Chuyên gia chỉ trích ‘âm mưu’ mượn cơ hội vì dịch bệnh loại bỏ người già ở Trung Quốc

Huệ Liên

Ảnh minh hoạ.

Gần đây, Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh của Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo sửa đổi các tiêu chí đánh giá tử vong do COVID-19, điều này sẽ ảnh hưởng đến số liệu tỷ lệ tử vong. Đồng thời, giữa lúc dịch bệnh đang tăng cao, người dân đổ xô đi mua thuốc dự trữ, đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Thông qua đó, các chuyên gia phân tích âm mưu tàn bạo có thể xảy ra của chính quyền Trung Quốc.

Dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Gần đây, các bức ảnh và video được đăng trên mạng xã hội, bao gồm các cuộc phỏng vấn và báo cáo của các phương tiện truyền thông lớn nước ngoài, cho thấy các bệnh viện, phòng khám , phòng cấp cứu, đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU), nhà tang lễ và lò hỏa táng đều chật kín người.

Tuy nhiên, chính quyền TQ luôn tuyên bố rằng chỉ có 11 ca tử vong sau khi dỡ bỏ phong tỏa. Điều này không khỏi khiến các phóng viên đặt câu hỏi về tiêu chí đánh giá “người tử vong vì COVID-19 ” của chính quyền Trung Quốc trong khi các nhà tang lễ quá tải người làm, lượng người nhiễm bệnh lớn.

Lý Kiến Chương (Li Jianzhang), Bác sĩ Khoa Cấp cứu của Đại học Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University Hospital Department of Emergency Medicine), cho biết mắc  COVID-19 cũng có thể gây ra các biến chứng, bao gồm cả nhồi máu cơ tim (myocardial infarction). Ông phân tích với Sound of Hope: “Trường hợp tử vong trong thời gian ngắn, chỉ cần là dương tính với COVID-19 thì tất cả đều quy về nó. Đây gọi là tử vong do mọi nguyên nhân.”

“Nếu có thể báo cáo tổng tỷ lệ tử vong toàn quốc, cũng như tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân liên quan đến COVID-19 và báo cáo đầy đủ về tỷ lệ tử vong do COVID-19, chúng ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về tỷ lệ tử vong do COVID-19 trong các báo cáo này. Do đó, ba số liệu này thường được báo cáo trên phạm vi quốc tế.”

Tuy nhiên, Vương Quý Cường (Wang Guiqiang), Giám đốc Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Số 1 Đại học Bắc Kinh, đã trả lời các phóng viên tờ Economic Observer và tuyên bố rằng Ủy ban Y tế Quốc gia chỉ đưa “nguyên nhân tử vong do viêm phổi và suy hô hấp do virus corona mới (COVID-19) liệt vào danh sách tiêu chuẩn tử vong do dịch bệnh; những bệnh khác như xuất huyết não và nhồi máu cơ tim” không được bao gồm trong đó.

Vương Quý Cường nhấn mạnh: “Quá trình phán đoán phải có tiêu chuẩn rõ ràng, nếu không, chẳng hạn như khi không có tiêu chuẩn thống nhất trên toàn quốc để phán đoán bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các tỷ lệ tử vong do nguyên nhân khác, dẫn đến việc con số tử vong sẽ bị thao túng; có thể dẫn đến việc đánh giá thấp Tỷ lệ tử vong của các biến chứng liên quan đến COVID-19. Có rất nhiều phương diện để thao túng và mức độ đánh giá thấp sẽ khác nhau đáng kể.”

Theo một báo cáo khác, công ty dược phẩm Trung Quốc “Honz Pharmaceutica” đã tuyên bố trong một sự kiện quan hệ nhà đầu tư vào ngày 21/12 rằng do việc đổ xô đi mua hàng ở nhiều nơi nên đã xảy ra tình trạng thiếu hàng trong thời gian ngắn; dự kiến ​​tình trạng thiếu thuốc hạ sốt sẽ được giảm bớt trong vòng “2 tháng”.

Lý Kiến Chương nói rằng vắc-xin COVID-19 và thuốc kháng vi-rút là hai loại thuốc quan trọng nhất để giảm tỷ lệ tử vong. Hiện tại, thuốc kháng vi-rút nên được cung cấp đầy đủ nhất có thể cho người dân ở Trung Quốc đại lục. 

“Tuy nhiên, thuốc hạ sốt ít ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của COVID-19, vì không có thuốc hạ sốt và vẫn có các phương pháp vật lý để hạ sốt. Đáng lo ngại nhất và quan trọng nhất là những loại thuốc thực sự có thể điều trị và cứu tính mạng. Nếu thiếu hụt, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính mạng con người. Liệu Trung Quốc Đại lục có đủ những loại thuốc này không? Vẫn chưa biết được”.

“Đô thị hóa ở TQ quá nghiêm trọng. Có đến 50%-60% dân số sống ở các thành phố lớn. Trong thời gian ngắn, tỷ lệ lây nhiễm ở các thành phố cao và dịch bệnh rất nghiêm trọng. Có lẽ họ nên khuyến khích phân tán dân số; vào thời gian đầu Hoa Kỳ cũng như vậy, toàn thành phố lây nhiễm rất nghiêm trọng, vì vậy họ phân tán một số người quay trở về nông thôn làm việc.” Ông nói.

Trên thực tế, ngay từ đầu năm ngoái khi dịch bệnh lan rộng ở Trung Quốc, chính quyền các nơi đã ra quy định cho các công ty bán lẻ thuốc ngừng bán một số loại thuốc, bao gồm nhiều loại thuốc cảm; các công ty bán thuốc trực tuyến không được phép vận chuyển thuốc đến nhiều thành phố lớn. Vào thời điểm đó, tỉnh Quảng Đông đã triển khai quy định này vào đầu tháng 6.  Theo Sina, các công ty bán lẻ được yêu cầu triển khai hệ thống báo cáo và đăng ký tên thật của thuốc trong danh mục, yêu cầu khách hàng khi vừa cửa hành mua thuốc phải đo nhiệt độ và xuất trình mã sức khỏe; nếu hiện “mã vàng” sẽ không được phép vào cửa hàng mua thuốc.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc, một chuyên gia về quan hệ quốc tế, đã phân tích với Sound of Hope rằng điều này thực sự giúp chính quyền TQ khắc phục sự cố Zero Covid, cố ý tạo ra cục diện. Ngoài ra, kiểm soát việc bán thuốc rất có lợi cho chính quyền Trung Quốc, chính quyền TQ lợi dụng Zero Covid để kiểm soát sức khỏe của người dân hơn nữa. “Người ta phải đổ xô đi mua. Tình trạng này hoàn toàn do chính quyền gây ra”.

Mặt khác, xã hội Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề lão hóa nghiêm trọng.

Lâm Hiểu Húc cho biết: “Trong ba năm qua, tiền lương hưu, trợ cấp dưỡng lão và bảo hiểm y tế đều bị chính quyền biển thủ vào cái gọi là ‘nền kinh tế axit nucleic’, nguồn tiền này đã bị lấy đi hết. Nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là người cao tuổi mắc các bệnh nền trở nên tồi tệ hơn. Vậy thì trong tương lai, làm thế nào có tiền cứu chữa những người này? Đối với chính quyền TQ , đây là một vấn đề lớn rất khó giải quyết ”.

“Trên thực tế, chính quyền TQ đang thực hiện chiến dịch Zero Covid đối với một số người già mắc bệnh nền và khiến họ chết; đó là một chiến dịch quy mô lớn nhằm loại bỏ và tiêu diệt tập thể những người già mắc bệnh nền, bệnh nặng ở Trung Quốc”.

Related posts