A. de Rhodes và bọn bất chánh danh…

Sài Gòn đã khôi phục tên đường Alexandre de Rhodes giữa thập niên 1990, sau khi giới nghiên cứu chính thống “ngộ” ra công lao của người đặt nền móng căn bản đầu tiên cho chữ quốc ngữ. Đà Nẵng thì trễ hơn đến gần 15 năm nhưng sự thức tỉnh muộn màng này đang bị một số “nhà khoa học” nhảy ra ngăn cản, sự việc đang ồn ào trên báo, trên đài, trên mạng xã hội, miễn nhắc lại chi tiết.

Nhưng phải nói rõ thêm về ba nhân vật đầu lĩnh của nhóm “khoa học gia” này, đó là Lê Cung, Nguyễn Đắc Xuân và Trần Thuận, để tiện từ đây sẽ gọi tắt là Cung- Xuân- Thuận.

Lê Cung vừa là giảng viên Đại học Huế, vừa là giảng viên của Học viện Phật giáo Huế, tác giả của cuốn khảo luận “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam”.[1]

Nguyễn Đắc Xuân là người hay xưng “Phật tử”, từng tham gia đấu tranh tại Huế, sau trốn vô bưng rồi trở vế, có mặt tại Huế trong những ngày thảm sát Tết Mậu Thân, khác với Hòang Phủ Ngọc Tường được bố trí ở căn cứ cách Huế 60km, theo tiết lộ của ông Lê Văn Hảo.

Trần Thuận cũng là một giảng viên sử theo đạo Phật, Thư viện Hoa sen còn lưu giữ bài pham luận “Sức Mạnh Truyền Thống Trong Phong Trào Phật Giáo Năm 1963” của ông ta [2].

Cũng cần nói rõ ra rằng lập luận của Cung- Xuân- Thuận nhóm này cũng chính là lập luận mà nhóm Giao Điểm ở hải ngọai nhai đi nhai lại từ mấy chục năm nay. Giao Điểm là nhóm Phật giáo cực đoan, có định kiến hẹp hòi, chống Công giáo tới cùng, chống cả “tông chi họ hàng”.

Có thể nói đây là ba Phật tử nhà nòi. Thế nhưng định kiến đã khiến ba nhà nghiên cứu nàykhông chỉ đi chệch ra khỏi những phương pháp nghiên cứu khoa học mà mà còn khiến họ đi chệch ra khỏi con đuờng mà Đức Phật đã chỉ.

Đức Phật hướng dẫn các môn đồ về con đường “bát chánh đạo”, con đường xuyên suốt với ý nghĩa về sự ngay thật, không lắt léo trong mọi mặt: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Chỉ cần nhìn sơ qua thì có thể thấy ngay “tà khí” trên con đường mà bộ ba Phật tử nói trên đang đi, đã gian lận trên phương diện tổ chức tức “bất chính danh”, vừa lập lờ trí trí trá và phương diện lý luận, tức “bất chánh kiến, bất chánh tư duy”.

Nhưng đầu tiên, để hiểu tầm quan trọng của chữ quốc ngữ và công lao của Alexandre de Rhodes, chúng ta cần tìm hiểu nổi khổ của… Mao Trạch Đông.

Nỗi buồn của Mao

Tiếng Trung mà Trung Cộng đang sử dụng là tiếng Trung “giản thể”, đã được đơn giản hóa rất nhiều dưới sự cầm quyền của cộng sản. Nó khác xa rất nhiều với tiếng Trung “phồn thể” đang được sử dụng ở Hồng Kông, Macau, Đài Loan và nhiều cộng đồng Hoa kiều khác.

Sự cọ xát giữa người Trung Quốc cộng sản và chống Cộng hiện tại cũng là sự cọ xát giữa chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể.

Việc cải cách tiếng Trung Quốc đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên Trung Cộng đã tối giản hóa Trung văn theo phương châm “bình dân đại chúng” khiến người Trung Quốc tại Đài Loan, Hồng Công hay các cộng đồng Hoa ngữ lưu vong khác không chấp nhận,

Ai cũng biết, đầu tiên hầu như chữ viết của nhân loại đều nảy sinh từ chữ tượng hình nhưng sau đó đểphát triển thì phảitiến lên chữ biểu ý (thể hiện ý), cuối cùng đến chữ biểu âm (chữ ghi âm). Với cách tạo từ theo âm, chỉ cần vài chục chữ cái mà các dân tộc như Anh, Pháp, ý có thể tạo ra cả một hệ thống từ ngữ hoàn hảo, nói thế nào viết thế ấy, dễ đọc dễ viết dễ nhớ.

Người Trung Quốc xây dựng ngôn ngữ của mình bằng phương pháp “tượng hình” rồi sau đó phát triển kho từ vựng bằng 5 biện pháp khác là “chỉ sự”, “hội ý”, “hình thanh”, “giả tá”, chuyển chú, tất cả gọi là “lục thư”. Từ từ này họ “vẽ” ra thêm từ kia bằng một trong sáu phép của “lục tjư”, rồi từ từ kia “vẽ” thêm ra từ khác cũng bằng một trong “lục thư”. Cứ như vậy, ngôn ngũ Trung Quốc trở nên phức tạp và rắc rối.

Thứ nhất là học từ nào biết từ đó. Lại do chữ viết tách rời âm đọc, từ chưa học thì nhìn từ không đọc, còn nghe đọc thì không viết được từ. Lại có quá nhiều từ đồng âm, tức cùng âm nhưng khác mặt chữ và khác

Thứ hai là có nhiều từ đa âm, vì thế nhìn mặt chữ không biết đọc thế nào.

Thứ ba là phần lớn chữ có nhiều nét, mặt chữ phức tạp, khó nhớ khó viết, có từ đến hơn 60 nét viết.

Thứ tư là từ Hán không viết hoa được, dễ gây nhầm lẫn và khó viết tắt,

Thứ năm là khó giải quyết bằng cơ khí và điện toán thông qua máy đánh chữ và computer. Bộ nhớ của Trung văn trữ trong máy computer chiếm một không gian lớn bằng 284 không gian tồn trữ từ vựng tiếng Anh.

Thứ sáu là người Trung Quốc chỉ có thể học chữ theo lối học vẹt, họ thuộc lòng nên tạo thành thái quen học vẹt, từ chương, mất rất nhiều thời gian vào việc viết chữ và hiếu thời gian suy nghĩ.

Bởi vậy, sau mấy ngàn năm đóng cửa tự cho mình là “tinh hoa của thiên hạ”, khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người Trung Quốc mới nhận ra hạn chế của mình. Trong phong trào Duy Tân, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng chủ trương ghi âm hóachữ Hán, nhưng chủ trương đó chết yểu vì phong trào ấy chỉ tồn tại có 100 ngày.Sau đó là phong trào cải cách chữ Hán lên cao nhất vào thời Ngũ Tứ và năm 1918 nhưng chỉ đề xướng lối văn Bạch thoại thay cho lối văn trường ốc, chữ viết không thay đổi mấy.Chỉ đến khi cộng sản cầm quyền thì Trung văn mới thực sự chịu cảnh bể dâu.

Theo nhà báo thiên tả Mỹ Edgar Snow thi thời còn nấp kỹ ở Diên An “tọa sơn quan hổ đấu” (năm 1936) để xemTưởng Giới Thạch đánh nhau với Nhật, Mao Trạch Đông thổ lộ tý tưởng bỏ chữ tượng hình và chuyển sang dùng chữ Latin.Năm 1949 đảng Cộng sản cầm quyền thì hai năm sau Mao ralệnh “cải cách văn tự” theo hướng chung của thế giới là ghi âm với điều kiện là “chữ cái và phương án đều phải dựa vào chữ Hán”. Cuối năm 1954 chính quyền thành lập Ủy ban Cải cách Văn tự TQ (UBCCVT) và mở cuộc thi sáng tạo phương án ghi âm chữ Hán tuy nhiên vấn đề chẳng đi đến đâu.

Bế tắc, đầu năm 1956 Mao thay đổi quan điểm, tán thành việc dùng chữ cái Latin. Thế là từ đây mỗi chữ Hán trong các loại tự điển đều được ghi kèm một từ ghép bằng chữ cái Latin để ghi chú âm đọc (gọi là chú âm): người học chỉ cần biết đọc mấy chục chữ cái Latin và biết cách đánh vần các từ ghép bởi các chữ cái đó là có thể tra tự điển mà tự đọc được âm của từng chữ Hán.

Nhưng Trung văn có cả trăm nghìn từ trong khi chỉ có hơn 400 âm đọc, nếu thêm các 4 thanh điệu sắc, huyền, hỏi ngã vào các từ ghi âm này thì cũng chỉ đạt 1200 từ biểu âm để diễn tả ác phát âm của 100,000 từ án, nghĩa là một “âm”phải cáng đáng cho cả trăm từ Hán và lại gây hiểu lầm. Mặt khác từ bỏ chữ Hán là một việc cực kỳ hệ trọng, có liên quan tới truyền thống văn hóa 5000 năm của TQ, tới nguyện vọng của toàn bộ người Hoa trên toàn cầu. Do đó sau khi Mao Trạch Đông qua đời chính phủ không nhắc gì đến việc La tinh hóa Trung Văn

Tuy nhiên đến lúc này thì chữ viết đã bị tối giản hóa rất nhiều, bắt đầu từ năm 1950 với mục tiêu càng đơn giản và dễ học càng tốt.

Với mục tiêu “bình dân học vụ hóa” Trung Văn, các cánbộ ngôn ngữ Trung Cộng không quan tâm đến nguyên tắc kết cấu chữ Hán, thí dụ từ “ái” () ý nghĩa là tình yêu, gộp từ chữ “tâm” () và chữ Thụ (),ngụ ý tình yêu phải bao hàm ý nghĩa chấp nhận và sẵn sàng hy sinh, Trung Cộng cải cách bằng cách cắt bỏ chữ tâm, mất hết ý nghĩa.Họ lập luận việc đơn giản hóa chữ viết góp phần xóa nạn mù chữ trong khi trên thực tế thì tỷ lệ biết chữ trong người Hoa ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan vẫn cao hơn so với Trung Quốc.

Do đó, với cộng đồng người Hoa sử dụng tiếng Trung phồn thể, việc “quốc tế hóa Trung văn” của Trung Cộng còn là nỗ lực quảng bá “tiếng cộng sản”.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng nổ lực truyền bá chữ quốc ngữ của thế hệ cha anh đáng quý nhường nào. Nếu không có nỗ lực đó, có lẽ ngày nay chúng ta phải đánh vật với một thứ tiếng Trung giả cậy. Từ chỗ trân trọng nỗ lực đó, chúng ta càng phải trân trọng những nền móng mà Alexandre de Rhodes đã đặt ra.

Bất chánh danh!

Bản kiến nghị phản đối gởi tới chính quyền Đà Nẵng ghi rõ tên họ 12 người:

  1. PGS. TS. Lê Cung, Khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Huế.
  2. Nhà Nghiên cứu lịch sử và văn hoá Nguyễn Đắc Xuân.
  3. PGS. TS. Trần Thuận, nguyên là Phó khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.
  4. PGS. TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa lịch sử, Trường Đại học Thủ đô, Hà Nội.
  5. PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế.
  6. PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.
  7. TS. Phan Văn Hoàng, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
  8. Nhà Nghiên cứu Văn học dân gian: Trần Hoàng, Nhà giáo Ưu tú, nguyên Phó Trưởng khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế.
  9. Ths. Hà Văn Lưỡng, nguyên Trưởng Khoa Văn, Trưởng Đại học Khoa học Huế.
  10. Nhạc sĩ Chúc Linh ở TP.HCM.
  11.  PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Huế.
  12. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giảng viên chính, khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học Huế.

Nhưng báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 28.11.2019 đăng bản tin “PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng không tham gia kiến nghị phản đối đặt tên đường ở Đà Nẵng” của nhà báo Văn Thanh:

“Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, vào tối 19-10, ông điện thoại cho PGS.TS Lê Cung (Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Huế, người đứng thứ 1 trong danh sách) để trao đổi về việc mời PGS.TS Lê Cung tham gia nghiệm thu đề tài cấp bộ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Việc trao đổi kết thúc, PGS.TS Lê Cung nói là có một việc vì khoa học cần PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng tham gia. Sau đó, PGS.TS Lê Cung đã gửi thư điện tử cho PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng về nội dung đơn kiến nghị, đã có 4 người có tên cùng kiến nghị. Sau khi đọc qua nội dung đơn kiến nghị, đến đầu giờ chiều ngày 20-10, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng gửi thư điện tử cho PGS.TS Lê Cung từ chối tham gia với nội dung: “Chú không tham gia vì đây không phải là chuyên môn của chú”. [3]

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng giải thích rằng: “Tôi từ chối tham gia vì sử học không phải chuyên môn của tôi, nếu có ai hỏi thì tôi không đủ lý lẽ để trả lời”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói thêm: “Bất ngờ vào ngày hôm qua, nhiều người gặp tôi hỏi, ông tham gia vào kiến nghị gửi Đà Nẵng à? Tôi bảo không, tôi tham gia đâu. Và cái này tôi đã nói với mọi người cả nửa tháng trước rồi mà!”.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đã điện thoại cho PGS.TS Lê Cung để yêu cầu cải chính, rút tên mình ra khỏi danh sách. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng đã điện thoại cho Chủ tịch HĐND và Trưởng Ban Văn hóa HĐND TP Đà Nẵng để đính chính là ông không tham gia vào bản kiến nghị.”

Ở đây chúng ta thấy gì?

Thứ nhất là tinh thần lái buôn. Ông Lê Cung mặc cả, như một cuộc đổi chác: tôi tham giam gia nghiệm thu đề tài của anh, anh ký vào đơn kiến nghị với tôi!

Thứ hai là trò bắt cóc bỏ dĩa. Cuộc mặc cả bất thành nhưng ông Lê Cung vẫn xem như sự đã rồi!

Sau ông Dũng, một người thứ hai là PGS-TS Trương Công Huỳnh Kỳ, nguyên là Trưởng Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế. Ông tuyên bố: “Có một thành viên trong nhóm này chuyển bản kiến nghị cho tôi qua email và tôi đã trả lời không tham gia. Sau đó, tôi có gặp thầy Cung và một lần nữa khẳng định không tham gia kiến nghị. Họ tự điền tên mình vào thôi. Tôi sẽ có ý kiến việc mình có tên vào danh sách với đại diện TP Đà Nẵng.”[4]

Nực cười nhất là “nhà khoa học” Nguyễn Thị Thanh Huyền. Báo Tuổi Trẻ (30.11.2019 “Nhóm người gửi kiến nghị không đặt tên đường hai giáo sĩ: ‘Chúng tôi bị khủng bố’”) dẫn lời bà tiến sĩ Lý luận chính trị:

Cô kể khi nhận được lời đề nghị tham gia việc gửi kiến nghị từ PGS.TS Lê Cung, cô đã bảo với thầy nếu bản kiến nghị đó với nội dung phản ánh đúng lịch sử, khách quan, có dẫn chứng đúng đắn, khoa học và không vì mục đích tôn giáo hay chính trị, trên tinh thần xây dựng thì cô đồng ý tham gia.”

Nghĩa là cô tiến sĩ này chưa hề tìm hiểu, nghiên cứu gì cả, và cũng chưa đọc qua tài liệu nào của nhóm “Cung – Xuân – Thuận”, nhưng cô vẫn ký!

Sau trò là gian lận về người, nhóm này còn gian về lý.

Bất chánh kiến, bất chánh tư duy

Có thể tóm tắt lập luận của nhóm Cung – Xuân -Thuận như sau:

  1. Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ.
  2. Alexandre de Rhodes viết cuốn “Phép giảng tám ngày” bằng tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạo Thiên Chúa giáo (Công giáo), đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo)
  3. Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông.
  4. Miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hòa đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.
  5. Việc tạo ra chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc Việt mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta.

Điểm thứ nhất, lý lẻ trên là một thứ lý lẽ “cù lần”, giống như cho rằng “Christopher Columbus không phải là người (Âu châu) đầu tiên khám phá Châu Mỹ” mà là thủy thủ của ông ta, người đang trèo trên cột buồm, đã la tóang lên “Đất liền kia rồi!”.

Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên sử dụng chữ cái Latin để phiên âm tiếng Việt tuy nhiên ông là người hệ thống hòa nỗ lực của người đi trước và cùng thời để biên sọan nên bộ Từ điển Việt Bồ La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum),(Từ điển Việt–Bồ–La), xuất bản tại Rôma năm 1651.

Đó chính là công lao của ông và đó cũng chính là cuốntừ điển tiếng Việt đầu tiên.

Điểm thứ hai, nhóm Cung – Xuân – Thuận đòi xóa tên Alexandre de Rhodes vì ông đã sử dụng nhiều câu chữ thô bạo để công kích Tam giáo ở Việt Nam (Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo). Vậy nhóm này đã từng có phản ứng gì với những hành động và chính sách cực kỳ thô bạo mà chính quyền cộng sản đã áp dụng với riêng Phật giáo trong những năm qua?

Alexandre de Rhodes từng gọi Phật là “thằng hay dối” trong sách Phép giảng tám ngày nhưng cần phải xem rằng đó chính là nhận thức của ông ta trong bối cảnh xã hội thời đó, nó thể hiện thái độ chung của Nho giáo đối với Phật giáo.

Điểm thứ ba, người viết xin tóm tắt bài viết của nhà sử học Chương Thâu “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau”:

Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo) của linh mục Alexandre de Rhodes do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ ba có một câu viết nguyên văn:

J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”.

Và câu này được mỗi người dịch (hay bóp méo) một cách khác nhau:

Hồng Nhuệ, Hành trình và truyền giáo, do Ủy ban Ðoàn kết Công giáo TOHCM 1994:

Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Ðức Giáo hoàng.”

(Người dịch chú thích từ chiến sĩ ở đây: Nói chiến sĩ Phúc Âm tức là các nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xâm lăng – trang 289).


Từ “soldats” (soldiers) rất thường được người Pháp, Anh sử dụng để chỉ người truyền đạo hoặc tín đồ với các thành ngữ rất phổ biến như “Soldats de Jesus”, “Soldiers of Jesus”, “Soldiers of Christ” v.v… De Rhodes viết là ông sang Pháp để tìm “soldats” và nhất là giám mục, nếu dịch là “tìm chiến binh và nhất là giám mục” thì vô nghĩa, phải hiểu như cách dịch nói trên.

Tuy nhiên trong luận án tiến sĩ “Ðạo Thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam 1857-1914”, xuất bản tại Paris, năm 1968: Cao Huy Thuần – một đệ tử của Thích Trí Quang — lại dịnh là “binh sĩ”: “Tôi tin rằng: Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Ðông, cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để có nhiều giám mục vốn là Cha và các Thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó”.

Sau đó có nhiều người dịch từ chiến sĩ với ý nghĩa “chiến binh, là quân lính đi xâm lược” nhưng sau đó suy nghĩ cứng nhắc này đã thay đổi vì “ngộ” ra rằng cần hiểu từ này trong bối cảnh của thế kỷ 17.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ðình Ðầu thì “Nếu đọc nguyên đoạn trích trên đây, ta mới hiểu chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai (đối với giám mục là cha và thầy họ). Còn “chinh phục toàn phương Ðông” là để cho “nước Cha trị đến”, chứ không phải để cho Pháp đến thống trị. “Chinh phục” hiểu theo nghĩa tôn giáo, chứ không phải chính trị.”

Trong cuộc Hội thảo “Tưởng niệm A. de Rhodes, nhân 400 năm ngày sinh của ông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chứcnăm 1993, Giáo sư sử học Ðinh Xuân Lâm dịch cụm từ plusieurs soldats theo đúng văn cảnh, bối cảnh lịch sử thế kỷ 17 là “chiến sĩ truyền giáo”, vào coi như “lần cuối cùng đính chính lại sự lầm lẫn”.

Chính sự đính chính chính thức này đã dẫn đến quyết định “đổi mới” như khôi phục lại tên đường A. de Rhodes ở Sài Gòn và dựng lại bia 1941tại khuôn viên Thư viện Quốc gia ở Hà Nội v.v… [6]

Điểm thứ tư,có thể thấy rõ “thất bại” của lý lẽ này ở phần trên, nhưng cũng cần “khái quát hóa”vấn đề với các “sử gia” trong nhóm Cung – Xuân –Thuận: phải chăng tất cả những chính sách thay đổi ngay sau năm 1954 ở miền bắc và ngay sau 1975 ở miền Nam là điển mực? phải chăng Việt Nam nên quay lại với thời kỳ tiền đổi mới?

Điểm thứ năm, đây là một sự ngụy biện. Alexandre de Rhodes đến Việt Nam từ thế kỷ thứ 17, cònbthực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam vào đầu thế kỷ 19, gần hai thế kỹ rưỡi sau,làm sao có thể gán ghép hai sự kiện đó lại với nhau?

Nhưng khi lập luận rằng cần lọai bỏ tên Alexandre de Rhodes vì ông làm ra chữ quốc ngữ để truyền đạo Thiên Chúa, có lẽ Cung – Xuân – Thuận đã bộc lộ tim đen của mình. Với định kiến hẹp hòi, cực đoan, họ khó lòng chấp nhận việc vinh danh một linh mục Thiên Chúa giáo là ông tổ đã đặt nền móng cho chữ Quốc ngữ. Đây chính là yếu tố đã khiến họ dẫm lên những quy tắc tối kỵ của một Phật tử để hành xử như những Hồng vệ binh đang say sưa đấu tố!

Gian trá trong cách viết đơn kiến nghị, gian trá trong cách định tên, nhìn nhận và kiến giải sự việc, đám “tân Hồng vệ binh” này không chỉ không có đủ tư cách hàn lâm của giới nghiên cứu, mà cũng không có đủ tư cách đạo đức để xưng là học trò của Phật.

Lê Trọng Hiệp

Tham khảo:

  1. https://phatgiao.org.vn/pgsts-le-cung-28-6-thuyet-giang-chu-de-hoa-binh-trong-phat-giao-d11258.html
  2. https://thuvienhoasen.org/a17505/suc-manh-truyen-thong-trong-phong-trao-phat-giao-nam-1963-ts-tran-thuan
  3. https://www.sggp.org.vn/pgsts-nguyen-tien-dung-khong-tham-gia-kien-nghi-phan-doi-dat-ten-duong-o-da-nang-631490.html
  4. http://netnews.vn/Ve-kien-nghi-khong-dat-ten-duong-Alexandre-de-Rhodes-Tu-choi-tham-gia-van-bi-ghi-ten-thoi-su-1-0-2141571.html
  5. https://tuoitre.vn/nhom-nguoi-gui-kien-nghi-khong-dat-ten-duong-hai-giao-si-chung-toi-bi-khung-bo-20191130101436605.htm
  6. http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7314&rb=0302

Related posts