Họa chồng thêm họa: Nơi sản xuất than nhiều nhất Trung Quốc gặp thiên tai, 60 mỏ than đình phải chỉ hoạt động

Phụng Minh

Ảnh: Youtube/华尔街科技.

Sau trận mưa lớn và lũ lụt ở Hà Nam vào tháng 7, tỉnh Sơn Tây lân cận cũng hứng chịu các trận mưa lớn hiếm thấy trên diện rộng từ ngày Quốc khánh tới giờ. Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc đóng cửa một số mỏ than ở Sơn Tây do thảm họa chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt nguồn cung, theo Epoch Times

Gần đây, lượng mưa lớn dẫn đến ở Sơn Tây xuất hiện nhiều điểm ngập úng nước, thiên tai địa chất, lũ lụt và các thảm họa khác, nênh Sơn Tây đã bắt đầu ứng phó khẩn cấp thảm họa địa chất cấp độ Ⅲ.

Trong năm nay, do nguồn cung than thắt chặt và việc kiểm soát chặt chẽ mức tiêu thụ năng lượng, giá than tăng cao, nhiều nơi hạn chế sản xuất điện, đợt mưa lớn này sẽ càng ảnh hưởng gì đến nguồn cung và giá than.

Về vấn đề này, nhà phân tích thị trường than độc lập Huang Teng đã thẳng thắn nói trong một cuộc phỏng vấn với Time Weekly rằng nguồn cung than trong nước gần đây đang thiếu hụt và việc một số mỏ than ở Sơn Tây bị đình chỉ do thảm họa chắc chắn sẽ làm tăng thêm sự thiếu hụt nguồn cung.

Là tỉnh sản xuất than lớn nhất Trung Quốc, tính đến cuối tháng 1/2021, Sơn Tây có tổng cộng 670 mỏ than.

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, đến năm 2020, tổng sản lượng than nguyên khai trên quy mô quy định của cả nước là 3,84 tỷ tấn và của Sơn Tây là 1,063 tỷ tấn, hơn 1/4 sản lượng than nguyên khai của cả nước.

Do tình trạng thiếu điện hiện nay ở nhiều nơi trên cả nước, việc “khan hiếm than” sắp xảy ra, Sơn Tây đã ký hợp đồng cung cấp than với 14 tỉnh (khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương) bao gồm Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô, Chiết Giang và Thiên Tân vào ngày 29/9. 

Tuy nhiên, lượng mưa lớn bất ngờ trong những ngày qua đã khiến 60 mỏ than ở Sơn Tây phải tạm dừng sản xuất, đồng thời dấy lên lo ngại về lỗ hổng trên thị trường than.

Huang Teng cho biết về than tinh luyện, hầu hết các mỏ ở Sơn Tây đều nằm trong vùng thảm họa. “Điều này khó có thể bù đắp bằng cách tăng sản lượng ở các khu vực khác. Đặc biệt là than chất lượng cao. Tôi sợ nó sẽ bước vào thời kỳ khan hiếm”.

Tình hình nhập khẩu than không mấy khả quan. Điều tra nguyên nhân, Huang Teng cho rằng thứ nhất là hàng không đủ cung cấp, thứ hai là giá cả tăng vọt, thứ ba là tình trạng thiếu tàu trên thị trường vận tải biển.

Related posts