Truyền thông Trung Quốc phản ứng dự luật hủy bỏ vĩnh viễn quy chế tối huệ quốc, cho thấy chính quyền luống cuống?

Liên Thành

Truyền thông Trung Quốc phản ứng dự luật hủy bỏ vĩnh viễn quy chế tối huệ quốc, cho thấy chính quyền luống cuống?. (Ảnh minh hoạ).

Thượng nghị sĩ Mỹ – Josh Hawley vừa đề xuất dự luật hủy bỏ thương mại bình thường với Trung Quốc. Một khi dự luật này được thông qua có nghĩa là tất cả các sản phẩm của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đều có thể bị tăng thuế. Điều này sẽ làm chấn động giới kinh tế cả  Trung Quốc và Mỹ, hơn nữa còn dẫn đến phản ứng dây chuyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này khiến ĐCSTQ cảm thấy áp lực cực lớn trong thời kỳ nền kinh tế xuống dốc sau đại dịch.

Các phương tiện truyền thông hạng hai và hạng ba của Trung Quốc nào là chỉ trích, hạ thấp, đe dọa, nói rằng, điều đó sẽ gây ra thiệt hại lớn cho Mỹ, gây bất lợi cho nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, một số phương tiện truyền thông hạng hai lại đổi gió muốn cùng Mỹ tăng cường quan hệ và hợp tác, hai bên cùng có lợi. 

Tờ The Paper của Trung Quốc đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao (Trung Quốc) Uông Văn Bân (Wāng Wénbīn -汪文斌) nói rằng, Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể uốn nắn những lời nói và hành động phản hòa bình như trút thêm dầu vào lửa, đùn đẩy trách nhiệm,..”

Trong khi tờ NetEase của Trung Quốc thì phát hành bài báo có tiêu đề “Quyền tài phán dài tay” của Mỹ gây tổn hại quan hệ quốc tế”. Bài báo nhận định rằng, “quyền tài phán dài tay” là việc Mỹ lạm dụng quyền lực chính trị quá mức, nhằm thể hiện sự tập trung quyền bá chủ toàn cầu, điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến quá trình dân chủ hóa các quan hệ quốc tế và hệ thống quốc tế lấy Liên hợp quốc làm trung tâm.

Đối xử tối huệ quốc” của Mỹ ngoài việc làm rõ phạm vi của hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ, thì Trung Quốc cũng có thể được hưởng các lợi ích như chuyển giao công nghệ, cải cách cơ cấu ngoại thương, bảo vệ sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường của Mỹ.

Đối xử tối huệ quốc bắt đầu từ những năm 1980. Vào thời điểm đó, chính phủ Mỹ xem xét và phê duyệt “một số lợi ích” hàng năm. Đến giữa những năm 1990, nó được xác định là vĩnh viễn. Năm 2000, nó được chuyển thành mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. Mỹ và Trung Quốc đã dần trở thành đối tác thương mại và chính quyền TQ thực sự đã thu được những lợi ích kinh tế và công nghệ to lớn từ Mỹ. Đến năm 2020, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước là gần 560 tỷ USD.

Dưới thời chính quyền Trump, về quan hệ thương mại Mỹ-Trung, các quan chức chính phủ cấp cao cho rằng Mỹ đang bị lợi dụng và nêu bật thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Khoản thâm hụt này vượt quá 285 tỷ USD vào năm 2020.

Đầu năm nay, một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đưa ra Đạo luật Quan hệ Thương mại Trung Quốc nhằm tước bỏ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn của Trung Quốc. Nhưng dự luật của Thượng nghị sĩ Josh Hawley lại cho phép Mỹ áp thuế quan cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu,  và cho phép Tổng thống Mỹ áp thuế cao hơn đối với một số mặt hàng nhập khẩu, mức thuế này là mang tính vĩnh viễn và nghiêm ngặt hơn.

Vision Times cho rằng, trong những năm gần đây, một số quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ và các thành viên cấp cao của “quốc hội lưỡng viện” ngày càng nhìn rõ bộ mặt dối trá của ĐCSTQ. Những hành vi lừa đảo này bao gồm cướp công khai, xâm nhập, trả thù, hối lộ, đe dọa, v.v. Do đó, những tiếng nói về việc tách rời, ngừng cung cấp chíp, lệnh trừng phạt, danh sách đen, phong tỏa công nghệ và bảo vệ công nghệ,… đối với Trung Quốc lần lượt vang lên. Dưới thời chính quyền Trump cũng đã xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, khiến ĐCSTQ đã rất lo lắng và cử các phái đoàn cấp cao đến Mỹ để đàm phán hết lần này đến lần khác. Trong quá trình đó, họ phải nhượng bộ một số điều kiện và đáp ứng nhiều điều kiện do Mỹ đề xuất.

Khi đó, Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia do chính phủ Mỹ công bố vào cuối năm 2017, đã chỉ trích các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc trên nhiều phương diện, gọi Trung Quốc và một số nước khác là đối thủ cạnh tranh của Mỹ. Đáp lại, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói rằng Trung Quốc hy vọng rằng Mỹ sẽ tuân thủ các cam kết liên quan, việc duy trì quan hệ Trung-Mỹ phát triển ổn định là sự lựa chọn đúng đắn, phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước và nhân dân thế giới.

Tại sao ĐCSTQ cảm thấy áp lực rất lớn từ việc này? Bởi vì việc thu hồi quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn của Trung Quốc có nghĩa là các sản phẩm từ Trung Quốc không thể được hưởng quan hệ thương mại bình thường; Trung Quốc không thể tham gia vào các kế hoạch đầu tư tài chính của Mỹ; tổng thống Mỹ không thể ký bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Trung Quốc. Hơn nữa, tổng thống Mỹ có quyền quyết định đãi ngộ này có được gia hạn hay không. Ngay cả khi tổng thống đồng ý gia hạn, Quốc hội vẫn có quyền lật ngược quyết định của tổng thống. Điều này có nghĩa là về cơ bản Trung Quốc không thể được “đối xử tối huệ quốc” một lần nào nữa.

Những ngày này, NetEase, Sohu và các phương tiện truyền thông không phải là cơ quan ngôn luận của chính phủ TQ đang cẩn thận đưa tin, hy vọng rằng Mỹ sẽ nương tay với một số thương mại và dịch vụ quan trọng, đồng thời kêu gọi quốc gia giữ lý trí và bình tĩnh, phù hợp với mục đích quan hệ thương mại song phương cùng có lợi, tăng cường giao tiếp và hợp tác.

Related posts