Trung Quốc: ‘Bài tập hè đặc biệt’ bị người dân chỉ trích là ‘dùng học sinh làm con tin’

Trần Phong

Một đứa trẻ được tiêm vắc xin COVID-19 ở Bắc Kinh.

Phòng giáo dục thành phố Bắc Hải (tỉnh Quảng Tây) đã phân công cho học sinh “một bài tập hè đặc biệt”, yêu cầu học sinh vận động những người thân thích như ông bà đi tiêm phòng, theo báo Trung Quốc NetEase.

Chính quyền một vùng ở Bắc Kinh nói sẽ ngừng tiền trợ cấp cho người già nếu họ không tiêm đủ. Gần đây, các địa phương ở Trung Quốc đã ban hành các chỉ tiêu tiêm phòng, nhiều nơi xuất hiện các vụ cưỡng chế tiêm chủng, khiến người dân phản ứng dữ dội.

Vào ngày 6 tháng 7, tài khoản WeChat chính thức của “Phòng giáo dục quận (Hải Thành), thành phố Bắc Hải)” đã đăng thông báo “Bài tập hè đặc biệt”. Nội dung bài tập là chính quyền yêu cầu học sinh vận động ông bà nội ngoại trên 60 tuổi đi tiêm vắc xin mũi 1.

Thông báo cũng mô tả phần thưởng của bài tập là: Từ ngày 3 đến ngày 30 tháng 7 năm 2022, các học sinh và trẻ em vận động thành công người già trên 60 tuổi đến tiêm vắc xin mũi 1 tại điểm tiêm chủng ở huyện (Hải Thành) sẽ nhận được giấy khen “Vệ sĩ nhỏ chống dịch” và một món quà nhỏ tinh mỹ do tổ dân phố và Bộ giáo dục quận Hải Thành) trao tặng. 

Ngoài ra, những người già trên 60 tuổi đã tiêm vắc xin mũi 1 có thể mang theo giấy chứng nhận tiêm chủng và chứng minh thư đến địa điểm được chỉ định ở các khu phố để nhận thưởng 100 nhân dân tệ tiền mặt hoặc phiếu mua hàng siêu thị trị giá 100 tệ.

Biện pháp này của chính phủ đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ cư dân mạng. Epoch Times đã tổng hợp một số bình luận của cư dân mạng về việc này: “Trẻ em chính là con tin, có thể trói chặt sáu người lớn“. Chả trách (chính quyền) khuyến khích sinh con, một công cụ duy trì ổn định thế hệ mới, ngộ nhỡ người già có chuyện bất trắc (phản ứng phụ do tiêm vắc xin), thì liệu đứa trẻ kia có bị ám ảnh cả đời?  

Người khác nói: “Đó thực sự là một con tin vạn năng. Khi những người có con trẻ nghe rằng việc bảo vệ quyền lợi và khiếu nại của họ sẽ ảnh hưởng đến kỳ thi vào đại học, kỳ thi nghiên cứu sinh, thi công chức, lưu vào danh sách đen của con mình, họ liền không dám nói, đúng là thủ đoạn bách phát bách trúng.”

Một người khác kể ra câu chuyện của người thân của họ: “Bên ngoài bảo là tự nguyện tiêm phòng, bên trong thì cương quyết đề ra chỉ tiêu, con gái của chú tôi đi học, nhà trường yêu cầu mỗi học sinh đạt chỉ tiêu 10 người tiêm phòng, nên cũng đến bảo ba mẹ tôi tiêm, tôi nghe xong rất tức giận, cư dân mạng không hề sai khi nói đã đem học sinh biến thành con tin để thúc ép người lớn.” 

Ủy ban của một thôn ở Bắc Kinh quy định ngừng phát tiền trợ cấp cho những người già không tiêm phòng 

Ngoài các chỉ tiêu tiêm phòng do thành phố (Bắc Hải), tỉnh (Quảng Tây) đưa ra, các vụ tiêm phòng bắt buộc cũng đã xảy ra ở Bắc Kinh

Vào ngày 6 tháng 7, bài báo “một thôn làng ở Bắc Kinh có kế hoạch ngừng phát các khoản trợ cấp phúc lợi cho cả gia đình có người trên 60 tuổi không tiêm phòng” đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên các nền tảng xã hội Trung Quốc.

Theo một văn bản trực tuyến, Ủy ban thôn (Hạ Trung Viện), thị trấn Hàn Thôn Hà), quận (Phòng Sơn), (Bắc Kinh) đã ban hành “thông báo quan trọng” vào ngày 5 tháng 7, yêu cầu toàn bộ dân trong thôn phải tiêm phòng, trừ những người đang xạ trị ung thư, chạy thận thì tạm thời không cần tiêm phòng. 

Văn bản công bố trên mạng nêu rõ: Sau khi nghiên cứu, ủy ban thôn  quyết định rằng, những người già trên 60 tuổi ở thôn (Hạ Trung Viện) không đi tiêm phòng, thì các khoản phúc lợi cho cả gia đình họ (như quà tặng nước đóng chai, mì và dầu nhân dịp ngày lễ, trợ cấp cho người già trên 70 tuổi, cổ tức vườn cây ăn trái,…) sẽ chấm dứt kể từ ngày hôm ra quyết định. 

Về vấn đề này, phóng viên tờ Yi Cai đã gọi điện cho ủy ban thôn Hạ Trung Viện), thị trấn Hàn Thôn Hà) thăm hỏi, nhân viên phụ trách công tác phòng chống dịch có liên quan giải thích rằng đây là một “phương pháp tuyên truyền” và việc tiêm chủng vẫn dựa trên cơ sở nguyên tắc “tự nguyện”.

Để đối phó với câu hỏi của phóng viên YiCai về vụ việc “một thôn làng ở Bắc Kinh dự định ngừng phát trợ cấp phúc lợi cho cả gia đình những người trên 60 tuổi không đi tiêm phòng dịch Covid-19” , chính quyền thị trấn Hàn Thôn Hà, quận Phòng Sơn, Bắc Kinh đã nói với tờ Yicai vào ngày 7/7 rằng đối với “biện pháp không phù hợp “, họ đã yêu cầu thôn Hạ Trung Viện kiểm điểm nghiêm khắc và ngay lập tức rút lại thông báo này.

Ngoài ra, ngày 15/6, làng (Nam Thắng), thị trấn (Thác Lâm), quận (Phụng Hiền), thành phố (Thượng Hải) đã ra thông báo nêu rõ nếu người già trên 60 tuổi không thể cung cấp giấy chứng nhận của bác sĩ cho phép không tiêm phòng mà lại không tiêm phòng, ủy ban thôn sẽ hủy bỏ khen thưởng hộ gia đình, tặng quà nhân dịp Tết Trùng Cửu (mùng 9/9), trợ cấp gạo,…

Nhiều nơi ở Bắc Kinh cưỡng ép tiêm phòng: Những người không tiêm phòng bị cấm vào nơi công cộng

Điều đáng nói là mới đây, các thành phố như (Bắc Kinh), (Thượng Hải), (Thiên Tân), (Phúc Kiến) và những nơi khác đã ra thông báo yêu cầu tất cả người dân phải tiêm phòng khi đến nơi công cộng.

Chính quyền Bắc Kinh ngày 18/4 thông báo rằng tính đến giữa tháng 4, tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 cho người già trên 60 tuổi ở Bắc Kinh đã đạt 80,6% và tỷ lệ hoàn thành tiêm mũi tăng cường đạt 80%. Tuy nhiên, vẫn còn một số người cao tuổi chưa tiêm phòng và một số công dân đã tiêm đủ 2 mũi hơn 6 tháng nhưng vẫn chưa tiêm mũi tăng cường. 

Ngày 6/7, nhà chức trách (Bắc Kinh) thông báo kể từ ngày 11/7, những người đi vào các địa điểm tụ tập đông người như cơ sở đào tạo ngoại tuyến, rạp chiếu phim,… phải được tiêm phòng. Ngoài ra, những người cao tuổi ra vào các tổ chức người cao tuổi, viện dưỡng lão,… phải đạt được “tiêm vắc xin nhiều nhất có thể”.

Vì lý do an toàn, một cư dân hơn 60 tuổi ở quận (Tây Thành), (Bắc Kinh) lấy hóa danh Li (Lý Phân) nói với tờ Epoch Times vào ngày 8/7 rằng, “Các thành viên trong gia đình tôi cũng bị khu dân cư gọi điện thoại thúc giục đi tiêm phòng. Cưỡng ép những người 60 tuổi chúng tôi đi tiêm phòng, tôi nghĩ điều đó là quá đáng, không có quy định pháp luật nào yêu cầu tiêm phòng bắt buộc.”

Việc tiêm phòng bắt buộc của chính quyền Trung Quốc đã gây ra tranh cãi trên mạng xã hội tại Trung Quốc đại lục.

Epoch Times đã tổng hợp một số bình luận: “Tại sao không được đi đến nơi công cộng! Vắc xin thử nghiệm còn không phải là vắc xin hạng hai, tại sao bắt buộc phải tiêm! Các người ngang nhiên phạm pháp! Vắc xin của các người có tác dụng không? Đủ loại biện pháp cưỡng ép tiêm phòng, tự nguyện gì chứ!” 

“Từ khi phát triển vắc xin đến nay, những người mắc bệnh trước đây có bao nhiêu người đã tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh khi chưa tiêm phòng là bao nhiêu? Liệu có thể đưa ra báo cáo liên quan cho người dân xem không? Xin đưa ra bằng chứng khoa học để thuyết phục dân chúng!” 

“Tiêm rồi có phòng ngừa lây nhiễm không? Tiêm rồi vẫn xét nghiệm axit nucleic chứ? Tiêm rồi vẫn cách ly phải không? Tiêm rồi bị tác dụng phụ các người có thừa nhận không?” 

Related posts