Lũ kỷ lục ở Trung Quốc, chùa 9 tầng chỉ còn phần đỉnh nhô khỏi mặt nước

Trần Phong

Ảnh: aboluowang.

Một trận lụt lớn nhất trong một thế kỷ qua vừa tấn công Anh Đức, Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 21 tháng 6.

Biển nước đã nhấn chìm gần như toàn bộ làng Giang Nam. Mất điện, ngập úng, lũ cuốn đã xảy ra và còn rất nhiều nạn nhân chưa được giải cứu. Lũ lụt cũng nhấn chìm Giang Tây trong khi Hà Nam chứng kiến nắng nóng bất thường.

Lũ lụt ở Anh Đức trở thành chủ đề tìm kiếm nóng trên Weibo ngày 22 tháng 6.

Apollo News đã đăng hình ảnh ngập lụt ở làng Giang Nam cho thấy gần như toàn bộ làng đều chìm trong biển nước sau nhiều ngày mưa lớn. Ngôi chùa cao 9 tầng, Văn Phong, cũng chỉ còn phần đỉnh nhô lên. Tầng một của ngôi chùa, cao 5,48m, đã hoàn toàn ngập nước.

Thông thường, mực nước cảnh báo ở các trạm là 9,96m. Tuy nhiên đến 13h ngày 22 tháng 6, mực nước của Trạm  Anh Đức là 35,96 m. Tờ báo cho biết đây là mức cao nhất trong lịch sử.

Cục Thủy văn Châu Giang nâng cấp cảnh báo lũ lụt lên màu đỏ. Tốc độ dòng chảy của Trạm Beijiang Shijiao đạt 18.500 mét khối mỗi giây, vượt quá mức tối đa đo được trong lịch sử.

Nguồn điện và nguồn nước đều bị cắt trong ba ngày, rất nhiều người dân bị mắc kẹt cần giải cứu.

Cư dân đã quay video, cho thấy nước ngập đến nóc nhà.

Một số nơi có địa hình cao hơn, nước ngập vào nhà cao đến đầu gối.

Apollo cho biết nguyên nhân lũ lụt là do mưa lớn trong ba ngày qua khiến mực nước dâng cao, thượng nguồn xả lũ đã đưa nước chảy về thành phố Yingde, gây ngập lụt.

Mưa liên tục trong hai ngày 19 và 20 tháng 6 đã dẫn đến một trận lũ thảm khốc khác ở khu vực Giang Tây.

South Of Hope cho biết, do mưa lớn liên tục, mực nước ở sông Lệ An ở Wuyuan, tỉnh Giang Tây đạt khoảng 62 mét so với mực nước biển, vượt mực nước cảnh báo khoảng 4 mét. 

Hồ chứa Qiyi và hồ chứa Xiakou xã lũ khiến nước chảy về hạ lưu nhấn chìm nhà cửa, ruộng vườn, đường xá và cuốn trôi người dân. 

Wu, Một người dân địa phương nói với South Of Hope rằng có rất nhiều nơi bị ngập từ một đến vài mét. Nước cuốn trôi mọi thứ từ đồ vật, ô tô cho đến người đi đường. Trong đó có một trường hợp, hai cha con bị cuốn trôi, một người được tìm thấy và một người mất tích. Một trường hợp khác là một cụ già khoảng 90 tuổi đã bị chết đuối trong nhà.

Wu cho biết thêm rằng chính quyền đã không thông báo trước khi xả lũ. Sau khi thảm họa xảy ra, người dân phải tự cứu mình mà không có sự xuất hiện của các quan chức.

Trái ngược với Giang Tây và Quảng Đông, Hà Nam và các tỉnh phía Bắc chứng khiến siêu nắng nóng

Sina cho biết, các đợt nắng nóng đang hoành hành ở miền Bắc. Vào ngày 20 tháng 6, nhiệt độ ở một số tỉnh phía Bắc đạt mức rất cao trong đó Tế Nam là 40 độ C và Trịnh Châu là 38 độ C.

Nhiệt độ bề mặt còn nóng hơn nữa, Mạng Thời tiết Trung Quốc cho biết nhiệt độ bề mặt ở các khu vực của Thiểm Tây, Hà Nam, Cam Túc, An Huy, Ninh Hạ, Sơn Tây, Hà Bắc, Thiên Tân, Sơn Đông và những nơi khác đã vượt quá 60 ℃. 

Nhiệt độ bề mặt của Tây An là cao nhất, đạt 70 ℃. Trịnh Châu và Lan Châu, đạt khoảng 67 ℃.

Mặt đất nóng đến nỗi những mặt đường bằng xi măng đã vỡ ra. Một số đoạn đường, cảnh tượng nứt vỡ giống như vừa xảy ra động đất.

Cư dân địa phương đã quay lại một số video cho thấy đường bê tông nổ tung như thế nào.

Sina trích dẫn dự báo thời tiết cho biết thời tiết ở miền Bắc vẫn sẽ tiếp tục có nhiệt độ cao thường xuyên, nhiều nơi có thể lên tới 40 độ C.

Related posts