Phát hiện một biến thể mới ở miền nam nước Pháp
Các nhà nghiên cứu Bệnh viện Đại học Nhiễm trùng Địa Trung Hải (IHU) gần đây đã phát hiện một biến thể mới ở miền nam nước Pháp, chưa xuất hiện ở nước khác và đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra.
Trong lúc thế giới đang đối phó vớBi biến thể gây quan ngại Omicron, các nhà khoa học Pháp đã phát hiện biến thể Covid-19 mới với 46 đột biến, báo The Independent đưa tin hôm thứ Ba 4.1.2022.
Được đặt tên tạm thời là “biến thể IHU”, dòng B.1.640.2 đến nay đã lây nhiễm 12 người ở miền đông nam nước Pháp, gần Marseilles. Ca đầu tiên, được phát hiện ngày 10.12.2021, liên quan một người quay về Pháp từ Cameroon, theo báo cáo trên trang medRxiv last Wednesday. Người này tiêm 2 mũi vắc xin, đến Cameroon trong 3 ngày.
Kết quả phân tích cho thấy biến thể IHU sở hữu 46 đột biến chưa từng ghi nhận ở các nước ngoài Pháp. Để có thể phát hiện đột biến mới, các chuyên gia đã sử dụng cách giải trình tự gien thế hệ kế tiếp.
Nhà dịch tễ học người Mỹ Eric Feigl-Ding là một trong nhiều chuyên gia bên ngoài nước Pháp lên tiếng cảnh báo về biến thể mới nói trên. Bình luận trên Twitter vào ngày 4-1, ông Eric Feigl-Ding cũng lưu ý các nhà khoa học liên tục phát hiện biến thể mới, nhưng điều đó không nhất thiết chúng nguy hiểm hơn những biến thể đã biết.
CDC Mỹ: Omicron hiện chiếm 95% tổng số ca nhiễm COVID-19 mới của Hoa Kỳ
Du Miên
Biến thể Omicron COVID-19 chiếm khoảng 95,4% các ca nhiễm virus Corona Vũ Hán của Hoa Kỳ được chẩn đoán trong tuần kết thúc vào ngày 1/1, CDC Mỹ cho biết trong một bản cập nhật được công bố hôm thứ Ba (4/1).
Với phát hiện của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, nó cho thấy biến thể Omicron rất dễ lây lan, khi biến thể này có thể tiếm ngôi của chủng Delta nổi trội trước đó chỉ trong vài tuần. Số liệu của CDC Mỹ cho thấy, biến thể Delta hiện chiếm khoảng 4,6% tổng số ca dương tính ở nước này.
Khoảng 2 tuần trước, CDC Mỹ đã báo cáo rằng, Omicron chỉ chiếm khoảng 38% tổng số các ca nhiễm COVID-19 trong tuần kết thúc vào ngày 18/12. Cơ quan này đã sửa đổi đáng kể ước tính về tỷ lệ phổ biến của Omicron trong tuần kết thúc vào ngày 25/12, từ 73% xuống còn khoảng 58%.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã lập kỷ lục toàn cầu với gần 1 triệu ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới được báo cáo vào thứ Hai (3/1), theo một cuộc kiểm đếm. Con số này cao gần gấp đôi so với mức cao nhất của Mỹ là 505.109 người nhiễm COVID-19 chỉ một tuần trước đó.
Khoảng 978.856 ca nhiễm mới đã được báo cáo hôm thứ Hai (3/1) bao gồm một số trường hợp được báo cáo từ thứ Bảy (1/1) và Chủ nhật (2/1) trước đó, khi nhiều bang không báo cáo số liệu. Số người chết trung bình ở Mỹ mỗi ngày vẫn khá ổn định trong suốt tháng Chạp, và đến đầu tháng Giêng là khoảng 1.300 người, theo một cuộc kiểm kê của Reuters.
Phát biểu trước các nhà báo tại Thụy Sĩ hôm 4/1, Giám đốc Sự cố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là ông Abdi Mahamud nói: “Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, biến thể Omicron đang lây nhiễm sang phần trên của cơ thể. Không giống như những biến thể khác, phần phổi sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi nghiêm trọng”.
Ông nói rằng đó là một tin tốt, “nhưng chúng tôi thực sự cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều đó”.
Kể từ khi biến thể đột biến mạnh lần đầu tiên được phát hiện vào tháng Mười Một, dữ liệu của WHO cho thấy nó đã lây lan nhanh chóng và xuất hiện ở ít nhất 128 quốc gia. Tuy nhiên, trong khi số ca mắc Omicron tăng cao kỷ lục vượt mức trên khắp thế giới, tỷ lệ nhập viện và tử vong của chủng này thường thấp hơn so với các giai đoạn khác của đại dịch. Ông Mahamud nhận định: “Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là… sự tách biệt giữa các ca nhiễm và cái chết”.
Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện bởi các bác sĩ ở Nam Phi vào cuối tháng Mười Một, trước khi Tổ chức Y tế Thế giới chỉ định nó là một “mối quan ngại”.
Tiến sĩ Wafaa El-Sadr – giám đốc ICAP của Đại học Columbia – nói với Associated Press rằng, số ca nhiễm COVID-19 không phải là con số quan trọng nhất. Trao đổi với AP, bà cho biết, các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Kỳ nên “chuyển trọng tâm của chúng ta, đặc biệt là trong thời đại tiêm chủng, để thực sự tập trung vào việc ngăn ngừa bệnh tật, tàn tật và tử vong, và do đó cần tính đến những điều đó”.
Xe buýt hay xe lửa? Xe DMV đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động tại Nhật Bản
TOKYO — Đó là một chiếc xe buýt hay một chiếc xe lửa, thực ra đó là một chiếc DMV! Phương tiện vận hành kép (dual-mode vehicle, DMV) đầu tiên trên thế giới này, vừa có thể chạy trên đường vừa có thể chạy trên đường ray ngay tại quê hương Nhật Bản. Phương tiện này được cho ra mắt công chúng vào ngày 25/12 tại thị trấn Kaiyo thuộc tỉnh Tokushima của Nhật Bản.
Chiếc xe DMV này trông giống như một chiếc xe minibus và chạy bằng lốp cao su như bình thường nếu đi trên mặt đường. Nhưng khi chiếc xe này đi tới nút giao [với đường sắt], thì bộ bánh xe lửa sẽ được hạ từ phần gầm xe xuống ăn khớp vào đường ray, sau đó biến hóa ngay thành một toa tàu.
Các bánh xe lửa khi được hạ xuống sẽ khiến bộ lốp phía trước được nâng lên khỏi đường ray đồng thời bộ bánh sau vẫn ở dưới để đẩy chiếc xe DMV này vào đường sắt.
Giám đốc điều hành của công ty Đường sắt Hải ngạn Asa, đơn vị chủ quản của những chiếc xe DMV này, cho biết chiếc xe có thể trợ giúp cho các thị trấn nhỏ như Kaiyo với dân số già và ngày càng thu hẹp, nơi các công ty vận tải địa phương phải chật vật để kiếm lợi nhuận.
“Điều này [Xe DMV] có thể tiếp cận đến người dân địa phương (như một chiếc xe bus), và đưa họ lên đường sắt,” Giám đốc điều hành Shigeki Miura nói với Reuters hôm 24/12. “Đặc biệt là ở những vùng nông thôn có dân số già, chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là một hình thức giao thông công cộng rất hữu ích.”
Chiếc xe DMV này có thể chở tới 21 hành khách và chạy với tốc độ 37 dặm/giờ trên đường ray và có thể đi nhanh với tốc độ lên đến 60 dặm/giờ trên những tuyến đường công cộng, công ty Đường sắt Hải ngạn Asa cho biết.
Chạy bằng nhiên liệu diesel, đoàn xe nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau sẽ chạy dọc theo một phần bờ biển của đảo Shikoku ở miền nam Nhật Bản, kết nối một số thị trấn nhỏ và đem đến cho hành khách khung cảnh tuyệt vời bên bờ biển.
Ông Miura cho biết ông hy vọng dự án này sẽ khuyến khích những người yêu thích đường sắt từ khắp mọi miền Nhật Bản ghé thăm.
Reuters TV và Gareth Jones
Như Tâm biên dịch
Trung Quốc: Chính quyền địa phương cấm trường học tổ chức các lễ hội của ngoại quốc
Shawn Lin
Một thông báo chính thức gần đây từ miền nam Trung Quốc được lưu hành trên mạng cấm các trường học địa phương tổ chức các lễ hội của ngoại quốc, khiến công chúng lo ngại.
Trong một thông báo ngày 20/12, Phòng Giáo dục của huyện Dung An, tỉnh Quảng Tây, đã yêu cầu các trường mẫu giáo, tiểu học, và trung học cơ sở của địa phương nghiêm cấm mọi hoạt động đón mừng các lễ hội của ngoại quốc ở trong và ngoài khuôn viên trường. Theo trang Liên Hợp Tảo Báo (Lianhe Zaobao), một mạng truyền thông Hoa ngữ có trụ sở tại Singapore, hôm 24/12, văn bản thông báo trên khẳng định phải hưởng ứng “tinh thần trong các văn bản của cấp trên”, đồng thời tất cả giáo viên và học sinh, đặc biệt là các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải thực hiện nghiêm túc thông báo này.
Cơ quan nhà nước này cảnh báo rằng các lễ hội phương Tây như Giáng Sinh mang đậm màu sắc tôn giáo đã được một số nước phương Tây quảng bá để “gieo rắc các giá trị và lối sống phương Tây vào trong Trung Quốc” thông qua giao tiếp về văn hóa và “tác động xã hội ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa truyền thống của đất nước chúng ta.”
Phần kết của thông báo để lại số điện thoại của cơ quan công an địa phương khuyến khích người dân khai báo sự tình.
Hôm 21/12, năm cơ quan của Trung Quốc bao gồm Cục Quản lý Nhà nước về Tôn giáo và Bộ An ninh Quốc gia, đã cùng nhau ban hành các quy định nêu rõ rằng bất kỳ học thuyết, kiến thức, văn hóa, và hoạt động liên quan đến tôn giáo nào trên internet trước tiên phải được chính quyền chấp thuận, nếu không sẽ bị coi là vi phạm quy chế.
Việc tẩy chay các lễ hội của ngoại quốc đã trở nên phổ biến ở nhiều vùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 11/2017, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đề nghị trong Hội nghị Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương rằng “chúng ta phải cảnh giác trước nguy cơ thâm nhập tôn giáo.”
Vào tháng 12/2018, một trường tiểu học ở huyện Tứ, tỉnh An Huy, đã thực hiện một chương trình giáo dục lấy chủ đề là tẩy chay các lễ hội của ngoại quốc. Hiệu trưởng đã có một bài diễn văn với nhan đề “Giáng Sinh là một nỗi Ô nhục đối với Người dân Trung Quốc”, nói rằng các lễ hội phương Tây “mang lại một nỗi ô nhục lớn cho Trung Quốc”, theo Sina, một trang thông tin điện tử của Trung Quốc, vào ngày 26/12/2018.
Cùng năm đó, chính quyền thành phố Lang Phường ở tỉnh Hà Bắc đã yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật cấm hoàn toàn cây thông Noel, hình ông già Noel, và các vật dụng khác được bày trí dọc đường phố, đồng thời dọn sạch các nhãn dán cửa sổ, biểu ngữ, và hộp đèn liên quan đến lễ Giáng Sinh.
Đồng thời, chính quyền ĐCSTQ đã tăng cường truyền bá tư tưởng của Đảng vào các môn học khác nhau ở trường học. Hôm 18/12, bài kiểm tra Anh ngữ Lớp 6 do Bộ Giáo dục tổ chức có một câu hỏi dịch từ Hoa ngữ sang Anh ngữ về lịch sử phát triển của ĐCSTQ bao gồm: hội nghị đầu tiên của ĐCSTQ, cái nôi đỏ của cách mạng, hồng quân, tưởng nhớ các liệt sĩ cách mạng, v.v.
Ông Tiết (Xue), người làm công việc phiên dịch từ Hoa ngữ sang Anh ngữ tại Hoa Kỳ, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ, nó bao hàm văn hóa của chính nền văn minh Anh-Mỹ, một nền văn hóa tôn trọng tự do và truyền thống. Tuy nhiên, việc chính quyền Trung Quốc đưa nội dung tuyên truyền của Đảng Cộng sản vào bài kiểm tra tiếng Anh thực chất là để cắt đứt mối liên hệ giữa nền văn hóa này và ngôn ngữ này.
Ông cho hay, “Chuyện này giống như cấy một con virus vào việc học tiếng Anh, để hễ người ta học ngôn ngữ phương Tây này, họ vẫn không thể thoát khỏi những nanh vuốt ma quỷ tẩy não của ĐCSTQ.”
Ông Shawn Lin là một Hoa kiều sinh sống tại New Zealand. Ông đã đóng góp cho The Epoch Times từ năm 2009, chuyên về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc.
Hồng Ân biên dịch
Lệnh trừng phạt làm doanh thu của Huawei giảm gần 30% vào năm 2021
Dorothy Li
Hôm 31/12, đại công ty viễn thông Trung Quốc Huawei cho biết dự kiến doanh thu của Huawei sẽ giảm gần 30% vào năm 2021, do công ty tiếp tục bị đè nặng bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Công ty cho biết doanh thu của Huawei dự kiến đạt 634 tỷ nhân dân tệ (99 tỷ USD) vào năm 2021. Con số này cho thấy mức giảm 29% so với 891.4 tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) vào năm 2020.
Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Quách Bình, đã tiết lộ thông tin này trong một bức thư chúc mừng năm mới cho nhân viên vào hôm thứ Sáu (31/12), nhưng ông Guo nói thêm rằng hiệu quả tổng thể của công ty là “phù hợp với dự báo của họ.”
Huawei, từng là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai, đã bị đánh bại bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ cấm công ty này sử dụng Android của Alphabet Inc. cho điện thoại thông minh mới của mình, trong số các công nghệ quan trọng khác có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
Công ty đã bị giám sát chặt chẽ hơn ở Hoa Kỳ vì lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng các sản phẩm của họ cho việc làm gián điệp hoặc làm gián đoạn mạng lưới liên lạc. Các quan chức Hoa Kỳ viện dẫn mối quan hệ chặt chẽ của công ty với chế độ Bắc Kinh, cũng như với luật pháp Trung Quốc, buộc các công ty phải hợp tác với các cơ quan tình báo khi được yêu cầu.
Ông Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của công ty, cho biết vào tháng Chín, các hạn chế đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh thiết bị cầm tay của Huawei. Doanh thu của Huawei trong quý 3 thấp hơn 38% so với một năm trước đó. Doanh thu 3 quý đầu tiên đã giảm gần 1/3 so với cùng thời kỳ năm ngoái.
Ông Quách nói rằng “năm 2022 sẽ đi kèm với những thách thức tương đương” trong bức thư được công bố trên trang web của công ty, “nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác toàn cầu của mình để vượt qua những khó khăn mà chúng tôi gặp phải, cải thiện hiệu suất kinh doanh, và củng cố nền tảng của chúng tôi. ”
Bức thư cho biết, Công ty sẽ tiếp tục tập trung vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các thiết bị thông minh.
Giám đốc điều hành của công ty tuyên bố rằng Huawei cũng sẽ tiếp tục thu hút nhân tài trên toàn thế giới, cung cấp “mức lương cao nhất cho nhân tài hàng đầu.”
Huawei cũng chứng kiến sự trở lại của giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu trong năm nay. Bà Mạnh, con gái của người sáng lập công ty, đã bị giam giữ tại Canada sau khi bị bắt tại Sân bay Quốc tế Vancouver vào năm 2018 theo lệnh của Hoa Kỳ buộc tội bà gian lận ở ngân hàng vì bị cáo buộc gây hiểu lầm cho HSBC Holdings về các giao dịch kinh doanh của Huawei tại Iran.
Sau khi đạt được thỏa thuận với các công tố viên Hoa Kỳ, bà Mạnh được phép trở về Trung Quốc hôm 24/09. Đêm hôm đó, chính quyền Trung Quốc đã trả tự do cho hai người Canada đã bị giam giữ ở nước này trong gần ba năm.
Bà Dorothy Li là ký giả của The Epoch Times có trụ sở tại Âu Châu
Lưu Đức biên dịch