Tin thế giới sáng thứ Tư: Gánh nặng nợ quá lớn của Trung Quốc chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng hơn

Gánh nặng nợ quá lớn của Trung Quốc chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng hơn

Tổng số nợ của nền kinh tế Trung Quốc đã gấp 3 lần GDP, khoảng 51.900 tỷ USD. (Ảnh minh họa: Pcruciatti/Shutterstock)

Tổng quy mô nợ của nền kinh tế Trung Quốc hiện lên tới khoảng 51.900 tỷ USD, gần gấp 3 lần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này, cao nhất từ trước tới nay. Bắc Kinh cuối cùng đã bắt đầu thừa nhận những vấn đề tài chính nghiêm trọng của mình, theo Forbes.

Theo số liệu được thống kê gần nhất, nợ của tất cả các loại, gồm: nợ nhà nước, nợ tư nhân và nợ trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế của Trung Quốc lên tới tương đương 51.900 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần GDP của nước này.

Đây là mức cao nhất được ghi nhận trong 27 năm kể từ khi Bắc Kinh lần đầu tiên bắt đầu theo dõi các số liệu thống kê như vậy.

Gần đây, chính quyền Bắc Kinh đã công bố một luật ổn định tài chính mới mà theo Phó Chủ tịch Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Lưu Quốc Cường, nhằm mục đích kiểm soát rủi ro.

Vài tuần trước, Bắc Kinh đã sử dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản đang gặp khủng hoảng. Tuy vậy, các biện pháp như vậy có thể mang lại sự cứu trợ tạm thời, nhưng chúng không thể giải quyết những rắc rối kinh tế sâu sắc hơn của Trung Quốc và sự phản ánh của chúng trên thị trường tài chính.

Các vấn đề dường như chỉ trở nên tồi tệ hơn. Theo Tổ chức Tài chính và Phát triển Quốc gia do Bắc Kinh hậu thuẫn, chính quyền địa phương sẽ phát hành khoản nợ mới vào năm tới khoảng 4.000 tỷ nhân dân tệ, tương đương 570 tỷ USD.

Nợ nần của Trung Quốc vượt xa những gánh nặng mà Mỹ phải đối mặt. Gần đây nhất là năm 2020, tổng nợ ở Hoa Kỳ so với GDP đã vượt quá Trung Quốc. Nhưng tính đến giữa năm 2022, gánh nặng nợ tương đối của Trung Quốc cao hơn 40% so với Mỹ.

Chính quyền địa phương của Trung Quốc dường như là thủ phạm trong các khoản nợ tổng thể của nó. Không phải là các địa phương đã tuân theo các chính sách hoang phí. Chúng là công cụ của các nhà hoạch định Trung ương ở Bắc Kinh.

Khi những người lập kế hoạch đó khởi động một chương trình chi tiêu, chẳng hạn như kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng gần đây, họ áp đặt lên chính quyền địa phương để phát hành khoản nợ cần thiết để tài trợ cho nỗ lực này.

Khoản nợ này đã tăng 11% cho đến giữa năm 2022, giai đoạn gần đây nhất mà dữ liệu có sẵn, đủ nhanh để vượt qua sự sụt giảm vay tư nhân khiêm tốn do triển vọng kinh tế mơ hồ thúc đẩy.

Đằng sau những xu hướng đáng sợ này là hai vấn đề cơ bản khác mà nền kinh tế Trung Quốc và thị trường tài chính của nước này phải đối mặt.

Đầu tiên trong số này là mệnh lệnh nhân khẩu học của Trung Quốc. Bởi vì Bắc Kinh trong nhiều thập kỷ đã áp đặt quy tắc 1 con đối với các gia đình, Trung Quốc hiện có rất ít lao động trẻ để hỗ trợ dân số nghỉ hưu lớn không tương xứng, một vấn đề sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong những năm tới.

Một bản tóm tắt của Trung tâm Nghiên cứu Pew ước tính rằng dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm và chẳng mấy chốc nền kinh tế sẽ có ít hơn 3 người trong độ tuổi lao động cho mỗi người về hưu. Bởi vì 3 công nhân này không thể tạo ra thặng dư cần thiết, Bắc Kinh sẽ phải sử dụng nợ để hỗ trợ nghĩa vụ lương hưu an sinh xã hội của mình.

Có lẽ ở mức độ cơ bản hơn (nếu người ta có thể tưởng tượng được), khoản nợ cũng phản ánh một điều cần thiết của quản lý kinh tế cộng sản. Không giống như một hệ thống chủ yếu dựa trên thị trường, nơi các tác nhân đa dạng theo đuổi nhiều khoản đầu tư khác nhau, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào định hướng tập trung do các doanh nghiệp nhà nước thống trị có xu hướng chuyển các nguồn lực kinh tế vào một số chương trình lớn.

Khi những điều này thành công, kết quả rất ấn tượng, nhưng khi họ bỏ lỡ các nhu cầu kinh tế cơ bản, thiệt hại và các khoản nợ đi kèm có thể tăng lên một tỷ lệ lớn.

Những thất bại trong phát triển bất động sản gần đây là dấu hiệu. Các công ty tư nhân có liên quan, chắc chắn, nhưng quy mô của những thất bại dù sao cũng phản ánh sự nhấn mạnh rất lớn mà các nhà quy hoạch trung tâm trước đây đặt vào xây dựng nhà ở, trên thực tế lớn đến mức ở thời kỳ đỉnh cao, lĩnh vực này chiếm 30% nền kinh tế.

Trung Quốc có thể đã thay đổi hướng đi kể từ đó, nhưng khoản nợ vẫn còn, và những diễn biến thất bại không thể hỗ trợ nó. Bất động sản cũng không phải là sai lầm duy nhất. Các lỗi khác như vậy đã góp phần làm cho khoản nợ nhô ra hiện đang rất rõ ràng trong các số liệu.

Gánh nặng nợ nần theo đó sẽ có xu hướng làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Bởi vì nhân khẩu học của Trung Quốc sẽ không sớm thay đổi và vì Chủ tịch Tập Cận Bình đang tập trung quyết định kinh tế thậm chí nhiều hơn so với trước đây, nên có vẻ như vấn đề nợ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn, với tất cả những tác động có hại của nó đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tuấn Minh, theo Forbes

Dư luận chế giễu truyền thông Trung Quốc vì tin có người ‘ném 100.000 tệ và bỏ chạy’ khỏi bệnh viện

Hình ảnh từ đoạn video được đăng tải trên Internet cho thấy, một người đàn ông cầm một chiếc túi màu đen, để thẳng vào bàn thu phí của bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc rồi bỏ đi thật nhanh.

Hôm 13 tháng 1, cụm từ: “Bệnh nhân bỏ đi, sau khi để lại 100.000 nhân dân tệ ở bệnh viện Hoa Sơn”, đã trở thành một chủ đề tìm kiếm nóng trên mạng xã hội Trung Quốc.

Ngày 10/1, một đoạn video được đăng tải trên Internet cho thấy, một người đàn ông cầm một chiếc túi màu đen, để thẳng vào bàn thu phí của bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc rồi bỏ đi thật nhanh. 

Tờ The Paper cho biết hôm 11/1, sau khi nhân viên của bệnh viện mở chiếc túi màu đen ra, phát hiện bên trong có một khoản tiền 100.000 nhân dân tệ, và họ đã liên lạc được với chủ nhân của số tiền khổng lồ đó. “Người Trung Quốc” để lại số tiền này tiết lộ qua điện thoại rằng, ông là một bệnh nhân cũ của bệnh viện Hoa Sơn, và là cư dân của cộng đồng Long Tường, thị trấn Mai Khê, huyện An Cát, thành phố Hồ Châu. 

Theo báo cáo, ba năm trước, người đàn ông này cũng đã làm điều tương tự tại Bệnh viện Nhân dân huyện An Cát.

Sau khi tin tức được công bố, cư dân mạng đã bình luận xôn xao rằng: “Lại nữa, lần này là đưa ra 100.000 nhân dân tệ rồi rời đi. Mặc kệ thật hay giả, là một người bình thường thì tại sao mỗi lần làm như vậy, đều phải bỏ lại tiền rồi rời đi?” 

Một cư dân mạng còn chế giễu: “Thật đáng cười, Làm như vậy mà lại không bị nghi là bom sao? Truyền thông nhà nước Trung Quốc mà cũng có người tin ư?”. Nếu như sự việc này xảy ra ở Mỹ, cảnh sát và chó nghiệp vụ sẽ được điều đến, và thậm chí thiết bị chống nổ cũng sẽ được kích hoạt.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch covid-19 ở Vũ Hán năm 2020, đã có những người từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trường Sa, Hồ Nam, Ninh Ba, Chiết Giang, Tùy Xuyên, Giang Tây cũng đã để tiền lại bên ngoài cổng cơ quan an ninh, hoặc đồn cảnh sát rồi bỏ đi. Báo cáo cho thấy hầu hết các “địa điểm ném tiền” đều là sở công an và đồn cảnh sát.

Những sự việc để tiền lại rồi bỏ đi này được các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin một cách đồng nhất, khiến dư luận đặt câu hỏi rằng, liệu đây có phải là một tuyên truyền “lừa đảo tập trung” của chính quyền ĐCSTQ hay không?.

Huệ Liên

Lương công chức Trung Quốc lại bị cắt giảm, người dân tuyên bố chính quyền không còn uy tín

Ảnh minh hoạ.

Gần đây, lại có thêm một làn sóng cắt giảm lương của công chức trên khắp Trung Quốc. Các nhà bình luận bên ngoài tin rằng thâm hụt dài hạn của chính quyền địa phương, và ở tất cả các cấp sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Bắc Kinh.

Phòng Văn hóa và Du lịch quận Trương Khâu ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, bất ngờ đăng thông báo vào ngày 12 tháng 1 với nội dung: “Tin cực kỳ tốt! Chúng tôi nồng nhiệt chúc mừng Cục Văn hóa và Du lịch Trương Khâu, trở thành đơn vị đi đầu trong việc cắt giảm lương!”.

Ảnh chụp màn hình của tin nhắn nhanh chóng được chia sẻ trên internet nhưng cũng nhanh chóng bị xóa bỏ.

Theo nhà bình luận Vương Hách, “Việc cắt giảm lương của công chức là rất nhạy cảm, vì lương của công nhân viên chức ở Trung Quốc rất cứng nhắc. Nói chung, nó sẽ chỉ đi lên chứ không đi xuống. Nếu nó không phải là một cuộc khủng hoảng hoặc một tình huống rất nghiêm trọng, họ sẽ không cắt giảm lương. Việc cắt giảm này sẽ giáng một đòn mạnh vào đội ngũ công chức và toàn xã hội.”

Nhân viên thực thi pháp luật phục vụ chính sách “zero COVID” của Trung Quốc cũng phải đối mặt với việc bị cắt giảm lương. Lý Hoa, người đã làm việc tại một quầy xét nghiệm PCR ở Thượng Hải từ tháng 6 cho biết, việc kết thúc đột ngột chính sách zero-COVID là một thảm họa.

Theo Bloomberg, tháng trước công ty cô làm việc, đã quyết định sa thải hầu hết nhân viên vào ngày 8/1. Lý Hoa cho biết, cô và các đồng nghiệp đã không được trả lương kể từ tháng 11.

Cô nói rằng đó là một tình huống lộn xộn, và ĐCSTQ rất thiếu uy tín.

Hơn nữa, một người ở Quảng Đông cũng đăng thông tin rằng, công chức ở Thâm Quyến bị cắt giảm lương năm thứ hai liên tiếp vào ngày 13 tháng 1.

Theo người đăng, mọi người hiện đang được yêu cầu hoàn trả một phần tiền thưởng từ năm 2020. Do đó, thu nhập của công chức Thâm Quyến đã giảm một nửa so với năm 2019.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều người mất việc làm trong khi những người khác bị cắt giảm lương. Theo một bài đăng trên Weibo vào tháng 12, tỷ lệ này khác nhau ở các khu vực khác nhau. <Footage 3>

Ví dụ, công chức bị cắt giảm 10% đến 15% tiền lương. Nhưng ở nơi như Chiết Giang chẳn hạn lại giảm tới 25%.

Ông cho biết ngay cả một thành phố phát triển kinh tế như Thâm Quyến cũng cắt giảm mạnh tiền lương. Do đó, có thể tưởng tượng được, việc đối xử với công chức ở các thành phố có tỷ lệ nợ của chính quyền địa phương cao khác.

Ông Vương Hách nói rằng, làn sóng cắt giảm lương liên tục lan rộng cho thấy các vấn đề về tài chính và kinh tế của đất nước. Ông nói thêm rằng tình hình kinh tế và tài chính của Trung Quốc, đang ở trong thời kỳ khó khăn.

Liên Thành

Trung Quốc chính thức công bố sụt giảm dân số, lần đầu tiên kể từ 1961

Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: Testing/ Shutterstock)

Lần đầu tiên kể từ thảm họa Đại nhảy vọt thời Mao Trạch Đông 60 năm về trước, con số chính thức của ĐCSTQ thông báo dân số sụt giảm, theo Reuters và nhiều hãng tin khác cùng đưa tin. Tờ báo bình luận rằng đây là dấu hiệu bắt đầu một khủng hoảng dân số của quốc gia này, và có thể sẽ ảnh hưởng sâu rộng cả tới quốc tế.

Mao Trạch Đông năm đó khởi xướng Đại nhảy vọt, mà người ta gọi đó là Đại nhảy lùi, bắt đầu từ năm 1958 đã khiến hàng chục triệu người chết. Thảm họa không phải do thiên tai hay dịch bệnh hoặc chiến tranh ấy, đã lấy đi khoảng 20 triệu sinh mạng, hoặc có ước đoán trên 40 triệu. Đó là lần gần đây nhất.

Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc vừa công bố con số của cuối năm 2022, cho biết quốc gia này đã giảm khoảng 850,000 dân và chỉ còn 1,41175 tỷ dân. Reuters cho biết theo các con số này, thì Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất trong năm nay, thay vị trí của Trung Quốc.

Tờ The Guardian dẫn lời một quan chức Trung Quốc đã nói ngay trước khi số liệu được công bố, “Các chuyên gia trong lĩnh vực dân số và kinh tế đã dự đoán rằng năm 2022, hoặc muộn nhất là 2023, [Trung Quốc] sẽ tiến vào thời kỳ dân số liên tục sụt giảm.”

Hãng tin CNN cũng dẫn lời chủ và kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, ông Zhiwei Zhang, với quan điểm tương đồng, “Dân số có thế sẽ giảm từ nay cho đến nhiều năm tới.”

Tờ Financial Times chia sẻ, “Đây thực sự là một bước ngoặt lịch sử, khởi đầu cho sự suy giảm dân số lâu dài và không thể đảo ngược,” Wang Feng, một chuyên gia nhân khẩu học Trung Quốc tại Đại học California, Irvine.

Bình luận về lần công bố này của nhà nước Trung Quốc, hãng tin Reuters dẫn lời của nhà nhân khẩu học nổi tiếng Dịch Phú Hiền, “Triển vọng về cả dân số và kinh tế của Trung Quốc ảm đạm hơn nhiều so với dự kiến.”

Hơn một năm trước, ông Dịch Phú Hiền từng cảnh báo rằng các con số của Trung Quốc không hoàn toàn đáng tin, và trên thực tế nó có thể ít hơn hàng trăm triệu so với con số mà chính quyền công bố. Ví như con số năm 2020 là 1,41 tỷ người, nhưng theo ông, trên thực tế có thể chỉ là 1,28 tỷ.

Ông là tác giả cuốn sách “Quốc gia rộng lớn, Tổ ấm trống rỗng” phê phán chính sách 1 con của ĐCSTQ.

Lý giải cho sự sụt giảm này, có thể thấy 2 nguyên nhân. Một là đại dịch COVID mà Trung Quốc vẫn chưa công bố minh bạch tình hình thực tế, nhưng các bằng chứng cho thấy rất nhiều ca tử vong trong 3 năm qua. Thứ hai là ĐCSTQ đã kéo dài chính sách 1 con trong nhiều năm, và chỉ mới đột ngột thay đổi trong thời gian gần đây sau khi phát hiện ra nguy cơ khủng hoảng dân số.

Như vậy, giống như lần Đại nhảy lùi, đây cũng là lần sụt giảm dân số đồng dạng không phải do thiên tai hay do chiến tranh.

Thiên Đức

Nga và Belarus tập trận, nghi mở mặt trận mới tấn công Ukraina

Một cuộc tập trận của Nga. (Ảnh: Sputnik).

Ngày 15 tháng 1, Hội đồng An ninh Belarus thông báo cuộc tập trận không quân chung của nước này và Nga dự kiến diễn ra từ ngày 16 tháng 1 đến 1 tháng 2.

Hội đồng khẳng định cuộc tập trận có bản chất phòng thủ và sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trinh sát và cách thức ngăn chặn một cuộc tấn công có khả năng diễn ra trong tương lai.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Belarus đã thông báo trên Telegram: “Từ ngày 16/1 đến 1/2, cuộc tập trận không quân chiến thuật chung được tổ chức với sự tham gia của các đơn vị hàng không trong lực lượng vũ trang Cộng hòa Belarus và Liên bang Nga. Các đơn vị này cũng thuộc lực lượng quân sự chung Nga – Belarus”.

Về phía Ukraina, truyền thông nước này cho biết, ít nhất 8 máy bay chiến đấu và 4 máy bay chở hàng từ Nga đã đến sân bay quân sự ở Baranavichy, Belarus, vào Chủ nhật, ngày 15 tháng 1. Trong 8 chiến đấu cơ này có 4 chiếc Su-34 và 4 chiếc Su-30.

Việc Belarus tập trận với Nga vào giai đoạn này khiến Ukraina và phương Tây lo ngại, một số ý kiến cho rằng Belarus có thể sát cánh với Nga bất ngờ tấn công Ukraina từ phía Bắc.

Liên Thành

Related posts