Tin thế giới sáng thứ Ba: Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo sẵn sàng tranh cử Tổng thống năm 2024

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo sẵn sàng tranh cử Tổng thống năm 2024

Minh Đăng

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo rời sân khấu sau khi phát biểu trong Chuyến tham quan Tự do Hoa Kỳ tại Trung tâm Hội nghị Austin vào ngày 14/05/2022 ở Austin, Texas. (Ảnh của Brandon Bell / Getty Images)

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết ông đã “chuẩn bị” để tranh cử Tổng thống vào năm 2024 trong cuộc đối đầu với cựu Tổng thống Donald Trump.

Ông Mike Pompeo tiết lộ sự cân nhắc của mình trong một cuộc phỏng vấn với The Times hôm thứ Bảy (16/07). Theo The Times, ông Pompeo đã bắt đầu phát biểu và chạy quảng cáo ở các bang được đề cử sớm bao gồm Iowa, New Hampshire và Nam Carolina.

Trong chuyến thăm Đài Loan vào tháng 3/2022, ông Pompeo thúc giục Hoa Kỳ công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao, gọi đây là một bước “quá hạn” để nhận ra “một thực tế đã tồn tại, không thể nhầm lẫn”. Kể từ đó, ông đã lặp lại tuyên bố nhiều lần. Đầu tháng này (tháng 7/2022), ông đã khuyên Hoa Kỳ từ bỏ chính sách “chiến lược mơ hồ” trong một sự kiện được tổ chức bởi Trung tâm giao lưu chính sách chiến lược Anh Quốc. 

Vào ngày 8 tháng 7, ông Mike Pompeo đã được hỏi trong một cuộc phỏng vấn của Fox News về việc Hoa Kỳ có kế hoạch bảo vệ Đài Loan như thế nào. Ông ấy nói trong khi “không có kế hoạch hoàn hảo”, “có rất nhiều việc có thể được thực hiện”.

Cựu ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh mối đe dọa của Trung Quốc là “bên trong cửa ải” và ca ngợi cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát gần đây vì đã bảo vệ Nhật Bản và Thái Bình Dương chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Ông gọi ông Abe là “một nhân vật chính trị rất quyền lực và là người có chế độ an ninh phù hợp với đất nước của mình”. Cuộc ám sát ông Abe được xem là một cuộc tấn công vào nền dân chủ. Sau vụ ám sát, các nước phương Tây đang ngày càng nghi ngại Trung Quốc hơn nữa.  

Là một trong số ít những chính khách luôn rõ ràng trong nhận thức về mối nguy từ Trung Quốc, luôn thẳng thắn và có quyết sách trực diện nhắm vào sự trỗi dậy của nền kinh tế này, việc ông Mike Pompeo chạy đua trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 mang lại nhiều hy vọng cho Đảng Cộng hòa cũng như niềm vui cho những cử tri luôn dõi theo và ủng hộ ông.

Không chỉ ông Mike Pompeo, cựu thủ tướng Anh Tony Blair cũng coi Trung Quốc là một nguy cơ. Khi đưa ra bài giảng thường niên của Quỹ Ditchley, chủ yếu tập trung vào quan hệ Anh – Mỹ, vào ngày 16/07, ông Tony Blair đã đưa ra lời kêu gọi các quốc gia phương Tây cùng nhau phát triển một chiến lược chặt chẽ nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là “siêu cường thứ hai trên thế giới”. Khi đánh giá về Trung Quốc, ông cho rằng sức mạnh của Trung Quốc rất lớn, với dân số 1,3 tỷ và nền kinh tế gần như sánh bằng Mỹ. Bên cạnh đó, có một số ngành công nghệ, là thế mạnh của nước Mỹ, Trung Quốc dường như đã bắt kịp, trong khi có thể vượt mặt về một số lĩnh vực khác. Bởi vậy, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế rất đáng lo ngại.  

Thủ tướng Úc, ông Anthony Albanese cũng đã lên tiếng vì những biện pháp trừng phạt kinh tế phi lý mà Trung Quốc áp lên các hàng hóa xuất khẩu của Úc. Ngoài ra, chính sách quan hệ ngoại giao cưỡng ép mà Trung Quốc đặt điều kiện để tái thiết lại mối quan hệ giữa hai quốc gia, cũng khiến các quan chức cấp cao của Úc bất bình. 

Trong khi các quốc gia phương Tây đang dần nhận ra sức ép mà Trung Quốc đang đặt ra dựa trên những lợi thế mà họ có, một số nước vì “chính sách ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc mà đã rơi vào cảnh lạm phát tăng vọt, đất nước lao đao như Sri Lanka, Lào, Campuchia, một số nước khác thì đang bắt đầu trên con đường ấy. Khi các quốc gia trên toàn thế giới đã nhận ra bộ mặt thật của Trung Quốc và cùng nhau hợp sức, cái kết nào sẽ chờ đợi ĐCSTQ ở phía cuối vở kịch?   

Minh Đăng

Ukraine nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Nga

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba (AP)

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba hôm thứ Hai (18/7) đã tuyên bố rằng các cuộc đàm phán hòa bình với Moscow sẽ chỉ khả thi sau khi Nga thất bại trên chiến trường.

Ông Kuleba, trong cuộc trả lời phỏng vấn Forbes Ukraine được đăng tải hôm 18/7, cho rằng chính “hành vi hung hăng” của Nga là nguyên nhân không thể có các cuộc đàm phán hòa bình. Ông lập luận rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào “sẽ đều trực tiếp liên quan đến tình hình tại tiền tuyến”.

“Tôi đã nói với tất cả các đối tác một điều đơn giản: ‘Nga nên ngồi vào bàn đàm phán sau khi thất bại trên chiến trường. Nếu không, họ sẽ lại đưa ra lời lẽ tối hậu thư’”, ông Kuleba giải thích.

Ngoại trưởng Ukraine nhấn mạnh rằng Tổng thống Zelensky không loại trừ “khả năng đàm phán” nhưng tin rằng bây giờ “chưa có lý do gì” để làm vậy.

“Ông ấy đã truyền thông điều này rất rõ ràng tới những vị lãnh đạo của các quốc gia vốn đã từng đề xuất về các cuộc đàm phán. Những vị lãnh đạo này cũng đã đang ngừng nói về điều đó”, ông Kuleba cho biết.

Hồi tháng Sáu, nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine, ông David Arakhamia đã tuyên bố Kyiv tin rằng họ có thể đạt được “ưu thế” trong đàm phán vào cuối tháng Tám sau khi tiến hành “các hoạt động phản công trong một số khu vực nhất định”.

Moscow và Kyiv đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình chỉ 4 ngày sau khi quân đội Nga tiến hành xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai. Hai bên đã tổ chức nhiều vòng đối thoại trực tiếp tại Belarus và sau đó tiếp tục các cuộc đàm phán qua video.

Vào cuối tháng Ba, các đoàn đàm phán từ Nga và Ukraine đã gặp lại nhau một lần nữa tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, từ sau đó, các cuộc đàm phán như vậy đã bị đình trệ hoàn toàn. Hai bên đổ lỗi cho nhau đã không giữ cam kết đàm phán.

Như Ngọc

Hãng Google bị phạt thêm gần 390 triệu USD tại Nga

Ngày 18/7, tòa án Nga đã phạt hãng Google số tiền 21,8 tỷ RUBLE (tương đương với 387 triệu USD) do tiếp tục không gỡ bỏ các nội dung mà chính quyền Moscow xem là bất hợp pháp.

Được biết, đây là lần thứ 2 Google bị phạt, với mức phạt dựa trên tỷ lệ doanh thu tại Nga. Hiện Google chưa có bình luận về thông tin nêu trên.

Cuối tháng trước, Cơ quan giám sát thông tin Nga (Roscomnadzor) cho biết tập đoàn Google đang lần thứ 2 đối mặt với mức phạt từ 5-10% doanh thu khi tiếp tục không xóa các nội dung bị cấm, bao gồm thông tin sai lệch trên YouTube liên quan tới các sự kiện tại Ukraine. Trong thông báo, Roscomnadzor nhấn mạnh trang chia sẻ video YouTube đã cố tình tăng cường đưa thông tin sai lệch về tiến độ cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine, qua đó ảnh hưởng đến uy tín của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Cơ quan này nêu rõ việc tái phạm sẽ dẫn tới án phạt tương đương 5-10% doanh thu hằng năm của Google tại Nga. Con số chính xác sẽ được quyết định tại tòa.

Hồi tháng 5 vừa qua, giới chức trách Nga đã tịch thu hơn 7,7 tỷ RUBLE (143 triệu USD) doanh thu của Google, số tiền mà hãng được yêu cầu phải thanh toán vào cuối năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Nga trích lại tiền phạt từ doanh thu hằng năm của công ty. “Việc chính quyền Nga thu giữ tài khoản ngân hàng của Google Nga khiến văn phòng của chúng tôi không hoạt động được. Do đó, Google Nga đã nộp đơn xin phá sản”, phát ngôn viên của công ty chia sẻ.

Related posts