ĐCSTQ kiểm soát ‘cổ phiếu ưu đãi đặc quyền’ để thống trị tuyệt đối kinh tế tư nhân

Trà Nguyễn

“Các cơ quan quản lý ở Trung Quốc sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng các công ty trong lĩnh vực Internet, công nghệ cùng một loạt vấn đề liên quan, chẳng hạn như danh sách ở nước ngoài, bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư của người tiêu dùng, các hành vi chống cạnh tranh và những điều bất thường trong sáp nhập doanh nghiệp”. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Trong năm qua, chính quyền Bắc Kinh không chỉ thực hiện một cuộc trấn áp quy mô lớn đối với kinh tế tư nhân mà còn áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. ĐCSTQ đặc biệt liên tục mở rộng nắm giữ các cổ phiếu ưu đãi đặc quyền ở doanh nghiệp tư nhân. Tất cả các động thái này nằm trong chiến lược thôn tính, quốc hữu hoá khu vực kinh tế tư nhân được tính toán tỉ mỉ.

Kiểm soát, thống trị doanh nghiệp tư nhân là chiến lược quan trọng

Các công ty tư nhân ở Trung Quốc được tự do phát triển sau câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình “hãy để ai đó giàu có trước”.

Một số đã không ngừng học hỏi, không ngừng nỗ lực và thực sự thành công. Họ trở thành các doanh nghiệp ‘đẻ trứng vàng’, họ niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước, quốc tế. 

Nhưng sự giàu có của họ là do ĐCSTQ cho phép; như câu nói nổi tiếng của ông Đặng. Người kế thừa hiện nay của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, có lẽ cho rằng khu vực tư nhân giàu có đủ rồi; nếu sự giàu có của họ là do ĐCSTQ cho phép thì họ sẽ toàn quyền lấy lại nó, phục vụ cho lợi ích của tập đoàn chính trị quyền lực nhất đất nước này. Như lấy trứng trong giỏ vậy.

Ngoài ra, với làn sóng công nghệ 4.0, nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ đã có trong tay một hệ thống thông tin lớn. Dữ liệu của hơn một tỷ người Trung Quốc không nằm dưới quyền kiểm soát của ĐCSTQ là điều không thể. ĐCSTQ có quá nhiều tội ác diệt chủng lạnh, mổ cướp tạng, đàn áp nhân quyền họ cần che giấu, bưng bít. Chưa kể, quyền lực của những kẻ có thông tin là quyền lực tối thượng trong thời đại 4.0. Biết đâu, quyền lực kiểm soát ngôn luận của Big Tech Mỹ, thậm chí cấm cả phát ngôn của Tổng thống đương nhiệm cũng làm cho Trung Quốc phải cảnh tỉnh. Họ phải tăng cường kiểm soát, giám sát nhóm doanh nghiệp công nghệ này.

Và Trung Quốc có hẳn một chiến lược quốc hữu hoá khu vực kinh tế tư nhân phiên bản mới. Một chiến lược nhất quán và kiên định. Hiển nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân, và sau đó tới sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. 

Thống trị thông qua sở hữu ‘cổ phiếu vàng’ – cổ phiếu ưu đãi đặc quyền

Vào tháng 11/2020, chính quyền Bắc Kinh đã đình chỉ kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Alibaba “Ant Financial”. Quyết định này dẫn đến giao dịch huy động vốn trị giá 34 tỷ USD, một giao dịch có thể trở thành đợt IPO lớn nhất thế giới, bị xoá bỏ… Kể từ đó, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu ra hàng hoạt chính sách, làm cơ sở tiến hành một cuộc trấn áp toàn diện các công ty tư nhân.

Các hành động điều tiết của chính quyền Bắc Kinh đã khiến các công ty Trung Quốc trên toàn thế giới giảm ít nhất 1 nghìn tỷ USD. Năm nay, Chỉ số MSCI Trung Quốc đã giảm 15%.

ĐCSTQ nắm giữa cổ phiếu vàng, cổ phiếu có quyền biểu quyết quan trọng, để giám sát các doanh nghiệp tư nhân. Cổ phiếu vàng đã trở thành công cụ giám sát của chính quyền Bắc Kinh với khu vực kinh tế tư nhân. 

Theo Wikipedia, cổ phiếu vàng là một hệ thống cổ phần, trong một số trường hợp, chúng có quyền biểu quyết quan trọng hơn so với các cổ phiếu khác, và phần lớn số cổ phiếu vàng này được nắm giữ bởi nhà nước quá trình tư nhân hóa các công ty nhà nước.

Theo Bách khoa toàn thư Baidu đại lục, cổ phiếu vàng còn được gọi là “cổ phiếu ưu đãi đặc quyền” hoặc “cổ phiếu mua lại đặc quyền”. Chúng thường do chính phủ và Bộ Tài chính nắm giữ và có thể thực hiện quyền ưu tiên hơn các cổ phiếu khác. Cổ phiếu vàng ở Trung Quốc có hai loại: (i) Loại không có ngày hết hạn; (ii) loại có thời hạn cụ thể. Cổ phiếu vàng là khái niệm được Chính phủ Anh đưa ra khi muốn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hồi năm 1979. Động thái này nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ người tiêu dùng, cải thiện cơ chế cạnh tranh và ngăn chặn hoạt động mua bán, sáp nhập thù địch của các công ty nước ngoài. 

Danh sách doanh nghiệp tư nhân bị mất ‘cổ phiếu vàng’ vào tay ĐCSTQ ngày một kéo dài

Theo tin của Reuters, khoảng 5 năm trước, để mở rộng ảnh hưởng của chính phủ, ĐCSTQ bắt đầu tăng nắm giữ “cổ phiếu vàng” trong các công ty truyền thông trực tuyến không thuộc sở hữu nhà nước; đảng nắm giữ ít nhất 1% cổ phần, toàn bộ là cổ phiếu vàng. 

Thông tin ai sở hữu ‘cổ phiếu vàng’ không được công khai ở Trung Quốc, nhà đầu tư không thể nhìn thấy thông tin về cổ phiếu vàng cho tới khi quyền sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh được đăng ký công khai. Thường thì thông tin cổ phiếu vàng phải mất hơn một năm mới được công bố.  

Báo cáo dẫn lời hai người quen thuộc với vấn đề này tiết lộ rằng để thuận tiện cho việc giám sát các công ty công nghệ mạng có dữ liệu lớn quan trọng và kiểm soát các công ty tin tức trực tuyến, chính quyền Bắc Kinh đã mở rộng quy mô “cổ phiếu vàng” tại các doanh nghiệp này. Một trong những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng chính quyền Bắc Kinh đã mở rộng phạm vi giám sát bao gồm các công ty có dữ liệu chiến lược quan trọng và hoạt động cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng.

Full Truck Alliance, một nền tảng dịch vụ vận tải đường bộ của Trung Quốc, cũng bị ĐCSTQ nắm giữ cổ phiếu vàng. Quỹ Đầu tư Internet Trung Quốc (CIIF) được hỗ trợ bởi Cục Quản lý Không gian mạng Nhà nước Trung Quốc, và Didi Chuxing, công ty niêm yết tại Mỹ, cũng tiết lộ rằng họ đang thảo luận vấn đề cổ phiếu vàng với chế độ Bắc Kinh. Các công ty như Himalaya Website và ByteDance cũng phải đối mặt với tình huống tương tự.

Tuy nhiên, các công ty nói trên đều bình luận về điều này.

Các nguồn tin tiết lộ rằng chính quyền Bắc Kinh hiện đang rất muốn kiểm soát các công ty không đại chúng có dữ liệu lớn, vì những dữ liệu này bị chính phủ Trung Quốc coi là tài sản nhà nước tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công và lạm dụng.

Trà Nguyễn

(Theo Secret China)

Related posts