vậy được với items 6, 7 và 8.
6. Make it purple = * I purplen it.
7. Make her proud = * I prouden her.
8. Make her jealous = * I jealousen her.
Tại sao và tại sao???
– – –
PHẦN 2: Vài giải thích
Sau đây là vài giải thích, không biế́t chấp nhận được hay không? Tùy bạn nhé:
Trường hợp A:
– Động từ trong item (1a) thuộc loại ‘sự kiện’ (factive verbs), e.g., ‘knows’, ‘learns’, ‘remembers’, and ‘realizes’…
– Động từ trong item (1b) thuộc loại ‘suy luận’ (non-factive), e.g., assume, think.
Trường hợp B:
– Trong tiếng Anh hay các tiếng khác, có những chữ không xuất hiện trong vocabulary nhưng có thể dùng được sau này (potential words). Thi sĩ , nhạc sĩ hay các em bé có thể sáng tạo chúng (creative construction) và dùng sau này. e.g., “Dad, do you have ‘back attack'”, như chữ heart attack.
– Ba màu ‘đỏ đen trắng’ được ưu đãi như màu chính, còn màu ‘không chính’ như yellow, purple thì không cho phép phát triển như vậy.
– Các phụ âm mạnh (last consonant ‘stop sounds’) cuối cùng ‘có khả năng’ ảnh hưởng cấu trúc này, e.g., shorten, widen, nhưng không ‘chịu’ chữ với phụ âm khác hay nguyên âm ‘narrowen’.
Có lẽ có những giải thích khác thuyết phục hơn… làm cho văn phạm rất huyền bí.
Have a good day. Love