TQ xóa sạch thông tin về dịch bệnh vùng phát ở Đại Lục

Lê Tiểu Quỳ

Ông Dương Chiêm Thu (Yang Zhanqiu), một chuyên gia từ Đại học Vũ Hán, đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với CCTV rằng khả năng gây bệnh của BA.5 yếu đi đáng kể, và nó chỉ có các triệu chứng giống như cảm lạnh và không gây ra viêm phổi. Điều này khiến người ta không khỏi thắc mắc tại sao dịch bệnh lại đột ngột bùng phát ở Đại Lục. Sau đó, thông tin này đã bị xóa.

Hiện tại, liệu Omicron BA.5 có xâm lấn phổi hay không đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận Trung Quốc. Tài khoản WeChat về Kinh tế và Xã hội chính thức của Nhân dân Nhật báo đã đăng một báo cáo phỏng vấn với ông Đổng Tiểu Bình (Dong Xiaoping), chuyên gia chính về virus học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc vào ngày 17/7. Ông Đổng cho biết, so với các thể đột biến trước đó, đột biến BA.4 và BA.5 đã tăng cường khả năng lây truyền đáng kể nhưng không có sự gia tăng rõ ràng về khả năng gây bệnh và nó đang suy yếu.

Ông nói, “Sự lây nhiễm quy mô lớn của các biến thể BA.4 và BA.5 vẫn gây tử vong cho những người cao tuổi có các bệnh nền.”

Ông Đổng Tiểu Bình cũng cho biết, hiện chưa có dữ liệu đầy đủ để xác minh xem liệu tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin Trung Quốc chống lại các biến thể BA.4 và BA.5 có thay đổi hay không.

Về chính sách phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc hiện nay, ông Đổng nhấn mạnh rằng các biện pháp phòng chống dịch hiện có của chính quyền vẫn còn hiệu quả, và cần kiên trì không lay động đối với chính sách chung “zero COVID linh động”.

Vào ngày 11/7, ông Dương Chiêm Thu, Phó giám đốc Viện virus, Khoa Y Đại học Vũ Hán, đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Tin tức 1 + 1″ của CCTV, rằng hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm virus Omicron BA.5 đều là lây nhiễm không triệu chứng, việc lây nhiễm này có thể chỉ được phát hiện sau khi tiến hành xét nghiệm. Mức độ gây hại do BA.5 gây ra đã giảm đáng kể. Trước đây, người ta tin rằng virus viêm phổi Vũ Hán chủ yếu gây tổn thương phổi, nhưng hiện tại, virus biến thể Omicron chỉ lây nhiễm ở cổ họng và đường hô hấp trên, tức là nó có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, và không gây ra viêm phổi.

Tuy nhiên, đến ngày 14/7, kiểm tra lại trên trang web của CCTV, video phỏng vấn này đã không còn. Nhiều trang web tin tức ở Trung Quốc Đại Lục cũng xóa video sau khi đăng lại.

Ông Dương Chiêm Thu chỉ ra rằng hiện tại, virus đột biến Omicron chỉ lây nhiễm ở cổ họng và đường hô hấp trên, tức là nó có các triệu chứng giống như cảm lạnh và không gây ra viêm phổi. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình CCTV)

Không chỉ vậy, một báo cáo nghiên cứu lâm sàng của nhóm chuyên gia phòng chống dịch Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) ở Thượng Hải vào ngày 18/6 cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lây nhiễm nghiêm trọng của biến thể Omicron là cực kỳ thấp, và tỷ lệ nghiêm trọng của ‘nhóm không có nguy cơ cao’ là 0. Nhưng báo cáo cũng đã bị xóa sau khi nó được xuất bản trên tạp chí chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc.

Ngoài ra, các bình luận từ cư dân mạng trên các mạng xã hội ở Đại Lục đặt câu hỏi về chính sách “zero COVID linh động” cũng bị xóa. Ngày 14/7, một loạt bài báo đăng trên mục bình luận của Nhân dân Nhật báo, khen ngợi về chính sách “zero COVID” gây bất bình trong người dân, cư dân mạng đã để lại lời nhắn ở cuối phần bình luận: “Bạn có dữ liệu để chứng minh (zero COVID) là ‘kinh tế nhất và hiệu quả tốt nhất’?”, “Có bao nhiêu người thất nghiệp trong hai năm qua, bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã đóng cửa và bao nhiêu người đã chết vì tất cả các bệnh viện phong tỏa, bạn có dữ liệu nào không?”. Những bình luận này đã nhanh chóng bị cơ bộ phận kiểm duyệt mạng xóa bỏ.

Từ ngày 14/7, hàng loạt bài báo đã được đăng tải trên trang bình luận của Nhân dân Nhật báo, khen ngợi chính sách “zero COVID”, đã gây bất bình cho người dân. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình Weibo)

Hơn 20 tỉnh thành bùng phát dịch

Theo một báo cáo từ Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc vào ngày 18/7, có 167 ca lây nhiễm mới đã được xác nhận ở Trung Quốc vào ngày 17/7. Trong đó 117 ca tại bản địa, bao gồm 59 ca ở tỉnh Quảng Tây, 28 ca ở tỉnh Cam Túc, 9 ca ở tỉnh Tứ Xuyên, 7 ca ở tỉnh Quảng Đông; Thượng Hải, An Huy Giang Tây và Hà Nam, mỗi tỉnh có 3 ca; Giang Tô và Hải Nam, mỗi tỉnh có 1 ca.

Có 431 ca nhiễm không triệu chứng mới, trong đó có 393 trường hợp bản địa.

Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, ĐCSTQ đã đầu tư một lượng lớn năng lực xét nghiệm axit nucleic để thực hiện “zero COVID”, và ước tính một năm sẽ tiêu tốn 1.450 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, bức trường thành “zero COVID” tốn kém này đến nay vẫn không thể ngăn được làn sóng dịch tấn công hết lần này đến lần khác.

Theo trang tin Thời báo Sức khỏe tại Trung Quốc đưa tin ngày 17/7, tại Trung Quốc có 580 ca nhiễm mới trong ngày 16/7, cao nhất kể từ tháng 7 và hơn 400 ca nhiễm mới trong 3 ngày liên tiếp. Hơn 20 tỉnh, thành tái phát dịch cục bộ. Tính từ ngày 2 đến 11/7, trong 10 ngày liên tiếp, chỉ trong một ngày đã có hơn 300 ca nhiễm mới.

Hiện tại, trọng điểm quan sát dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn tập trung vào An Huy, Quảng Tây và Cam Túc.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Related posts