Giám đốc tình báo Úc: Nhiều quan chức sẵn sàng phản bội ĐCSTQ, làm rò rỉ thông tin tình báo

Sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đeo khẩu trang đứng trước cổng Thiên An Môn vào ngày 26/01/2020 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Betsy Joles/Getty Images)

Người đứng đầu cơ quan tình báo ngoại quốc của Úc đã ám chỉ rằng các quan chức bất mãn trong các xã hội phi dân chủ, chẳng hạn như Trung Quốc, đang ngày càng có nhiều khả năng phản bội chính phủ của họ và làm rò rỉ thông tin ra ngoài khi các chính phủ này siết chặt kiểm soát.

Ông Paul Symon, Tổng giám đốc Cơ quan Tình báo An ninh Úc (ASIS) — tương đương với Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ — tiết lộ rằng tổ chức này được hưởng lợi khi các chính quyền độc tài trấn áp những ý kiến bất đồng trong biên giới của họ.

Ông nói với Viện Lowy ở Sydney nhân kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan tình báo này: “Lấy ví dụ, khi các nhà lãnh đạo bãi bỏ các điều khoản chính trị cố định, họ trở nên có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về mọi thứ, bao gồm cả sự thức tỉnh nổi lên trong tiềm thức. Điều này cung cấp cho chúng ta một lợi thế.”

Ông nói khi đề cập đến chế độ dân chủ: “Chúng tôi nhận thấy rằng trong các xã hội khép kín, các quan chức hàng đầu sẽ luôn củng cố những thành kiến ​​và giả định của các nhà lãnh đạo. Suy cho cùng thì đó là con đường sự nghiệp an toàn nhất cho họ, nói ra sự thật cho người cầm quyền là một sức mạnh lâu bền của hệ thống chúng ta.”

Ông Symon sau đó cho biết ông tin rằng ngày càng có nhiều quan chức “không hài lòng với quỹ đạo của các xã hội khép kín” sẽ bắt đầu lên tiếng hoặc “chấp nhận rủi ro” để làm như vậy.

Vị giám đốc tình báo này nói rằng trong khi công du ở Ấn Độ, ông ấy suy ngẫm về “sự đa dạng trong màu sắc của nền văn hóa cổ đại là Ấn Độ”, tuy nhiên, ở Trung Quốc, các nhà chức trách đã thực thi một nền “văn hóa đơn nhất”.

Ông nói khi đề cập đến số lượng ngày càng tăng những người đang tìm cách có được một mối liên hệ với ASIS: “Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác điều đó sẽ diễn ra như thế nào, nhưng những gì chúng tôi thấy là ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các quan chức và cá nhân quan tâm đến một mối quan hệ.” 

“Đó là một mối quan tâm rất thực tế về văn hóa của họ, sự thiếu đa dạng trong văn hóa của họ, và hướng đi mà họ đang hướng tới.”

Tiết lộ này từ người đứng đầu ASIS theo sau sự kiện đào ngũ năm 2019 của anh Vương Lập Cường (Wang Liqiang), một cựu tình báo quân đội Trung Quốc tại Úc.

Anh Vương đã trình bày chi tiết về cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tài trợ cho các nỗ lực nhằm phá hoại phong trào dân chủ ở Hồng Kông, can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Đài Loan, và thâm nhập vào giới chính trị của Úc.

Anh đã phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra quyết định đào ngũ, và đó là khi anh ấy dần nhận ra “sự tàn phá mà chủ nghĩa độc tài của ĐCSTQ đang gây ra đối với nền dân chủ và nhân quyền.”

Anh nói, “Sự phản đối của tôi đối với Đảng và chủ nghĩa cộng sản ngày càng rõ ràng hơn, vì vậy tôi đã lên kế hoạch rời khỏi tổ chức này,” lưu ý rằng thời gian ở Úc cho anh cơ hội trải nghiệm các quyền tự do dân chủ, và anh thấy “chạnh lòng hơn vì những gì mà ĐCSTQ đang thực hiện nhằm phá hoại nền dân chủ trên toàn thế giới.”

“Vì vậy, tôi quyết định từ bỏ hoàn toàn công việc của mình và đoạn tuyệt với đảng này.”

Trong khi đó, người đứng đầu ASIS cũng đưa ra một cái nhìn sâu sắc về loại thông tin tình báo (hay những viên ngọc quý) mà các đặc vụ của ông cố gắng thu thập được.

Ông nói: “Ý đồ của các quốc gia, ý đồ của các nhà lãnh đạo, chúng là những viên ngọc quý, chúng là lợi thế — vì lợi ích quốc gia của chúng ta — các nhà lãnh đạo chính trị và nhà hoạch định chính sách của chúng ta cần một số bối cảnh xung quanh.”

Ông Symon cũng cho biết có hai cách để có được loại thông tin tình báo đó, và một là thông qua sự thiếu kỷ luật của các nhà lãnh đạo của một quốc gia hoặc chính phủ trong cách họ giao tiếp — dẫn chứng về cách các hãng thông tấn Nga đã hoạt động trong Chiến tranh Ukraine.

Cách khác là thông qua sự kết hợp giữa tin tức tình báo từ con người và từ các dấu hiệu.

Ông nói thêm: “[Tin tức tình báo của con người] được thiết kế nhằm mục đích cung cấp khả năng tiếp cận ý đồ của các nhà lãnh đạo, và thực sự đó là khía cạnh mà tôi đang nói đến. Nó không phải là tài liệu mà bạn sẽ thấy trong miền mở. Đó là một thứ gì đó đặc biệt mà chúng tôi phải làm việc rất, rất vất vả mới tìm được.”

Ông Symon cũng tiết lộ rằng ASIS đã cử một đội nhỏ đến hỗ trợ việc di tản người Úc ở Kabul, Afghanistan khi Taliban đang nắm quyền kiểm soát.

Vị giám đốc tình báo này đã đến thăm Honiara ở Quần đảo Solomon hồi tháng trước (04/2022) cùng với người đồng cấp của mình trong Văn phòng Tình báo Quốc gia Andrew Shearer, để thảo luận về những lo ngại xung quanh hiệp ước an ninh [giữa quần đảo này] với chính quyền Trung Quốc.

Anh Daniel Y. Teng có trụ sở tại Sydney. Anh tập trung vào các vấn đề quốc gia bao gồm chính trị liên bang, phản ứng COVID-19 và quan hệ Úc-Trung. Liên hệ với anh ấy tại daniel.teng@epochtimes.com.au.

Nhật Thăng biên dịch

Related posts