Ảnh hưởng toàn cầu chuyển từ Liên Hiệp Quốc sang Diễn đàn Kinh tế Thế giới

James Gorrie

Ban hội thảo ‘Các nhà lãnh đạo Thập kỷ Kỹ thuật số của u Châu’ tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2022 ở Davos, Thụy Sĩ, hôm 25/05/2022. Cuộc họp hàng năm diễn ra từ ngày 22 đến 26/05 với sự tham gia của những người đứng đầu chính phủ và các nhà lãnh đạo kinh tế. (Ảnh: Eric Lalmand/Belga Mag/Pool/AFP/ Getty Images)

Những người có ảnh hưởng trên mọi mặt của cuộc sống kết hợp với tổ chức quyền lực có trụ sở tại Davos

Diễn đàn Kinh tế Thế giới có đang thay thế Liên Hiệp Quốc trở thành tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới không?

Khi quý vị so sánh cả hai tổ chức này về quyền lực, tầm ảnh hưởng, và vị trí, chắc chắn sẽ thấy giống như vậy.

Trật tự kinh tế tự do sau chiến tranh

Hãy nhớ lại rằng Hoa Kỳ đã lãnh đạo thành lập Liên Hiệp Quốc (UN) vào năm 1945 sau Đệ Nhị Thế chiến. Tiếp theo  là Liên Xô, Vương quốc Anh, Trung Quốc, và Pháp gia nhập Liên Liên Hiệp Quốc.

Dưới sự thống trị của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc nhanh chóng trở thành tổ chức quyền lực và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Việc Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại New York, thành phố quan trọng nhất của quốc gia hùng mạnh và có ảnh hưởng nhất trên Trái đất. đã tại nên ý nghĩa hoàn hảo. Hơn nữa, với chính tên gọi của mình, Liên Hiệp Quốc dựa trên sự thừa nhận rằng nhà nước-quốc gia là cơ sở của trật tự quốc tế.

Cơ sở này là có lý, phải không?

Các quốc gia có quan hệ với các quốc gia khác. Hoa Kỳ là nhà lãnh đạo của các quốc gia trong hầu hết những năm tồn tại của Liên Hiệp Quốc (U.N.), thiết lập trật tự kinh tế tự do dẫn đến sự mở rộng của cải lớn nhất trong lịch sử trên toàn thế giới.

Tất nhiên, có các tổ chức của U.N. và các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động cho U.N. với nhiều chức năng khác nhau. Nhưng điểm mấu chốt là với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu của các quốc gia, thế giới đã tìm đến Hoa Kỳ— tới tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở New York —để giải quyết các vấn đề và tranh chấp giữa các quốc gia.

Một người đi qua những lá cờ bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York hôm 20/05/2021. (Ảnh: Angela Weiss/AFP/Getty Images)

Nhưng U.N. có còn quan trọng như vậy không?

Không nhiều lắm.

Thế giới chuyển động hướng tới chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số

Trên thực tế, chính xác hơn khi nói rằng thế giới đang nhanh chóng rời xa U.N. —và đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ — bởi vì U.N. đơn giản là không tuân thủ hoặc thậm chí thúc đẩy hoặc bảo vệ các giá trị và lý tưởng truyền thống mà dựa trên đó U.N. được thành lập. Những sự thật đơn giản đó là rõ ràng và khiến người ta kết luận rằng Hoa Kỳ đang bị gạt ra ngoài lề với tư cách là một lực lượng quân sự, kinh tế, công nghệ, và văn hóa toàn cầu.

Được dẫn dắt bởi ông Klaus Schwab, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), có trụ sở tại Davos, Thụy Sĩ, đã bước vào khoảng trống về quyền lực và vai trò lãnh đạo do ảnh hưởng ngày càng thu hẹp của Mỹ.

Một trật tự quốc tế chuyên chế kỹ thuật số mới đang xuất hiện, với những tác động to lớn đối với thế giới và Hoa Kỳ.

Đầu tiên, đáng chú ý là WEF là một tổ chức có trụ sở tại Âu Châu. Địa điểm này rõ ràng thể hiện sự chuyển dịch quyền lực sang Âu Châu và Liên minh Âu Châu, khối kinh tế lớn nhất thế giới.

WEF từng bước đi lên còn thế giới thì đi theo

Hơn nữa, sức mạnh, tầm hoạt động toàn diện và uy tín của WEF là không thể phủ nhận. Sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo công nghệ lâu đời và các công ty công nghệ mới nổi trên khắp thế giới mang lại nguồn sức mạnh công nghệ vô song cho Davos. Danh sách các công ty đối tác của WEF bao gồm tất cả.

WEF cũng tự hào có một đội ngũ cựu sinh viên Lãnh đạo Toàn cầu Trẻ, là những người có tên tuổi trong các nhà lãnh đạo chính trị trên khắp thế giới, bao gồm ông Emmanuel Macron của Pháp, ông Justin Trudeau của Canada, và ông Boris Johnson của Vương quốc Anh, đó mới chỉ là một số ví dụ.

Các nhà lãnh đạo thần học như Mục sư Rick Warren, rất nhiều biểu tượng văn hóa, và 100 tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới cũng nằm trong danh sách của WEF.

Đáng buồn thay, tất cả họ đều có vẻ phù hợp với tầm nhìn của WEF về một “Đại Tái thiết” (Great Reset).

Nghị trình “Đại Tái thiết”

Nghị trình mà ông Schwab và WEF của ông đang thúc đẩy đối với phần còn lại của thế giới – và họ đang thúc đẩy, theo cách này – hoàn toàn chống lại mọi tự do, mọi quyền và thậm chí mọi ý thức về tính [chủ quyền] quốc gia mà Hoa Kỳ ủng hộ.

Nghị trình này là một ý tưởng rất tồi. Đó là tin xấu cho những ai yêu thích tự do và tự quyết.

Người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab nói trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, hôm 20/01/2020 (Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)

Đề nghị trật tự thế giới mới dựa trên sự quản trị từ trên xuống bao gồm “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan”, giống mô hình chủ nghĩa phát xít hơn, nhắm vào các kết quả do chính phủ quyết định hơn là trách nhiệm đối với cổ đông. Kết quả là sự quản trị này thay thế quan niệm của chúng ta về chủ nghĩa tư bản mà có sự ủng hộ tính lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản, loại bỏ các cổ đông, tập trung gần như quyền lực tuyệt đối vào các doanh nghiệp.

Việc tuân thủ các luật mới về kinh tế, chính trị, y tế, và ngôn luận — và việc thực thi các luật đó — là yếu tố nổi bật trong thế giới quan của những người trong WEF. Hơn nữa, WEF có sự hỗ trợ và hợp tác của các công ty, nhà lãnh đạo, nhà lập pháp, tổ chức y tế, kinh doanh, và thương mại quan trọng hơn trên thế giới.

Bản tóm tắt nhanh mới chỉ với một vài ý tưởng thúc đẩy WEF tiến tới vị trí thống trị toàn cầu trong Đại Tái thiết đã vẽ nên một bức tranh rất tồi tệ.

Một tầm nhìn đáng sợ đang diễn tiến?

Tầm nhìn của WEF về một xã hội toàn cầu sẽ như thế nào?

Đầu tiên, tầm nhìn đó sẽ yêu cầu “hợp tác kỹ thuật số”, có nghĩa là “đáp ứng các nhu cầu của Cách mạng Công nghiệp Lần thứ tư trong khi tìm cách thúc đẩy phân tích, đối thoại và tiêu chuẩn toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và tính toàn diện kỹ thuật số.” Câu nói đó là của ông Schwab, cũng như tất cả những người khác đi theo.

Và “quản trị kỹ thuật số?” Khái niệm ấy có thể là gì?

Rõ ràng, quản trị kỹ thuật số có nghĩa là “quản trị bằng hợp tác kỹ thuật số” và cần thiết để “đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ tư.”

Còn “Cách mạng Công nghiệp Lần thứ tư” kéo theo vấn đề gì?

Trong số nhiều vấn đề khác, cuộc cách mạng này có thể bắt buộc con người phải bị gắn thẻ theo dõi, bị giám sát, và bị kiểm soát bởi giới tinh hoa thông qua kỹ thuật số, mà không có bất kỳ sự lựa chọn hoặc kiểm soát nào đối với cơ thể của chính quý vị. Đó là sự pha trộn giữa sinh học với kỹ thuật số để tạo ra một dạng sống lai người.

Hãy bàn về việc theo đuổi ra thứ sinh vật kỳ quái.

Đó là tất cả mọi người, nhân tiện, tất cả chúng ta trên thế giới. Mục tiêu này gắn liền với nghị trình của WEF về “hợp tác công và tư, liên quan đến sự kiểm soát từ trên xuống đối với tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ.”

Tóm lại, mục tiêu của WEF là áp dụng công nghệ, năng lượng xanh, phương tiện truyền thông bị kiểm soát và tước bỏ các chuẩn mực văn hóa truyền thống để xây dựng một xã hội toàn cầu của chủ nghĩa xuyên nhân loại, những con người được thay đổi bằng kỹ thuật số, và bị thống trị bởi tầng lớp tinh hoa.

Tất cả đều rõ ràng như vậy. Đó là những gì họ muốn làm, và Hoa Kỳ dường như không có tiếng nói trong vấn đề này.

Nghe như một cơn ác mộng thật sự và hoàn toàn đối với tôi.

Tôi không biết quý vị thế nào, nhưng tôi cảm thấy tốt hơn khi biết rằng Chúa là Đấng tối cao thực sự đang quản chúng ta chứ không phải ông Klaus Schwab.

Ông James R. Gorrie là tác giả của “The China Crisis” (“Cuộc Khủng Hoảng Trung Quốc”, NXB Wiley, 2013) và viết trên blog của mình, TheBananaRepublican.com. Ông hiện đang sinh sống tại Nam California.

Vân Du biên dịch

Related posts