Nam Phi: mũi tiêm tăng cường không ngăn được Omicron

Huyền Anh

Nam Phi: mũi tiêm tăng cường không ngăn được Omicron
Các lọ vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 ở Cape Town, Nam Phi vào ngày 8/12/2021. (Ảnh Getty Images)

Sự lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu của biến thể Omicron, lần đầu tiên được tìm thấy ở Botswana và Nam Phi vào cuối tháng 11/2021, đã thúc đẩy các quốc gia như Anh, Mỹ và Nam Phi đẩy mạnh triển khai các chiến dịch tiêm mũi tiêm tăng cường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy mũi tiêm tăng cường này có thể chỉ có tác động hạn chế, không ngăn chặn được sự lây nhiễm của biến thể Omicron.

Các nhà khoa học Nam Phi vừa công bố nghiên cứu cho thấy các mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tăng cường sử dụng công nghệ mRNA như vaccine của hãng PfizerModerna sản xuất đã không ngăn chặn được sự lây nhiễm của biến thể Omicron.

Theo một nghiên cứu công bố trên Tuần san y khoa The Lancet hôm 18/1, các nhà khoa học cho biết 7 du khách người Đức đến thành phố Cape Town vẫn trải qua quá trình “lây nhiễm COVID-19 đột phá” trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11/2021 đến đầu tháng 12/2021 mặc dù những người này đã được tiêm mũi tăng cường. Không ai trong số du khách này có tiền sử nhiễm COVID-19.

Các phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng về khả năng của biến thể Omicron trong việc tránh các kháng thể do vaccine ngừa COVID-19 tạo ra.

Theo các nhà khoa học, sự hiện diện của nhóm du khách đến từ Đức đã mang đến một cơ hội duy nhất để nghiên cứu các ca “lây nhiễm đột phá” với biến thể Omicron ở những cá nhân có vaccine tăng cường sử dụng công nghệ mRNA.

Các nhà khoa học lưu ý rằng, phát hiện của họ chỉ giới hạn ở “một số người tương đối trẻ và khỏe mạnh”.

“Loạt trường hợp này bổ sung thêm bằng chứng rằng, như dự đoán, omicron có thể tránh được khả năng miễn dịch do vắc-xin mRNA in vivo gây ra,” nghiên cứu viết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng “diễn biến bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình cho thấy việc tiêm phòng đầy đủ sau đó là một liều nhắc lại vẫn giúp bảo vệ tốt chống lại bệnh nặng do biến thể Omicron gây ra.”

Ban đầu, vaccine ngừa COVID-19 được dùng để ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán, và các quan chức đã nuôi hy vọng rằng việc tiêm chủng cho toàn dân sẽ tăng khả năng miễn dịch cộng đồng, khiến virus suy giảm đáng kể hay thậm chí bị tiêu trừ.

Những hy vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Phần lớn là do vaccine ngày càng kém hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm của các biến thể, ngay cả trước thời điểm Omicron xuất hiện.

Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 18/1 cho biết, các biến thể mới của coronavirus có khả năng xuất hiện do mức độ lây nhiễm ngày càng cao.

Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm Kỹ thuật của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, biến thể Omicron không có khả năng là chủng cuối cùng, vì virus vẫn đang “hoành hành” trên toàn thế giới.

Bà Van Kerkhove cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn về đại dịch của Nhà Trắng cho biết vào ngày 17/1 rằng, các nghiên cứu hiện nay nên tập trung vào vaccine COVID-19 có khả năng miễn dịch rộng rãi trước sự xuất hiện của các chủng virus mới.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts