Ông Putin ký luật tăng hình phạt với lính đào ngũ lên 10 năm

Ông Putin ký luật tăng hình phạt với lính đào ngũ lên 10 năm
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì một cuộc họp về tình hình trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt ở dinh thự quốc gia Novo-Ogaryovo bên ngoài Moscow, hôm 14/04/2022. (Ảnh: Mikhail Klimentyev/Sputnik/AFP qua Getty Images)

Tờ TASS đưa tin, theo luật hình sự sửa đổi được ông Putin ký ban hành hôm 24/9, quân nhân Nga “tự ý đầu hàng” trong một cuộc xung đột có thể phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm. 

Tờ TASS đưa tin hôm 24/9, Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua các sửa đổi đối với Bộ luật Hình sự của Nga.

Theo đó, việc không thực hiện mệnh lệnh của sĩ quan cấp trên “trong thời gian thiết quân luật, trong thời chiến, trong một cuộc xung đột vũ trang” cũng như từ chối tham gia vào “các chiến dịch quân sự hoặc chiến đấu” sẽ bị phạt tù từ 2 – 3 năm.

Nếu từ chối tham gia chiến đấu và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, họ có thể phải đối mặt với án tù từ 3 – 10 năm.

Quân nhân đào ngũ trong thời gian có lệnh động viên hoặc thời chiến sẽ bị phạt tới 15 năm tù.

Quân nhân tự nguyện đầu hàng kẻ thù sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm.

Việc không hoàn thành đơn đặt hàng mua sắm quốc phòng ở Nga sẽ bị phạt tới 10 năm sau song sắt.

Những người bị kết tội cướp bóc trong một cuộc xung đột quân sự hoặc trong thời chiến có thể phải đối mặt với 15 năm tù.

Tuy nhiên, người phạm tội lần đầu có thể được miễn trách nhiệm hình sự với điều kiện quân nhân đó đã thực hiện các biện pháp để được thả, đã trở về đơn vị hoặc nơi làm nhiệm vụ của mình và không phạm bất kỳ tội danh khác trong thời gian bị giam cầm, theo TASS.

Luật nói trên được thông qua chỉ vài ngày sau khi ông Putin đưa ra sắc lệnh động viên một phần hôm 21/9, theo đó 300.000 quân dự bị Nga sẽ được gọi nhập ngũ, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn.

Ngay sau lệnh động viên của ông Putin, lưu lượng giao thông tại các ngã ba biên giới với Phần Lan và Gruzia tăng vọt và cháy vé các chuyến bay từ Moscow.

Hơn 2.000 người đã bị giam giữ trên khắp nước Nga vì phản đối lệnh động viên, trong đó có 798 người bị giam giữ tại 33 thị trấn vào hôm 24/9, theo nhóm giám sát độc lập OVD-Info.

Phản ứng của quốc tế

Trước bài phát biểu của ông Putin, các nhà lãnh đạo thế giới họp tại Liên Hợp Quốc ở New York đã lên án việc Nga xâm lược Ukraine và có kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý cho 4 khu vực bị chiếm đóng trong những ngày tới để tham gia cùng Nga.

Theo đó, Nga tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý từ 23/9 đến ngày 27/9 tại các tỉnh Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia, chiếm khoảng 15% lãnh thổ Ukraine, một khu vực có diện tích tương đương Hungary.

Trong một cuộc họp báo sau bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 24/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, các khu vực đang tiến hành bỏ phiếu sẽ được Moscow “bảo vệ hoàn toàn” nếu sáp nhập vào Nga.

Khi được hỏi liệu Nga có cơ sở cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ các khu vực bị sáp nhập của Ukraine hay không, Ngoại trưởng Lavrov cho biết lãnh thổ Nga, bao gồm cả lãnh thổ “được ghi trong hiến pháp của Nga trong tương lai “đang nằm dưới sự bảo hộ toàn diện của nhà nước Nga”.

Ông nói: “Tất cả các luật, học thuyết, khái niệm và chiến lược của Liên bang Nga đều áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ của mình”, đồng thời ông đề cập cụ thể đến học thuyết của Nga về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Gần 3/4 quốc gia trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu khiển trách Nga và yêu cầu nước này rút quân khỏi Ukraine.

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, khiến một số thành phố của Ukraine trở nên hoang tàn và gây ra cuộc đối đầu lớn nhất giữa Nga với phương Tây kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Bên cạnh đó, ông Putin cảnh báo phương Tây rằng nếu họ tiếp tục cái mà ông gọi là “hành vi đe dọa hạt nhân” thì Moscow sẽ đáp trả bằng sức mạnh của toàn bộ kho vũ khí khổng lồ của mình.

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, cho hay những tuyên bố của Nga về việc có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân là “hoàn toàn không thể chấp nhận được” và Kyiv sẽ không nhượng bộ.

Ông Kuleba nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các cường quốc hạt nhân lên tiếng và nói rõ với Nga rằng, những lời lẽ như vậy sẽ khiến thế giới gặp rủi ro và sẽ không được dung thứ”.

Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết, Anh và các đồng minh không nên để ý đến các mối đe dọa từ ông Putin, người đã mắc phải điều mà bà gọi là một “sai lầm chiến lược” vì không lường trước được sức mạnh phản ứng từ phương Tây.

Bà Truss nói với đài CNN trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 25/9: “Chúng ta không nên nghe những lời đe dọa không có thật của ông Putin”.

Thanh Hải

Ủy viên quân sự Nga ở Siberia bị bắn tại trung tâm tuyển quân

Một ủy viên quân sự ở miền đông Siberia đang trong tình trạng nguy kịch sau khi bị một người lính bắn tại trung tâm tuyển quân hôm thứ Hai, trong bối cảnh các cuộc phản kháng đối với lệnh tổng động viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục diễn ra.

Vụ việc xảy ra tại thành phố Ust-Ilimsk gần hồ Baikal ở phía đông Siberia, một trong những khu vực nghèo của Nga. Việc tuyển quân được cho là đặc biệt tích cực ở những khu vực như vậy để bù đắp cho hạn ngạch thấp ở các đô thị giàu có hơn của đất nước.

Người xả súng, Ruslan Zinin, đã bị bắt tại hiện trường, theo cảnh quay của cảnh sát lan truyền trên mạng xã hội.

Vụ nổ súng là hành động phản kháng tiêu cực nhất xảy ra đối với việc ‘huy động một phần’ mà ông Putin tuyên bố vào tuần trước để. Kể từ đó, khoảng 2.000 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình phản đối trên khắp đất nước, theo một nhóm giám sát độc lập.

Ở vùng Dagestan, miền nam nước Nga, cảnh sát cũng đã đụng độ với những người phản đối việc điều động một phần quân dự bị đến tham chiến ở Ukraine. Cảnh sát đã phải bắn cảnh cáo để giải tán đám đông người biểu tình.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, cuộc biểu tình bùng lên để đáp lại việc yêu cầu nhập ngũ đối với 110 người đàn ông từ làng Endirey, nơi có dân số 8.000 người. Cư dân trong làng cũng đã chặn một con đường để ngăn không cho chính quyền đi vào.

Video cho thấy lực lượng an ninh bắn vào không trung và xảy ra xô xát giữa cư dân địa phương và cảnh sát.

Hàng chục video được đăng lên mạng xã hội cũng cho thấy các cuộc đối đầu với cảnh sát ở thủ đô Makhachkala của khu vực, khi những người biểu tình hô vang “Không tham gia chiến tranh”.

Dagestan là nơi đa số người Hồi giáo sinh sống, nằm trên bờ Biển Caspi ở miền núi phía bắc Caucasus. Đây là một trong những khu vực của Nga mà hầu hết nam giới hiện đang nhập ngũ.

Các nhà hoạt động đã phàn nàn rằng các thành viên cộng đồng thiểu số đang bị nhắm mục tiêu trong chiến dịch điều động của Nga.

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết gần 6.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ ngày 24 tháng 2. Quân đội Ukraine đã báo cáo 56.700 người Nga thương vong.

Ngân Hà (t/h)

Related posts