Nhật Bản chăm chú theo dõi ‘nhất cử nhất động’ của Hải quân Trung Quốc

Huyền Anh

Nhật Bản chăm chú theo dõi 'nhất cử nhất động' của Hải quân Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-15 đáp xuống tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong cuộc tập trận trên biển hôm 24/04/2018. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Hôm 10/05, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã cất cánh và hạ cánh trên một tàu sân bay hơn 100 lần trong tuần qua khi đi qua vùng biển gần tỉnh Okinawa, phía tây nam nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi nói với các phóng viên rằng những lần cất cánh này diễn ra ở vùng biển nằm giữa cách đảo Okidaito thuộc tỉnh Okinawa khoảng 160 km (99 dặm) về phía tây nam và cách đảo Ishigaki 150 km (93 dặm) về phía nam, từ ngày 03/05 đến ngày 07/05.

Ông Kishi nói rằng các hoạt động trên có thể là một phần trong các nỗ lực của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng vận hành các tàu sân bay của mình, đồng thời tiến hành các hoạt động trong những vùng hải phận và không phận xa hơn, Japan Times đưa tin.

Ông nói thêm: “Cho rằng những hoạt động này diễn ra trên hải phận và không phận gần quần đảo Nansei của Nhật Bản và Đài Loan, chúng tôi phải theo dõi những hoạt động này với sự chú tâm”.

Hôm 09/05, quân đội Trung Quốc xác nhận rằng các lực lượng hải quân và không quân đã tiến hành các cuộc tập trận từ ngày 06/05 đến 08/05 ở phía đông và phía tây nam của Đài Loan “để thử nghiệm và nâng cao khả năng tác chiến liên hợp của nhiều quân chủng và các loại vũ khí khác nhau”.  

Máy bay tiêm kích J-15 của Trung Quốc đang cất cánh từ sàn đáp của tàu sân bay Liêu Ninh trong cuộc tập trận quân sự ở Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc, vào ngày 23/12/2016. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Hôm 03/05, Nhật Bản lần đầu tiên thông báo rằng tám tàu hải quân, trong đó có tàu sân bay Liêu Ninh, đã được phát hiện ra khơi gần các đảo trong chuỗi đảo Okinawa phía nam nước này vào ngày 01/05 và ngày 02/05.

Quân đội Nhật Bản đã điều động tàu sân bay hạng nhẹ Izumo giám sát các hoạt động trên.

Cùng ngày, Đài Loan cũng đã phát hiện hạm đội này của Trung Quốc, sau đó đã điều động các hệ thống tên lửa phòng không để theo dõi nhất cử nhất động của đội chiến hạm.

Hôm 09/05, Ban Tham mưu của Nhật Bản cho biết trong một bài đăng Twitter rằng, quân đội nước này đã điều động máy bay chiến đấu để đáp trả “sự xâm nhập khả nghi” của máy bay Trung Quốc vào không phận của họ trên Biển Hoa Đông từ ngày 06/05 đến ngày 08/05.

Theo Bộ Quốc phòng nước này, bốn tàu chiến Trung Quốc, bao gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh, đã bị phát hiện ở hải phận cách đảo Ishigaki của tỉnh Okinawa khoảng 150 km về phía nam hôm 07/05.

Bộ này cũng lưu ý rằng các tàu chiến này của Trung Quốc giống với những tàu chiến đã được phát hiện đi ngang qua eo biển giữa Okinawa và quần đảo Miyako từ ngày 01/05 đến 02/05.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 18 máy bay Trung Quốc, bao gồm 12 máy bay chiến đấu J-11 và J-16, và hai máy bay ném bom H-6, đã được phát hiện tiến vào vùng nhận dạng phòng không của nước này hôm 06/05. Đài Loan đã báo cáo nhiều trường hợp các chiến cơ Trung Quốc tiến vào không phận nước này từ ngày 07/05 đến 10/05.

Bắc Kinh đã thực hiện cuộc xâm nhập lớn nhất của mình vào không phận Đài Loan hôm 23/01 với 39 máy bay chiến đấu, trong đó có nhiều máy bay chiến đấu và một oanh tạc cơ.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan tự quản là một phần lãnh thổ của mình và tuyên bố sẽ chiếm hòn đảo tự quản này bằng vũ lực nếu cần thiết.

Nhật Bản lần đầu tiên đưa mối quan tâm về sự ổn định của Đài Loan vào lộ trình chính sách

Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong năm năm tới, theo một lộ trình chính sách được công bố hôm 07/06. Tài liệu này viện dẫn sự cần thiết phải tăng cường năng lực quốc phòng và duy trì hòa bình ở Eo biển Đài Loan, nơi Bắc Kinh đang tăng cường sự hiện diện quân sự.

Nội các Nhật Bản đã phê duyệt lộ trình chính sách kinh tế và tài chính thường niên, lần đầu tiên các hướng dẫn chính sách như vậy được ban hành dưới thời chính phủ Thủ tướng Fumio Kishida.

Các hướng dẫn nêu rõ Nhật Bản sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đề cập đến cam kết của các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hiện tại, Nhật Bản chỉ chi hơn 1% GDP cho quốc phòng.

Tờ Thời báo Đài Bắc đưa tin trong phần chú thích rằng tài liệu này đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên Eo biển Đài Loan” đồng thời khuyến khích “giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển”.

Điều này diễn ra sau khi Thủ tướng Kishida và Tổng thống Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Tokyo hồi tháng trước (05/2022), tại đó họ kêu gọi giải quyết các vấn đề liên quan đến Đài Loan một cách hòa bình, hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là của riêng mình.

Sự leo thang các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực Đông Á càng khiến cho Tokyo lo ngại sâu sắc hơn [về vấn đề an ninh của] hòn đảo tự quản này. Đài Loan, cùng với khu vực láng giềng của mình, đảo Okinawa do Nhật Bản kiểm soát, sẽ ngăn chặn quân đội của Bắc Kinh.  Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc họp Quad tại văn phòng thủ tướng, hôm 24/5/2022 ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: The Asahi Shimbun/Getty Images)

Hôm 10/05, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết, từ ngày 03/05 đến ngày 07/05 máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã diễn tập cất cánh và hạ cánh trên một tàu sân bay gần Okinawa hơn 100 lần.

Ông Kishi cho biết các hoạt động này có thể là một phần trong nỗ lực cải thiện khả năng vận hành hàng không mẫu hạm của Trung Quốc cũng như tiến hành các hoạt động ở các vùng biển và không phận xa hơn.

Ông nói: “Khi cân nhắc rằng những hoạt động này đang diễn ra trong vùng biển và vùng trời gần Quần đảo Nansei của Nhật Bản và Đài Loan, chúng tôi phải theo dõi những hoạt động này một cách thận trọng”.

Hồi tháng 12/2021, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cảnh báo rằng một cuộc xâm lược có vũ trang vào Đài Loan sẽ gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Nhật Bản, vì Quần đảo Senkaku của Nhật Bản — mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư — Quần đảo Sakishima, và Đảo Yonaguni chỉ cách Đài Loan 100km (62 dặm).

“Tình trạng khẩn cấp ở Đài Loan cũng là tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản, và do đó là tình trạng khẩn cấp đối với liên minh Nhật–Hoa Kỳ. Những người ở Bắc Kinh, đặc biệt là nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, đáng lẽ không bao giờ được nhầm lẫn khi nhận thức về vấn đề này”, ông nói và cho biết thêm rằng Nhật Bản và Đài Loan phải hợp tác với nhau để bảo vệ nền tự do và dân chủ.

Trong khi đó, Đảng Dân Chủ Lập Hiến đối lập của Nhật Bản và bộ tài chính đã lên tiếng lo ngại về kế hoạch ​​tăng ngân sách quốc phòng này, cho rằng chính phủ có thể cần phải chi thêm 5 ngàn tỷ yên (7.5 tỷ USD) cho lộ trình đó, tờ The Asahi Shimbun đưa tin.

Tài liệu này, vốn thảo luận về các vấn đề từ an ninh năng lượng đến chính sách kinh tế theo “chủ nghĩa tư bản mới” của ông Kishida, đã không nêu cụ thể việc cam kết “tăng cường mạnh mẽ” chi tiêu quốc phòng sẽ là bao nhiêu.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Related posts