Chuyên gia ‘sói chiến’ Trung Quốc kêu gọi cướp lấy TSMC của Đài Loan

Thanh Đoàn

Một nhà máy của nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC tại Khu Khoa học Trung tâm Đài Loan ở Đài Trung, Đài Loan, vào ngày 25/03/2021. (Ảnh: Sam Yeh / AFP qua Getty Images)

Chắc chắn rằng TSMC, hãng sản xuất chip công nghệ cao lớn nhất thế giới của Đài Loan luôn là ước mơ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc là cường quốc sản xuất chip nhưng lại không thể sản xuất được chip công nghệ cao như TSMC. Trong cuộc khủng hoảng về chip, khát vọng chiếm lấy Đài Loan và sở hữu TSMC được đồn đoán là một trong các động lực chiến tranh của Trung Quốc với quốc đảo này. Giờ không còn là đồn đoán nữa, chuyên gia kinh tế của Trung Quốc đã lộ dã tâm cướp lấy TSMC của ĐCSTQ

Vị thế quốc tế và tầm quan trọng của công ty sản xuất chip công nghệ hàng đầu thế giới của TSMC, một tập đoàn sản xuất chip của Đài Loan, đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày một khao khát chiếm lấy. Cách sở hữu TSMC nhanh nhất chính là chiếm lấy Đài Loan bằng vũ lực.

Trong khi giới quan sát đồn đoán rằng một trong những động lực để Trung Quốc khai hỏa với Đài Loan chính là khát vọng sở hữu TSMC thì chuyên gia kinh tế của Trung Quốc không thèm che đậy dã tâm này. Một chuyên gia kinh tế hàng đầu của chế độ Bắc Kinh kêu gào: “chộp lấy” TSMC; ám chỉ sự thâu tóm gấp gáp bằng vũ lực.

Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của Sankei Shimbun Nhật Bản Akio Yaita chỉ trích: “Ở Trung Quốc, ngay cả các nhà kinh tế học cũng trở thành chiến binh sói”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc, Observer Network đưa tin rằng bà Chen Wenling, nhà kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, ngày 30/5/2022, trong khi tham dự Diễn đàn Trung Quốc – Hoa Kỳ do Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang, Đại học Nhân dân Trung Quốc tổ chức, đã bày tỏ quan điểm của mình về mối quan hệ hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bà tuyên bố rằng trong hoàn cảnh mà phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt tàn khốc đối với Trung Quốc như trừng phạt đối với Nga, thì Đài Loan phải được thu hồi về tay Bắc Kinh [bằng vũ lực]. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi Trung Quốc đang trong quá trình tái thiết các chuỗi cung ứng công nghiệp. Bà nói, “TSMC đang đẩy nhanh việc chuyển giao cho Hoa Kỳ, TSMC xây dựng 6 nhà máy ở Hoa Kỳ, chúng ta [Bắc Kinh] không được để quá trình chuyển giao này của TSMC sang Hoa Kỳ được diễn ra”.

Với cuộc chiến Ukraine-Nga, bà Chen Wenling kêu gọi chính quyền Bắc Kinh “công khai, hợp lý và làm mọi thứ có thể để hỗ trợ Nga, chẳng hạn như các cuộc tập trận chung Trung-Nga, v.v”.

Bà Wenling nói: “Chúng ta cũng có thể làm nhiều hơn nữa về mặt thương mại, để Trung Quốc,  thông qua ‘Vành đai và Con đường’, kết nối với liên minh Á-Âu của ông Putin”.

Nhận xét của nhà kinh tế học kiểu ‘chiến binh sói’ của bà Chen Wenling đã thu hút sự chú ý từ mọi tầng lớp xã hội ở Đài Loan.

Ông Akio Yaita, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tập đoàn Sankei Shimbun của Nhật Bản, đăng trên Facebook vào ngày 7/6/2022:  “Trước đây, để [có vẻ] như có đại nghĩa trong việc thống nhất Đài Loan, ĐCSTQ đã đưa ra nhiều lời kêu gọi tình cảm khác nhau đối với người dân Đài Loan, chẳng hạn như: con cháu nhà Hán, nhà Đường, cùng ngôn ngữ và chủng tộc, máu đặc hơn nước, một gia đình hai bên eo biển, v.v … Nhưng giờ thì ĐCSTQ không che đậy nữa, họ đã nói ra suy nghĩ thực”.

Akio Yaita chỉ ra rằng bà Chen Wenling đã làm việc trong Quốc vụ viện ĐCSTQ nhiều năm, và nhiều lần tham gia soạn thảo báo cáo công tác chính phủ của Thủ tướng Quốc vụ viện. Ở một khía cạnh nào đó, bà ấy hiểu rất rõ quan điểm chiến lược, hàng đầu của ĐCSTQ.

“Lần này lý thuyết tóm lấy TSMC” của bà Chen Wenling, ngoài phản cảm với người Đài Loan, còn phản trí tuệ về mặt logic cơ bản về kinh tế”. Ông Akio Yaita cho rằng TSMC không đặt các nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất của mình ở Trung Quốc vì môi trường ở Trung Quốc không phù hợp, bao gồm các chính sách đầu tư và ngoại hối của chính quyền địa phương, rủi ro chính trị, danh tiếng quốc tế và môi trường pháp lý.

Ông Akio Yaita cho rằng, doanh nghiệp công nghệ cao cần phải có nhân tài, công nghệ xuất sắc và quan trọng hơn là phải có môi trường để họ có thể thoải mái sáng tạo. Ở một quốc gia tổ chức các cuộc họp ba ngày một lần để tìm hiểu các bài phát biểu quan trọng của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, các thay đổi trong chính sách và thực thi phong tỏa mọi lúc, ngay cả khi TSMC tự tìm tới đại lục để đầu tư, tập đoàn này cũng phải sụp đổ trong vòng vài năm. Việc chiếm lấy TSMC bằng vũ lực giống như việc đào một cây từ rừng mưa nhiệt đới và vận chuyển đến Cao nguyên Hoàng thổ, nơi hiếm khi mưa, rất khó để tồn tại.

Akio Yaita thở dài nói: “Ở Trung Quốc, thuở ban đầu sói lang, rồi sau đó là ngoại giao sói chiến. Bây giờ, ngay cả các nhà kinh tế học cũng trở thành sói. Để nói về vấn đề kinh tế với logic chính trị, chúng ta chỉ có thể nói rằng tương lai thật ảm đạm”.

Nhà phê bình các vấn đề thời sự Đài Loan, ông Xu Chenhuang cũng nói trong chương trình Advance New Taiwan, “TSMC không phải là của bạn nhưng bạn phải chiếm lấy nó. Đây là khái niệm của một tên cướp”.

Ông Xu Chenhuang chế nhạo rằng bài phát biểu của nhà kinh tế học có lẽ dành cho người đại lục, ngoài ra còn là một kẻ điên. Ngày bắt đầu sản xuất của nhà máy TSMC tại Hoa Kỳ là từ tháng 3 đến tháng 6 năm sau. “ĐCSTQ có thể xâm chiếm Đài Loan trước tháng 6 năm sau không? Tất nhiên là không. Vì vậy, bà Chen Wenling cố tình nói điều này với người đại lục”.

Thanh Đoàn

(Theo Secret China)

Related posts