Trung Quốc làm Mỹ ‘cáu’: Phải tăng mạnh ngân sách quốc phòng năm tới

Liên Thành

Do mức độ nghiêm trọng trong cuộc chạy đua chiến lược với Trung Quốc, hôm 28/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố, cần phải tăng mạnh ngân sách cho hoạt động quốc phòng cho năm tài khóa 2024. (Ảnh: DOD).

Do mức độ nghiêm trọng trong cuộc chạy đua chiến lược với Trung Quốc, Mỹ cần phải tăng mạnh ngân sách cho hoạt động quốc phòng cho năm tài khóa 2024.

Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đưa ra trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện nước này hôm 28/3.

Ông Austin cho biết, theo định hướng chiến lược cho năm tài khóa tới (tức là từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024, Bộ Quốc phòng dự toán mức ngân sách là 842 tỷ đô-la, tăng 3,2% so với năm tài khóa 2023 và tăng 13,4% so với năm tài khóa 2022.

Người đứng đầu Ngũ Giác Đài cho biết ngân sách quốc phòng tăng chủ yếu là do sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Ngoài ra, ngân sách cũng tập trung vào việc thúc đẩy 3 ưu tiên của Bộ Quốc phòng, gồm bảo vệ quốc gia, chăm sóc các quân nhân đang phục vụ và gia đình họ, và phát triển các mối quan hệ và hợp tác bền chặt hơn với các đối tác và các quốc gia đồng minh.

Ông Austin nói trong buổi điều trần : “Khoản ngân sách này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục thực hiện Chiến lược Quốc phòng và Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống.”

Với thách thức đặc ra từ Trung Quốc, ông Austin cho biết đầu tư vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là một phần quan trọng trong ngân sách năm tài chính 2024 của Mỹ.

Ông Austrin nói rằng, tại khu vực Thái Bình Dương, Ngũ Giác Đài đang đầu tư để tạo ra một vị thế quân sự linh hoạt hơn, và cũng đang tăng quy mô và mức độ phức tạp của các cuộc tập trận với các quốc gia đối tác ở đó.

Mức đề xuất ngân sách cho năm tài khóa 2024 ở trên cũng bao gồm mức tăng 40% cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương. Năm nay, mức chi 9,1 tỷ đô la cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương là nhiều nhất từ trước đến nay, trong đó Bộ Quốc phòng tài trợ để giúp tăng khả năng phòng thủ cho đảo Hawaii và đảo Guam, đồng thời hợp tác sâu hơn với các đồng minh và đối tác ở đó.

Cũng ở Thái Bình Dương, ông Austin cho biết Bộ Quốc phòng đang chuyển tiếp và triển khai thêm lực lượng, đồng thời đầu tư vào sân bay, hậu cần, nhận thức về lãnh địa và khả năng kháng cự ở những nơi như Nhật Bản, Australia, đảo Guam và các quốc gia có chủ quyền tham gia Hiệp ước Hiệp hội Tự do.

Ngoài ra, đề xuất ngân sách năm tài khóa 2024 cũng đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất của bộ vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Năm nay, hoạt động nghiên cứu và phát triển ngốn khoảng 145 tỷ đô-la.

Bộ Quốc phòng cũng dự kiến cho khoảng 170 tỷ đô la cho hoạt động mua sắm để duy trì sự thống trị trên không, trên biển và trên bộ của Mỹ. Khoảng 61 tỷ đô la sẽ được tài trợ cho những thiết bị như chiến đấu cơ B-21 Raider, trong khi 48 tỷ đô la sẽ được dùng để hỗ trợ việc đóng 9 tàu chiến cho Hải quân Mỹ.

Dự toán ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa 2024 bao gồm 37,7 tỷ đô la tài trợ cho bộ ba hạt nhân.

Ông Austin nói với các thượng nghị sĩ của Mỹ rằng Bộ Quốc phòng nước này sẽ tiếp tục hiện đại hóa bộ ba hạt nhân và tăng cường khả năng răn đe chiến lược của Mỹ.

Dự toán ngân sách sẽ tiếp tục hỗ trợ chăm sóc quân nhân và gia đình của họ.

Ông Austin cam kết Mỹ “sẽ vẫn là quân đội mạnh nhất thế giới”.

Theo vị bộ trưởng quốc phòng của Mỹ, quân đội nước này không chiến đấu một mình, vì vậy mối quan hệ với các quốc gia đồng minh và đối tác cũng là trọng tâm của kế hoạch ngân sách năm tài khóa 2024.

Ông Austin cho biết, trong những tháng gần đây, Mỹ và những đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã có những bước hợp tác quan trọng. Chẳng hạn như Philippines đã đồng ý tăng gần gấp đôi số lượng căn cứ hợp tác với Mỹ; hay Nhật Bản đã cam kết tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng. 

Ngoài ra, với việc thông qua quan hệ đối tác lịch sử với liên minh AUKUS, Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh Australia và Anh để tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng và liên minh này và xây dựng hệ thống phòng thủ nhằm ngăn chặn và răn đe Trung Quốc.

Tại Châu Âu, với tư cách là một phần của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraina, ông Austin cho biết Mỹ đã tập hợp sự ủng hộ của khoảng 50 quốc gia để trợ giúp Ukraina. Hiện tại, các đối tác ở châu Âu đã cam kết hỗ trợ gần 20 tỷ đô la cho Ukraina. Bản thân Mỹ đã cam kết hỗ trợ về an ninh trị giá hơn 32,5 tỷ đô la cho Ukraina.

Ông Austin cho biết, do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina, liên minh NATO hiện giờ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Căng thẳng Mỹ-Trung: Washington chuyển sang ‘răn đe’ Bắc Kinh

Một sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Mỹ đó là sự đối đầu ngày càng tăng của cường quốc này với Trung Quốc.

Phần lớn thời gian trong nửa thế kỷ qua, Mỹ muốn dùng kinh tế và ngoại giao để thay đổi Trung Quốc. Nhưng đến gần đây, Mỹ đã gác lại ý tưởng rằng Trung Quốc có thể thay đổi được, và có thể kiểm soát được.

Chính phủ Mỹ đã chuyển sang chọn cách hạn chế quan hệ kinh tế với Trung Quốc, ngăn chặn khả năng tiếp cận về công nghệ của Trung Quốc với các ứng dụng quân sự, rút khỏi các tổ chức quốc tế nơi Mỹ từ lâu đã tìm cách thu hút Bắc Kinh, và tăng cường quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc.

Gần đây, Mỹ đã cấm xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc. Chính quyền Washington cũng đang tìm cách áp đặt các lệnh cấm mới đối với các khoản đầu tư của Mỹ vào một số công ty Trung Quốc.

Coi Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng lớn đối với lợi ích của Mỹ, Tòa Bạch Ốc giờ đây đang hành động với sự ủng hộ của nhiều tầng lớp, bao gồm 2 đảng chính trị lớn, phần lớn các tổ chức quân sự và đối ngoại, và ngày càng nhiều các doanh nghiệp.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trình bày rõ ràng về chính sách của chính quyền Biden đối với Trung Quốc trong một bài phát biểu vào tháng 5 năm ngoái tại Đại học George Washington. Ông Blinken nói rằng Mỹ đã cố gắng thuyết phục hoặc buộc Trung Quốc tuân thủ các quy tắc của Mỹ và các quy tắc của các tổ chức quốc tế, nhưng không thành công.

Ông Blinken mô tả rằng Trung Quốc ngày càng quyết tâm áp đặt các ưu tiên của mình lên trên các quốc gia khác.

Ông nói: “Trung Quốc là quốc gia duy nhất có cả ý định định hình lại trật tự quốc tế, và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thực hiện điều đó.”

Trung Quốc cũng đang có biểu hiện sẵn sàng tham gia nhiều hơn vào các hành động khiêu khích đáng lo ngại, triển khai các hoạt động quân sự ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, thậm chí thả khinh khí cầu do thám bay qua không phận của Mỹ.

Các quan chức tình báo của Mỹ cho biết Trung Quốc còn đang xem xét viện trợ quân sự cho Nga, một động thái cố tình làm leo thang căng thẳng với Mỹ.

Sau vụ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Matxcova và thiết lập liên minh với Nga để chống Mỹ, thì quan hệ Mỹ-Trung đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Related posts