‘Điều gì xảy ra trong nội bộ Trung Nam Hải’: Chuyên gia nghi ngờ khi chính sách thay đổi quá nhanh

Bá Long

Do số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, chính quyền Bắc Kinh đã hoãn Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương dự kiến ​​​​ban đầu tổ chức vào tuần này. Một nhà Hán học người Pháp đã đăng một bài báo ngày 13/12 chỉ ra rằng, tốc độ thay đổi chính sách “zero covid” của chính quyền ĐCSTQ là rất đáng ngờ. Điều này có vẻ trái ngược với cách mà ĐCSTQ đã làm trong quá khứ.

Sự bùng phát dịch Covid-19 khiến cho Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Trung Quốc bị tạm hoãn 

Bloomberg đưa tin,  theo những người am hiểu vấn đề về vấn đề này tiết lộ, do số người nhiễm Covid-19 tăng đột biến, chính quyền Bắc Kinh đã quyết định hoãn Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương ban đầu dự kiến ​​tổ chức vào tuần này.

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thông thường được tổ chức trong ba ngày, sau đó nội dung báo cáo được các phương tiện truyền thông công bố khái quát sau cuộc họp, nhưng mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ được công bố chính thức tại hai kỳ họp vào tháng 3 năm tới.

Theo Bloomberg, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa xác định cuộc họp sẽ bị hoãn đến khi nào.

Nội bộ Trung Nam Hải đã xảy ra chuyện gì?

Nhà Hán học người Pháp Jean-Philippe Béja đã đăng một chuyên mục trên tờ Le Monde hôm thứ Ba (13 tháng 12), lập luận rằng sau khi các cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn xảy ra ở nhiều nơi ở Trung Quốc và bị đàn áp, chính sách zero – covid của chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng thay đổi, vậy điều gì đã xảy ra bên trong nội bộ của ĐCSTQ?

Jean-Philippe Béja viết rằng kể từ khi thành lập ĐCSTQ vào năm 1949, lần đầu tiên những người biểu tình yêu cầu tổng bí thư ĐCSTQ hạ đài và hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc!”, xác định rõ yêu cầu chính trị của họ là “muốn tự do, muốn pháp quyền!” 

Theo hiểu biết của Jean-Philippe Béja, chính quyền ĐCSTQ đã bắt đầu sử dụng các phương tiện công nghệ cao để tìm kiếm người biểu tình. Trong mấy ngày qua, một số người biểu tình trẻ tuổi đã bị cảnh sát tìm đến cửa nhà hoặc nhận được các cuộc gọi đe dọa từ cảnh sát, nhiều người phải gỡ bỏ các ứng dụng vượt tường lửa (VPN), ứng dụng để liên lạc và vận động biểu tình như Telegram và Signal. Ở Trung Quốc, việc vượt tường lửa bị Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là bất hợp pháp và sẽ bị bắt giữ.

Các trường đại học ở Trung Quốc sẽ cho sinh viên nghỉ Tết nguyên đán sớm một tháng để ngăn họ tụ tập trong khuôn viên trường, tổ chức các cuộc biểu tình tiếp theo. Ngoài ra, cảnh sát đã chiếm giữ các điểm tình nghi có thể xảy ra biểu tình ở một số thành phố và bắt giữ thô bạo những người dám liều lĩnh đến đó.

Jean-Philippe Béja viết, ai có thể nghĩ rằng zero – covid do ông Tập Cận Bình đích thân quyết định, tượng trưng cho tính ưu việt của hệ thống, lại bị vứt bỏ nhanh chóng như vậy dưới áp lực của các cuộc biểu tình trên đường phố?. Cách làm trước đây của ĐCSTQ không như vậy, cách làm thông thường của ĐCSTQ trước tiên là đàn áp và bỏ tù những người cầm đầu, sau đó điều chỉnh một số chính sách để xoa dịu sự bất mãn. Sự thay đổi nhanh chóng trong thái độ của ĐCSTQ hiện nay khiến người ta tự hỏi điều gì đang diễn ra bên trong nội bộ Đảng Cộng.

Jean-Philippe Béja tin rằng bất chấp chiến thắng của Tập Cận Bình vào ngày 23 tháng 10, mọi người vẫn nghi ngờ liệu có sự đấu đá trong nội bộ chính quyền hay không. Mặc dù trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị thậm chí không có một phe đối lập nào, nhưng ông Tập Cận Bình có kẻ thù nào trong đảng không? Có thể một số người trong giới lãnh đạo đổ lỗi cho ông Tập Cận Bình về chính sách zero – covid đã gây tổn hại quá lớn cho nền kinh tế và làm dấy lên sự bất mãn của quần chúng? Có phải một số nhà lãnh đạo buộc ông Tập thay đổi phương hướng?. Dù bằng cách nào, sau một tháng nắm toàn bộ quyền lực, các cuộc biểu tình dường như đã làm suy yếu hình ảnh cứng rắn của ông Tập.

Tuyên bố đáng ngạc nhiên từ các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc

Jean-Philippe Béja chỉ ra rằng điều đáng chú ý là bài điếu văn do tờ Nhân dân Nhật báo của chính quyền Trung Quốc đăng tải về cái chết của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã gây sốc. Bài điếu văn thông thường đại diện cho ý kiến ​​của toàn bộ các lãnh đạo của ĐCSTQ, tuy nhiên bài điếu văn có một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng Giang Trạch Dân đã tự nguyện đề xuất rời khỏi Ủy ban Trung ương ĐCSTQ trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ, từ bỏ chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước, thúc đẩy việc thay thế bộ máy lãnh đạo cũ và mới.

Jean-Philippe Béja cho biết, đoạn văn đó dường như là lời chỉ trích trực tiếp của ông Tập. Tập Cận Bình đã đắc cử nhiệm kỳ thứ ba và vẫn chưa chọn người kế nhiệm.

Ông Béja nói rằng mọi người không hiểu làm thế nào mà một lời chỉ trích rõ ràng rành rành như vậy lại có thể xuất hiện trong một văn bản quan trọng được đăng trên tất cả các tờ báo ở Trung Quốc, và cũng được phát trên đài phát thanh và truyền hình? Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình sẽ phản ứng như thế nào?. Liệu Tập Cận Bình có nắm trong tay tất cả quyền lực không? Liệu ông ấy có tiến hành tự kiểm điểm và lui về “hàng hai” như Mao Trạch Đông đã làm sau chiến dịch Đại nhảy vọt năm 1962?

Jean-Philippe Béja tin rằng có thể có một số sự cố xảy ra trong tương lai.

Related posts