Mặc dù đã che giấu sự thật về tình hình dịch viêm phổi Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán), nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại tuyên truyền như ‘sấm dậy’ về “thành tích chống dịch” của nhân viên mạng internet tại cơ sở. Người dân sống trong mạng lưới Internet như trong nhà tù, bị nhân viên mạng xung quanh nhìn chằm chằm từng lời nói và cử chỉ, bị theo dõi bởi các mã vạch y tế và camera khắp nơi. Kiểu quản lý “Internet hóa” này, liệu có thể thực sự mang lại cho người dân Trung Quốc cảm giác an toàn và có thể chống lại virus? Dưới đây là bài viết của Epoch Times bao gồm các tài liệu có được từ nội bộ ĐCSTQ.
Mô hình quản lý “Internet hóa” gần đây đã trở thành một trong những nội dung mà ĐCSTQ tuyên truyền về “thành tích chống dịch” và “sự ưu việt về thể chế” của mình. Độc giả tinh ý một chút sẽ không khó để nhận thấy rằng nội dung sau thường thấy trên Internet: 4,5 triệu nhân viên mạng trên toàn quốc đã “xây dựng phòng thủ tuyến đầu phòng chống dịch bệnh”, 85.000 nhân viên mạng bán thời gian tại Bắc Kinh thực thi “hành động gõ cửa” và 170.000 nhân viên mạng tại Hồ Bắc tới kiểm tra từng hộ gia đình, 300.000 nhân viên mạng tại Giang Tô “chìm vào cộng đồng”, hơn 177.000 nhân viên mạng tại Quảng Đông đã thúc đẩy toàn diện công tác phòng dịch “Internet hóa”……
Trên thực tế, các tài liệu nội bộ mà Epoch Times gần đây có được, cho thấy chính quyền địa phương, bất kể giàu hay nghèo, đã thành lập một đội ngũ nhân viên mạng hùng hậu, nhằm thực hiện việc quản lý xã hội toàn diện của ĐCSTQ.
Vậy, việc quản lý của “nhân viên mạng” và “Internet hóa”có thực sự giống như những gì ĐCSTQ tuyên truyền?
Nhân viên mạng phục vụ ai: Giải quyết nỗi lo cho dân hay duy trì sự ổn định cho ĐCSTQ?
Hiện nay, Epoch Times có được các tài liệu của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Ủy ban thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô. Trong văn kiện ngày 27/2 về “Sức mạnh Internet đúc thành tường đồng vách sắt phòng chống dịch tại nông thôn”, nói rằng chính quyền đã “huy động toàn diện trung tâm Internet các cấp trong toàn thành phố, 26.000 giám đốc và nhân viên mạng”, đầu quân vào công tác phòng chống dịch.
Theo Ủy ban Chính trị và Pháp luật Từ Châu, các nhân viên mạng Internet “cung cấp cho nhân dân các dịch vụ như đo nhiệt độ cơ thể, mua giúp nhu yếu phẩm hàng ngày theo nhóm, tư vấn tâm lý và tư vấn cảm xúc nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong mạng lưới Internet”.
Kỳ thực, trong hơn 10 năm thực hiện quản lý Internet hóa của ĐCSTQ, đặc biệt là trong dịch viêm phổi Trung Cộng năm nay, ĐCSTQ vẫn luôn thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình và Internet, thúc đẩy tuyên truyền rằng nhân viên mạng đã giải quyết nỗi lo cho dân chúng hoặc xông pha nơi tuyến đầu phòng dịch.
Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bề mặt, chỉ là công tác bề mặt của nhân viên mạng, hoặc có thể nói là nhiệm vụ thứ yếu. Công việc chính của nhân viên mạng là theo dõi và duy trì sự ổn định, nhưng đó là những bí mật hắc ám mà ĐCSTQ và truyền thông không tuyên truyền.
Ví dụ, những lời rao giảng trong bản báo cáo của của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Từ Châu ngày 27/2, nói rằng, vai trò chính của việc quản lý mạng trong thời kỳ dịch bệnh, không phải để phục vụ quần chúng, mà nhằm “tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn”, “triển khai việc hòa giải mâu thuẫn liên quan tới dịch bệnh và hướng dẫn dư luận”. Đặc biệt, cần vận dụng những phương tiện khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của mạng lưới Internet, “hiện thực hóa quá trình chuyển đổi từ ‘tưới lũ lớn’ sang chế độ ‘tưới nhỏ giọt chính xác’. Còn về việc thu thập và giám sát thông tin dịch bệnh, đó chỉ là tác dụng phụ trong “toàn quyền kiểm soát thông tin chính” khi quản lý mạng Internet.
Vậy thì, phải chăng nhân viên mạng của ĐCSTQ đang phục vụ cộng đồng cư dân, phải chăng họ là những anh hùng nơi tuyến đầu? Câu trả lời lại ngược lại hoàn toàn với những lời tuyên truyền.
Dù là các công tác của nhân viên mạng, gồm việc hướng dẫn người dân giải quyết các dịch vụ dân sự như an ninh sinh hoạt tối thiểu, an sinh xã hội, thuê nhà giá rẻ, đăng ký thất nghiệp hoặc kiểm tra nhiệt độ cơ thể trong thời kỳ chống dịch, xác minh thông tin, điều phối hậu cần của những cư dân bị mắc kẹt trong nhà và các dịch vụ sinh kế khác…, đối với từng người dân Trung Quốc mà nói, dường như đang cung cấp những trợ giúp và dịch vụ cụ thể; nhưng đối với ĐCSTQ, điều này đều được tạo ra một cách có chủ đích, nhằm che đậy việc giám sát và duy trì ổn định của ĐCSTQ.
Bởi vì, suy cho cùng, những “nhu cầu” này của người dân Trung Quốc và những “dịch vụ” này của nhân viên mạng đều không phải là tự phát và chân thực, mà được sinh ra do sự ép buộc trong thể chế ĐCSTQ.
Lấy ví dụ về một trường hợp chống dịch. Mức độ nghiêm trọng của dịch viêm phổi Trung Cộng là do sự che giấu của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc bị mắc kẹt tại nhà cũng do bị ĐCSTQ ép buộc. Dù là kiểm tra nhiệt độ cơ thể, thống kê tình hình dịch bệnh tại khu dân cư, hay thu mua thực phẩm theo nhóm, về cơ bản, người dân Trung Quốc đều có thể tự mình giải quyết. Chính ĐCSTQ đã tước đoạt những quyền lợi cộng đồng này, ngay cả quyền sinh tồn cơ bản nhất. Sau đó ĐCSTQ lại cùng với nhân viên mạng thu thập thông tin và giám sát người dân, nhân tiện cung cấp những “dịch vụ xã hội” hoàn toàn không cần thiết này.
ĐCSTQ đã cưỡng chế tước đoạt quyền được biết thông tin, quyền tự do ngôn luận, và các quyền lợi cộng đồng khác nhau của người dân Trung Quốc, và thậm chí tước đoạt quyền sinh tồn cơ bản như quyền hành động và thu mua thực phẩm. Đồng thời, người dân Trung Quốc bắt buộc phải chịu sự thu thập và giám sát thông tin của nhân viên mạng, cũng như các dịch vụ công cộng khác sinh ra dưới sự cưỡng chế của ĐCSTQ. Đây là sự thật về công tác quản lý “Internet hóa” của ĐCSTQ.
Xét từ góc độ này, công việc của nhân viên mạng không phải là để cung cấp các dịch vụ xã hội cho người dân, mà là giúp ĐCSTQ tước đoạt quyền lợi của người dân Trung Quốc. Chức trách của nhân viên mạng trong cuộc chiến chống dịch này cũng không phải là ngăn ngừa dịch bệnh hay giúp đỡ giải quyết mối lo của người dân, mà là hợp tác với ĐCSTQ để duy trì sự ổn định, hoàn thành nhiệm vụ thu thập thông tin và giám sát người dân.
Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, vào tháng Hai, đã ban hành “Thông báo về việc tiếp tục phát huy vai trò của các Trung tâm quản lý toàn diện cấp cơ sở và nhân viên mạng nhằm củng cố việc phòng chống dịch tại tuyến đầu”, chỉ ra rằng hệ thống “Trung tâm quản lý toàn diện + Internet hóa + thông tin hóa” cần được vận dụng đầy đủ, phục vụ công tác tổng thể phòng chống dịch.
Đứng trước đại dịch, tại sao Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ yêu cầu “phát huy thêm” vai trò của các nhân viên mạng?
Trong bài viết có tiêu đề “Trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cần quản lý hiệu quả mạng Internet cộng đồng” ngày 10/2 trên kênh truyền thông ĐCSTQ, tiết lộ mục đích thực sự trong những động thái này, chính là lợi dụng cơ hội phòng chống dịch nhằm quản lý chính danh “mạng Internet”; Đồng thời, càng phải “kiểm nghiệm và hoàn thiện cơ chế quản lý Internet hóa cộng đồng thông qua cuộc chiến phòng chống dịch bệnh sinh tử này”, nghĩa là tăng cường kiểm soát mạng dưới danh nghĩa phòng chống dịch.
Trên thực tế, các tài liệu nội bộ của ĐCSTQ gần đây do Epoch Times thu thập được cũng chứng minh điểm này.
Ví dụ, Ủy ban Chính trị và Pháp luật của huyện Vận Thành, thành phố Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông đã báo cáo kinh nghiệm hoàn thiện quản lý mạng: Mượn danh nghĩa phòng chống dịch bệnh, tất cả 1.360 đầu dò giám sát tự thiết kế tại 55 quận đã được thu thập và kết nối với kênh chỉ huy “Dự án Tuyết Lượng” của huyện; Đồng thời tận dụng 1.100 nhân viên mạng và hệ thống camera giám sát của “Dự án Tuyết Lượng” trong toàn huyện, nhằm tiến hành kiểm tra camera trong mọi điều kiện thời tiết, đổi mới chế độ “giám sát camera + mạng Internet”. “Dự án Tuyết lượng” là một hệ thống giám sát camera do ĐCSTQ phủ sóng khắp khu vực thị trấn, nông thôn, huyện thị.
Từ đó có thể thấy rằng nhân viên mạng thực sự không phải là nhân viên cộng đồng cung cấp các dịch vụ xã hội theo nghĩa thông thường, mà chỉ là những cai ngục không mặc đồng phục được ĐCSTQ cài cắm vào nhà tù lớn Trung Quốc được mở rộng này.
Mục đích chính của nhân viên mạng trong công cuộc phòng chống dịch không phải là để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, mà ĐCSTQ thừa cơ phòng chống dịch nhằm “cải chính tên gọi” công tác quản lý Internet hóa của mình, đồng thời tăng cường hơn nữa việc kiểm soát người dân Trung Quốc.
Nguồn gốc việc “Internet hóa” của ĐCSTQ và thảm họa nhân quyền lớn nhất trong kỷ nguyên đương đại
Internet được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực địa lý, sinh học và khoa học thông tin, nhưng việc nó được áp dụng cho quản trị xã hội lại là sáng kiến đầu tiên của ĐCSTQ trong xã hội hiện đại.
Việc quản lý “Interner hóa” của ĐCSTQ là phân chia thành phố hoặc nông thôn thành các đơn vị theo một tiêu chuẩn nhất định; sử dụng cán bộ đường phố, công an, nhân viên tư pháp, nhân viên công tác cộng đồng làm quản trị viên Internet, vận dụng các phương pháp thông tin hiện đại, tiến hành quản lý mã số hóa linh hoạt tất cả mọi người, mọi thứ và mọi việc.
Việc phân chia xã hội Trung Quốc thành một mạng lưới giống như những nhà tù, sau đó nhốt người Trung Quốc vào các mạng Internet, đây chính là bản chất của việc quản lý “Internet hóa”, và cũng là “đổi mới cơ chế quản trị xã hội cấp cơ sở” mà truyền thông ĐCSTQ tự xưng.
Việc quản lý “Internet hóa” của ĐCSTQ thực sự liên quan trực tiếp tới thảm họa nhân quyền lớn nhất hiện đang xảy ra tại Trung Quốc.
Tháng 7/1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với hơn 70 triệu học viên Pháp Luân Công, những người tin vào các giá trị như “Chân, Thiện, Nhẫn” và mang tới một thảm họa nặng nề, lâu dài cho Trung Quốc. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn, cầm tù, thậm chí bị giết hại hoặc thu hoạch nội tạng. Cuộc đàn áp này tiếp diễn cho đến ngày nay được ngoại giới gọi là thảm họa nhân quyền lớn nhất trong thế giới đương đại.
Do cuộc đàn áp không đắc được nhân tâm, cộng thêm việc các học viên Pháp Luân Công truyền rộng sự thực tại Trung Quốc Đại Lục, giúp người dân thức tỉnh, tháng 9/2001, ĐCSTQ đã đề xuất “Ý kiến về việc tăng cường quản lý an sinh xã hội toàn diện”, yêu cầu tăng cường kiểm soát xã hội, cố ý đàn áp sự thực về Pháp Luân Công đang được lan rộng, tăng cường đàn áp học viên Pháp Luân Công.
Trong bản thông báo, ĐCSTQ đã đề xuất “thực hiện tất cả các biện pháp quản lý toàn diện an sinh xã hội tại cấp cơ sở”, yêu cầu triển khai các biện pháp giám sát dân chúng tới “từng thôn, từng hộ gia đình, tới từng người”. Kể từ đó, ĐCSTQ đã bắt đầu nghiên cứu cách tăng cường “quản trị toàn diện” từ cấp cơ sở, nghĩa là giám sát và kiểm soát người Trung Quốc.
Năm 2004, quận Đông Thành, Bắc Kinh đã đi đầu trong việc thực hiện quản lý Internet hóa của thành phố. Việc quản lý Internet hóa ban đầu được thúc đẩy bởi Bộ Xây dựng, sau đó được thí điểm tại hàng chục thành phố, gồm Thượng Hải và Trường Xuân.
Tuy nhiên, trong quá trình thí điểm, ĐCSTQ đã sớm chuyển trọng tâm Internet hóa từ các lĩnh vực xây dựng đô thị như nhà ở, đất đai, giao thông đường bộ và các bộ phận công cộng sang những lĩnh vực quản lý xã hội như quản lý đô thị, phòng cháy chữa cháy, cộng đồng xã hội, xây dựng ĐCSTQ và những sự kiện khẩn cấp, chủ yếu mạng Internet được sử dụng nhằm theo dõi và đàn áp người dân, bao gồm cả cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ví dụ, một bản báo cáo vào tháng 8/2012 từ minghui.org tiết lộ rằng quận Nam Quan, thành phố Trường Xuân đã thành lập Cục quản lý dịch vụ xã hội, nhằm thí điểm quản lý Internet hóa. Mỗi một nhân viên mạng sẽ được trang bị một điện thoại di động định vị GPS và điện thoại di động được kết nối với máy tính của trung tâm điều khiển. Một trong những nhiệm vụ của các nhân viên mạng chính là giám sát các học viên Pháp Luân Công, bao gồm đăng tải thông tin của các học viên Pháp Luân Công “chưa chuyển hóa” lên trung tâm điều khiển. Cái gọi là “chuyển hóa” là chỉ việc sử dụng bạo lực của ĐCSTQ, buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ.
Trong một báo cáo năm 2013 của minghui.org cũng tiết lộ rằng, bắt đầu từ năm 2010, sẽ thí điểm Internet hóa tại thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Nhiệm vụ chính của nhân viên mạng là thu thập toàn bộ thông tin của cư dân trong khu vực thuộc thẩm quyền của mình và bí mật theo dõi những người nhạy cảm trong cộng đồng.
Vào năm 2013, trong phiên họp toàn thể lần thứ ba của Hội nghị Toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ đã đưa ra khái niệm “quản lý Internet hóa và các dịch vụ xã hội, kiện toàn kênh quản lý dịch vụ toàn diện cấp cơ sở”, đã chính thức kết hợp mạng Interner với quản trị xã hội toàn diện và nâng cấp lên thành mô hình quản trị xã hội của ĐCSTQ, đồng thời quảng bá trên toàn quốc.
Theo truyền thông tại Đại Lục và hải ngoại tiết lộ, trong cùng năm đó, Lý Đông Sinh, cựu Thứ trưởng Bộ Công an và Giám đốc “Phòng 610” của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, khi chỉ huy cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trùng Khánh và Hà Bắc, đã yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường đàn áp thông tin và Internet. “Phòng 610” ban đầu được thành lập bởi ĐCSTQ chuyên bức hại Pháp Luân Công, hiện đã bị xóa bỏ.
Sự kiểm soát xã hội trước đây của ĐCSTQ (được gọi là quản trị xã hội) nhằm thực thi kiểm soát với người Trung Quốc dọc theo hệ thống các ủy ban khu phố – đường phố – quận – thành phố.
“Internet hóa” ngày nay là các “xúc tu” của ĐCSTQ, xâm nhập vào từng hộ gia đình, dọc theo hệ thống các ủy ban khu phố – đường phố – quận – thành phố, từ đó đạt được sự kiểm soát chưa từng có đối với người dân. Do đó, nó cũng được giới truyền thông gọi là “hệ thống áo giáp mới”.
Tuy nhiên, ĐCSTQ “Internet hóa” về cơ bản khác với “hệ thống áo giáp bảo hộ” của Trung Hoa Dân Quốc trước đó. Trước đây, “hệ thống áo giáp bảo hộ” thông thường do chính phủ khởi xướng cho các mục đích cụ thể (như quân đội hoặc an ninh công cộng), nhằm quản lý trật tự trị an tại cấp cơ sở, lấy người dân làm chủ.
Còn việc quản lý “Internet hóa” của ĐCSTQ, mặc dù được mệnh danh là “quản trị cơ sở”, nhưng thực ra là một mô hình đặc vụ trong lớp áo choàng “dịch vụ công cộng”.
Nói cách khác, quản lý “Internet hóa” của ĐCSTQ không phải là quyền tự trị cấp cơ sở, “quần chúng kiểm soát quần chúng”, mà là cơ chế gián điệp cấp cơ sở của ĐCSTQ. Chính phủ trực tiếp thao túng các nhân viên mạng và giám sát mọi hộ gia đình trong mạng lưới Internet.
Ví dụ, Epoch Times đã nhận được báo cáo nội bộ do chính quyền tỉnh Hắc Long Giang năm 2015 gửi lên Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Theo báo cáo cho biết, 42.640 mạng lưới Internet được phân bổ trong tỉnh, kết hợp với 51.295 nhân viên mạng. Trong đó 22.707 nhân viên toàn thời gian. Ngoài ra, 28.588 người là nhân viên mạng bán thời gian tổ thành từ các thành viên của cộng đồng, hai ủy ban thôn và tổ trưởng tổ dân cư tại nông thôn.
Hắc Long Giang, một trong những tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, tình hình tài chính hàng năm đều tổn thất rất lớn, nhưng cũng không tiếc chi trả một khoản tiền khổng lồ, thuê hơn 50.000 nhân viên mạng. Vậy, nhân viên mạng được ĐCSTQ thuê chủ yếu để làm gì?
“Bitter Winter”, một tạp chí quan tâm tới tình hình nhân quyền tại Trung Quốc tiết lộ vào tháng 9/2019 rằng, nhiệm vụ chính của các đảng viên ĐCSTQ là theo dõi các yếu tố bất ổn bao gồm các nhà bất đồng chính kiến, tín đồ tôn giáo và dân oan.
“Bitter Winter” tiết lộ, hàng ngày nhân viên mạng tuần tra trong mạng lưới Interner do mình quản lý, từ những tranh chấp và xung đột nhỏ giữa hàng xóm láng giềng cho đến các cuộc biểu tình từ công chúng v.v. Họ phải báo cáo chi tiết trên điện thoại di động.
Ngoài ra, các phương thức quản lý Internet hóa của chính quyền địa phương các nơi cũng sẽ sử dụng các biện pháp khen thưởng và trừng phạt khác nhau, nhằm yêu cầu, hướng dẫn hoặc dụ dỗ nhân viên mạng hoàn thành các nhiệm vụ mà ĐCSTQ thực sự coi trọng.
Ví dụ, “Bitter Winter” tiết lộ, nếu những người trong mạng lưới Internet tham gia vào các cuộc thỉnh nguyện, biểu tình hoặc phát sinh những sự kiện quần chúng, mà nhân viên mạng không thể báo cáo trong vòng 2 giờ đồng hồ, họ sẽ bị trừng phạt. Nếu họ không giám sát các nhà bất đồng chính kiến, nhân quyền hoặc học viên Pháp Luân Công và những người được gọi là thành viên mẫn cảm khác, cũng sẽ bị trừng phạt gấp đôi. Nếu các nhân viên mạng báo cáo học viên Pháp Luân Công hoặc manh mối thỉnh nguyện, với mỗi người bị bắt giữ, họ sẽ nhận được phần thưởng là 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 3.300.000 VNĐ).
Các tài liệu nội bộ Epoch Times có được và thông tin công khai trên Internet đã chứng minh rằng, ĐCSTQ quản lý Internet hóa không phải để cung cấp dịch vụ cho người dân, mà là để giám sát và kiểm soát người Trung Quốc.
Trương Hiến Nghĩa (Theo Epoch Times)