Tin thế giới sáng thứ Ba: Đức yêu cầu Trung Quốc ngừng tuyển dụng cựu phi công quân sự của Berlin

Đức yêu cầu Trung Quốc ngừng tuyển dụng cựu phi công quân sự của Berlin

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. (Ảnh: Chụp màn hình)

Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius tuyên bố rằng phía Trung Quốc không phủ nhận việc thuê các cựu phi công quân sự Đức, theo hãng tin Reuters.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius mới đây đã kêu gọi Bắc Kinh ngừng tuyển dụng các cựu phi công quân sự Đức để huấn luyện cho các lực lượng của Trung Quốc.

“Tôi đã nói rõ rằng tôi hy vọng chính sách này (của Trung Quốc) sẽ được chấm dứt ngay lập tức”, ông Pistorius nói với các phóng viên sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, hội nghị an ninh quan trọng nhất ở châu Á.

Ông Pistorius lưu ý rằng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã không phủ nhận việc thuê các cựu phi công quân sự Đức, nhưng đã giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề này.

Trước đó, tạp chí Spiegel của Đức đưa tin các cựu phi công chiến đấu Đức đã huấn luyện cho phi công quân sự Trung Quốc trong nhiều năm. Các quan chức an ninh Đức cho rằng những cựu phi công quân sự Đức có khả năng cao đã “truyền đạt kiến thức quân sự chuyên môn”, như các kĩ thuật tác chiến bí mật của các lực lượng Đức và NATO.

Spiegel dẫn lời những quan chức an ninh trên nêu rõ họ có thể thậm chí đã luyện tập các kịch bản tấn công mà Trung Quốc thấy có lợi cho một cuộc xung đột tiềm năng trong tương lai.

Tại cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc, ông Pistorius cũng nhấn mạnh tầm quan trong của việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, khẳng định vai trò của tự do hàng hải trong khu vực để đảm bảo các tuyến hàng hải và tuyến đường thương mại luôn mở.

Phan Anh

Nửa triệu người Ba Lan tuần hành ở Warsaw phản đối đảng cầm quyền

Một cuộc tuần hành chống chính phủ khổng lồ đã diễn ra tại thủ đô Warsaw (Vácsava) của Ba Lan vào Chủ Nhật, khi nửa triệu người từ khắp đất nước tụ họp lại để phản đối các chính sách của chính phủ. France24 đưa tin, những người thuộc phe đối lập —Cựu Thủ tướng Donald Tusk, cựu Tổng thống Lech Walesa— đã có mặt trong cuộc biểu tình.

Video về cuộc biểu tình do hãng tin Pháp France24 đưa tin, với 500.000 người tham gia, con số theo ước tính của chính quyền địa phương:

Chính quyền địa phương Warsaw ước tính rằng 500.000 người đã tham gia cuộc tuần hành do đảng đối lập lãnh đạo, mà trong đó có cả Thị trưởng Warsaw Rafal Trzaskowski. Tờ báo hiện không thể xác minh con số này.

Những đám đông lớn đã tập trung tại Krakow, có nhiều người đến từ các thành phố khác trên khắp quốc gia 38 triệu dân này, bày tỏ sự thất vọng với một chính phủ mà những người chỉ trích cáo buộc vi phạm hiến pháp và làm xói mòn các quyền cơ bản ở Ba Lan – một quốc gia từ lâu được ca ngợi là hình mẫu của sự thay đổi hòa bình và dân chủ.

Cựu Tổng thống Lech Walesa, lãnh đạo phong trào Đoàn kết —phong trào đã đóng vai trò lịch sử trong việc lật đổ chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan những năm cuối thế kỷ trước— đứng trên sân khấu, bên cạnh là lãnh đạo đảng Cương lĩnh Công dân đối lập – cựu Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.

Đám đông người biểu tình ủng hộ hai người này, những người bị chê bai bởi đảng cầm quyền —đảng Luật pháp và Công lý do ông Jaroslaw Kaczynski lãnh đạo— được thấy đôi khi hô vang “Dân chủ!” và “Hiến pháp!”

Ông Tusk đã kêu gọi người Ba Lan sát cánh cùng ông vì tương lai của quốc gia —một thông điệp gây tiếng vang để ủng hộ cho cho Radek Tusinski (49 tuổi), người đã tập hợp cùng vợ và hai con nhỏ— Một tấm biển thủ công có nội dung “Tôi không thể từ bỏ tự do” được gắn vào xe đẩy em bé của họ.

Ông Tuskinski cho biết ông lo lắng về sự quay trở lại ngày càng nhiều của một hệ thống độc tài tương tự như những gì ông nhớ về thời thơ ấu của mình.

Ông nói, “Chúng tôi muốn một đất nước tự do cho con cái chúng tôi.”

Những người ủng hộ cuộc tuần hành đã cảnh báo rằng cuộc bầu cử có thể là cơ hội cuối cùng của quốc gia để ngăn chặn sự xói mòn nền dân chủ dưới thời đảng cầm quyền —Luật pháp và Công lý— trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng cuộc bầu cử mùa thu có thể không công bằng.

Theo BBC báo cáo, một điểm mà cuộc biểu tình phản đối là vì lo ngại một dự luật mà nếu thông qua sẽ làm xói mòn giá trị của nền dân chủ của đất nước này.

Nhật Tân

Bộ trưởng Hàn Quốc: Đi theo ranh giới giữa Mỹ và TQ sẽ không có kết thúc tốt đẹp

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young Se (Ảnh chụp màn hình video)

Bộ trưởng Hàn Quốc Kwon Young Se gần đây đã bác bỏ ý tưởng của một số dư luận quần chúng cho rằng chính sách ngoại giao của nước này “nên đi theo ranh giới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.

Ông đã sử dụng sự tương tự từ Truyện ngụ ngôn của Aesop để mô tả kết quả của ý tưởng đó.

Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Hàn Quốc KBS hôm 19/5, Bộ trưởng Kwon cảnh báo, nếu Hàn Quốc tiếp tục chơi trò ngoại giao chiến lược mơ hồ giữa Washington và Bắc Kinh, nước này sẽ kết thúc giống như “Con Dơi trong Truyện ngụ ngôn của Aesop, bị hai bên từ bỏ với một cái kết không tốt đẹp.”

Bộ Thống nhất Hàn Quốc là bộ điều hành chịu trách nhiệm về các vấn đề liên Triều cũng như thúc đẩy hòa bình và thống giữa hai miền Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sik Yeol đã bổ nhiệm ông Kwon vào vị trí này vào tháng 4 năm ngoái.

Ông Kwon, một nhà lập pháp kỳ cựu và là cựu đại sứ tại Trung Quốc, được nhiều người biết đến là người bạn tâm giao thân thiết và đáng tin cậy của Tổng thống Yoon. Ông Kwon là người đứng đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Yoon và là phó chủ tịch ủy ban chuyển giao tổng thống sau khi ông Yoon thắng cử vào tháng 3/2022.

“Vũ khí hạt nhân”

Chuyến thăm cấp nhà nước gần đây của Tổng thống Yoon tới Hoa Kỳ đã dẫn tới việc ký kết Tuyên bố Washington.

Thỏa thuận Hoa Kỳ – Hàn Quốc, được Tổng thống Mỹ Joe Biden và ông Yoon ký vào ngày 26/4, phác thảo một loạt các biện pháp răn đe mở rộng của Hoa Kỳ, liên quan đến việc triển khai các khí tài chiến lược của Hoa Kỳ, lực lượng hạt nhân, trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong tuyên bố, Hàn Quốc bày bỏ “tin tưởng hoàn toàn” vào các cam kết răn đe mở rộng của Hoa Kỳ và Washington cam kết sẽ thực hiện “mọi nỗ lực” để tham vấn với Hàn Quốc về “bất kỳ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nào” trong khu vực.

Vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Hàn, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đồng loạt lên án tuyên bố này.

Hôm 29/4, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, đe dọa, nếu Seoul phớt lờ các cảnh báo từ Trung Quốc, Nga, và Triều Tiên và thực hiện hoàn toàn mệnh lệnh của Hoa Kỳ về ‘răn đe mở rộng’ trong khu vực, Hàn Quốc có khả năng sẽ phải đối mặt với sự trả đũa từ Trung Quốc, Nga, và Triều Tiên.

Tăng cường mang tính lịch sử với Hoa Kỳ

Khi được người điều tiết chương trình của đài KBS hỏi liệu chiến lược của chính quyền Yoon trong việc củng cố liên minh Hàn Quốc – Hoa Kỳ có đưa Triều Tiên đến gần Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay không, Bộ trưởng Kwon giải thích rằng việc thân thiện với ĐCSTQ không phải là giải pháp cho vấn đề phức tạp này bằng cách dẫn chứng ví dụ về Tây Đức.

Bộ trưởng Kwon lưu ý: “Tây Đức phải đối mặt tình thế tiến thoái lưỡng nan tương tự [trước sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Liên Xô] trong giai đoạn phân chia Đông và Tây Đức.”

“Sứ mệnh của Tây Đức là sử dụng quyền tự do [và an ninh] mà nước này có được từ việc tăng cường quan hệ với [Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ] đế thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Liên Xô cũ. [Chứ không phải ngược lại].”

Ông nhận định, Hàn Quốc “sẽ bị hạn chế về mọi mặt” nếu muốn giải quyết vấn đề Triều Tiên thông qua Bắc Kinh.

Ông tiếp tục: “Điều chúng ta nên xem xét là sự tăng cường mang tính lịch sử của liên minh Hàn – Mỹ sẽ giúp Hàn Quốc có nhiều sự linh động [ngoại giao] hơn trong cuộc đối thoại với Trung Quốc trong tương lai, và từ quan điểm này, [việc tăng cường liên minh Hàn – Mỹ] có thể là một vũ khí cho chúng ta.”

Cùng ngày, Bộ trưởng Kwon đã bác bỏ ngay lập tức đề xuất cho rằng việc đi theo ranh giới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có lợi hơn cho Hàn Quốc.

Ông lại dẫn chứng ví dụ về Tây Đức: “Mọi người lưu ý rằng trong quá khứ nếu Tây Đức đi sai đường là đi trên sợi dây ngăn cách giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, thì nước này sẽ bị cả Hoa Kỳ và Liên Xô bỏ rơi.”

Bộ trưởng Kwon cũng sử dụng sự tương tự từ câu chuyện “Chim, Thú vật, và Dơi”, một câu chuyện kinh điển trong Truyện ngụ ngôn của Aesop.

Câu chuyện kể về Chim và Thú vật tuyên chiến với nhau. Tuy nhiên, Dơi luôn bám vào phe mạnh hơn. Khi Chim và Thú vật tuyên bố hòa bình, cả hai bên tham chiến đã biết được hành vi gian dối của Dơi. Do đó, cả hai bên đều kết tội anh ta phản bội và đuổi anh ta ra khỏi ánh sáng ban ngày. Kể từ đó, Dơi trốn trong những nơi tối tăm và luôn bay một mình vào ban đêm.

Câu chuyện được xem là một bài học đạo đức đối với những kẻ gian dối tìm cách kiếm lợi từ cả hai bên đối đầu trong một cuộc xung đột.

Bộ trưởng Kwon tiếp tục nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cuộc đối đầu Mỹ – Trung không thể đoán trước, sự tin tưởng giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc cần phải được khôi phục trước khi cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc.

Gia Huy (Theo The Epoch Times)

Mỹ dự đoán Ukraine cuối cùng sẽ lấy được lãnh thổ đã mất

President-elect Joe Biden’s national security adviser nominee Jake Sullivan speaks at The Queen theater, Tuesday, Nov. 24, 2020, in Wilmington, Del. (AP Photo/Carolyn Kaster)

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm Chủ Nhật (4/6) nói rằng Washington tin tưởng cuộc phản công đã được chờ đợi từ lâu của Ukraine chống lại quân đội Nga cuối cùng sẽ cho phép Kyiv lấy lại được một số vùng đất đã mất.

Phát biểu với người dẫn chương trình Fareed Zakaria của CNN, ông Sullivan tự tin rằng Ukraine sẽ lấy lại được “lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược”.

“Chính xác bao nhiêu lãnh thổ được lấy lại sẽ phụ thuộc vào những tiến triển trên thực địa khi người Ukraine tiến hành cuộc phản công này”, ông Sullivan nói.

“Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng người Ukraine sẽ gặt hái được thành công trong trận phản công này”, ông Sullivan bày tỏ.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden tuyên bố rằng kết quả của cuộc phản công đó sẽ có “ảnh hưởng chính” đến các cuộc đàm phán tương lai.

Vài giờ sau khi những phát biểu của ông Sullivan được phát sóng trên CNN, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng quân đội Ukraine đã triển khai một “trận tấn công quy mô lớn” vào các tuyến phòng thủ ở Donbass, nhưng đã bị đẩy lùi và chịu thất bại nặng nề.

Các quan chức Ukraine trong vài tuần gần đây đã gửi đi những tín hiệu không đồng nhất liên quan đến công tác chuẩn bị cho nỗ lực rất được chờ đợi để đẩy lùi quân đội Nga.

Tổng thống Ukraine Zelensky hôm thứ Bảy (3/6) tuyên bố rằng quân đội nước này đã sẵn sàng cho cuộc phản công. Tuy nhiên, phó chánh văn phòng tổng thống Ukraine, ông Igor Zhovkva trong cùng ngày 3/6 lại cho biết Kyiv vẫn chưa tập hợp được đủ vũ khí để đảm bảo cho thành công của chiến dịch tấn công quân Nga.

Hải Đăng

NATO thúc đẩy tiến trình kết nạp đối với Thụy Điển

Hôm 4/6 vừa qua, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng có thể đạt được thỏa thuận về việc Thụy Điển gia nhập tổ chức này trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO được tổ chức tại Litva vào tháng 7 tới, theo hãng tin Reuters.

Ông Stoltenberg đưa ra phát biểu trên sau cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul. Ông cho biết các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan sẽ nhóm họp vào cuối tháng này – dự kiến trong tuần bắt đầu từ ngày 12/6, nhằm tìm cách giải quyết những vấn đề vấp phải phản đổi của Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary khiến tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển bị trì hoãn. Theo kế hoạch, các bộ trưởng quốc phòng NATO cũng sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào ngày 15-16/6 tới.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, ông Stoltenberg nhấn mạnh điều quan trọng là tận dụng thời gian còn lại trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO tại thủ đô Vilnius của Litva vào tháng 7 tới để đạt được một thỏa thuận về việc Thụy Điển gia nhập NATO.

Thụy Điển cùng với Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO năm ngoái, chấm dứt chính sách không liên kết quân sự kéo dài nhiều thập kỷ. Đơn xin gia nhập của hai quốc gia Bắc Âu này đã được chấp thuận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6/2022.

Để chính thức trở thành thành viên của NATO, đơn xin gia nhập phải được toàn bộ các nước thành viên liên minh phê chuẩn. Ngày 4/4 vừa qua, Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO, trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự này. Tuy nhiên, hiện Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chưa ủng hộ Thụy Điển gia nhập liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ nhận định rằng Thụy Điển chứa chấp thành viên của các nhóm mà Ankara coi là khủng bố.

Phan Anh

Related posts