Tin thế giới tối thứ Ba 23/6

Mỹ sẵn sàng chống Trung Quốc trên mặt trận thông tin

Ông Steven Bannon (ảnh: Gage Skidmore/Flickr).

Đầu tháng này, hai ông Steve Bannon và Michael Pack được bổ nhiệm và tiếp quản các vị trí quan trọng trong làng báo chí và truyền thông Mỹ.

Ông Steven Bannon, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng, người theo chủ nghĩa “conservative” (hiểu đúng nghĩa là những người bảo lưu những giá trị truyền thống như tín ngưỡng…) được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm tiếp quản mạng lưới các cơ quan tin tức toàn cầu do chính phủ Mỹ cấp ngân sách và vận hành. Ông Bannon vốn là một nhà báo, nhà làm phim chính trị, từng học Đại học Georgetown, lấy bằng thạc sĩ về Nghiên cứu An ninh Quốc gia, ông là người có lập trường cứng rắn với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hồi tháng 4, trong chương trình truyền hình “Watters’ World” trên đài Fox News, ông Bannon cho rằng, dựa trên những gì ĐCSTQ đã làm trong đại dịch virus corona, nó phải đối mặt với hậu quả. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ hiện đang tham gia vào “cuộc chiến thông tin và kinh tế” với ĐCSTQ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Asia Times, ông Bannon đưa ra quan điểm “trọng tâm trong bầu cử Mỹ 2020 là Trung Quốc”.

Cùng tháng 6, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu bổ nhiệm ứng cử viên của Tổng thống Trump là ông Michael Pack sẽ điều hành Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM), cơ quan giám sát của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và các đài truyền hình quốc tế do chính phủ Mỹ tài trợ, bao gồm Phát thanh Trung Đông (Middle East Broadcasting), Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia), Đài Âu Châu Tự do / Phát thanh Tự do (Radio Free Europe/Radio Liberty), và Open Technology Fund (Quỹ Công nghệ Mở).

Trong nhiều năm, một trong những ưu tiên của ĐCSTQ là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nhằm nhào nặn và phát tán những luồng tin tức sai lệch, thông qua đó kiểm soát và khống chế ý thức hệ, tẩy não người dân đại lục. ĐCSTQ đã xâm nhập thế giới phương Tây bằng các hình thức như xây dựng các kênh tin tức, mua lại các kênh truyền thanh, thậm chí định hình truyền thông của ĐCSTQ ở châu Phi để truyền bá tư tưởng của nó …, những hành vi đó đã góp phần biến Trung Quốc thành một trong những quốc gia có nền báo chí bị kìm kẹp nhất thế giới.

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) xếp hạng Trung Quốc đứng thứ 177, gần cuối trong bảng xếp hạng 180 quốc gia được đánh giá về chỉ số tự do báo chí năm 2020.

Động thái bổ nhiệm người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc từ phía chính quyền Trump cho thấy, Mỹ đã sẵn sàng cho một nỗ lực chống Trung Quốc trên mặt trận thông tin.

Một nhà thơ Trung Quốc bị bắt vì yêu cầu ông Tập Cận Bình từ chức

Băng Thanh

Ông Zhang Guiqi, một nhà thơ ở Trung Quốc (ảnh chụp từ video trên Weibo).

Ông Zhang Guiqi, một nhà thơ ở Trung Quốc đã chính thức bị bắt với tội danh “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” sau khi ông đăng một video kêu gọi ông Tập Cận Bình từ chức.

Ông Zhang sinh năm 1971 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và từng giảng dạy tại Trường ngoại ngữ Liêu Thành của tỉnh Sơn Đông trong vài năm. Ông là nhà thơ và là thành viên của Hiệp hội Bút độc lập Trung Quốc.

Theo vợ của Zhang, ông đã bị chính quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc bắt giữ vào ngày 13/5 và chính thức bị buộc tội vào ngày 19/6.

Vợ của Zhang cho biết, bà tin rằng lý do bắt giữ chồng bà là một video ông đưa lên mạng xã hội Trung Quốc Weibo vào tháng trước. Trong video, Zhang nhấn mạnh rằng “ông Tập phải từ chức và sự cai trị của chính quyền Trung Quốc phải chấm dứt” và cho biết thêm “một chế độ chuyên chế độc ác” không có công lý, dân chủ và tự do như chính quyền Trung Quốc thì nên bị lật đổ.

Nói về video của Zhang, nhà báo tự do Trung Quốc Yang Zili nói với VOA tiếng Trung rằng, Zhang chắc đã biết hậu quả của việc công bố một video như vậy và video đã phản ánh phần nào tâm trạng của một trí thức Trung Quốc.

Theo Taiwan News
Băng Thanh dịch và biên tập

Chính quyền Trump chế tài thêm 4 hãng tin Trung Quốc bị xác định là ‘tuyên truyền’ cho Bắc Kinh

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo tổ chức họp báo trước khi rời Hà Nội, Việt Nam vào ngày 28/2/2019 (ảnh: Chính phủ Hoa Kỳ).

Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai (22/6) đã bổ sung 4 hãng thông tấn của Trung Quốc vào danh sách các thực thể của chính phủ nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chịu các quy định giám sát, thay vì có được những quyền tự do hoạt động mà báo chí được hưởng.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo danh sách 4 hãng thông tấn bị chế tài là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (CNS), Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu (Global Times).

Động thái này được đưa ra khi chính phủ Mỹ xác định các tổ chức trên “không phải báo chí”, mà thực chất là các cơ quan tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Họ không phải các nhà báo. Họ là các thành viên của bộ máy tuyên truyền tại Trung Quốc”, ông David Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo qua điện thoại, theo hãng tin AP.

Ông Stilwell nói với Fox News: “ĐCSTQ không chỉ kiểm soát hoạt động của các đơn vị tuyên truyền này, mà còn có toàn quyền kiểm soát việc biên tập nội dung của họ”.

Ông Stilwell cũng nói: “Việc chỉ định các tổ chức này thành cơ quan nước ngoài là một bước rõ ràng trong việc làm tăng tính minh bạch của các vấn đề đó, cũng như các hoạt động tuyên truyền khác của chính phủ Trung Quốc tại Hoa Kỳ”.

Bộ Ngoại giao cho biết 4 cơ quan của Trung Quốc sẽ phải nộp danh sách tất cả những người làm việc cho họ ở Mỹ và danh sách tất cả các bất động sản mà họ nắm giữ, tương tự như quy định đối với các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài.

Theo AP, quyết sách này có thể dẫn đến việc các cơ quan trên của Trung Quốc sẽ buộc phải cắt giảm nhân sự ở Mỹ, và khả năng sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai nước.

NPR cho biết, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã buộc các cơ quan thông tấn của đất nước phải trung thành với Đảng, khiến không gian báo chí độc lập ở Trung Quốc vốn đã hạn chế lại càng bị thu hẹp hơn nữa.

Hãng Fox News trích tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus, cho biết: “Trong một thập kỷ qua, đặc biệt là dưới quyền của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã tổ chức lại các cơ quan tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc, cải trang thành các cơ quan báo chí và khẳng định quyền kiểm soát trực tiếp hơn nữa đối với họ”.

Hồi tháng 2, chính quyền Trump đã chỉ định 5 hãng thông tấn khác của Trung Quốc là cơ quan tuyên truyền, gồm Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), China Daily Distribution Corp và Hai Tian Development USA.

Chính quyền Trung Quốc đã có động thái trả đũa vào tháng 3, khi quyết định trục xuất hơn chục nhà báo người Mỹ làm cho các tờ The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post, đồng thời yêu cầu họ và hai hãng tin khác là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và tạp chí Time phải cung cấp cho chính phủ thông tin về hoạt động của họ.

EU cảnh báo Trung Quốc sẽ gánh chịu ‘hậu quả tiêu cực’ vì luật an ninh Hồng Kông

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen (ảnh: U.S. Secretary of Defense/Flickr/flickr.com/photos/secdef/34778433823/).

Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Hai (22/6) cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với “hậu quả rất tiêu cực” nếu nước này áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông, theo AFP.

“Luật an ninh quốc gia có nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng nguyên tắc ‘Một quốc gia, Hai chế độ’ và mức độ tự chủ cao của Hồng Kông”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hôm 22/6 tại buổi họp báo ở Brussels, Bỉ, sau hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng ngày.

Bà von der Leyen cho biết thêm, bà đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Hồng Kông có được thành công kinh tế là nhờ quyền tự trị.

“Vì vậy, chúng tôi cũng muốn truyền đạt rằng Trung Quốc có nguy cơ gánh chịu hậu quả rất tiêu cực nếu họ xúc tiến ban hành luật này”, bà von der Leyen nói.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói thêm: “EU đã trao đổi với các đối tác trong nhóm G7 về vấn đề này, chúng tôi đã bày tỏ rõ quan điểm với giới chức Trung Quốc hôm nay và hối thúc họ cân nhắc lại. Tất nhiên, họ có quan điểm khác, nhưng đây là quan điểm rất rõ ràng mà chúng tôi muốn gửi đến giới chức Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bà von der Leyen từ chối nêu cụ thể các biện pháp mà EU sẽ thực hiện.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với ông Lý Khắc Cường rằng: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về luật an ninh quốc gia được đề xuất cho Hồng Kông”.

“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thực hiện lời hứa với người dân Hồng Kông và cộng đồng quốc tế về mức độ tự chủ cao và quyền tự do của Hồng Kông”.

Hôm 19/6, Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu EU đưa chính quyền Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

Hãng tin Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, hôm 20/6 tiết lộ một số điều khoản trong dự thảo luật an ninh Hồng Kông. Ông Patrick Poon, một nhà nghiên cứu nhân quyền nói với tờ Hong Kong Free Press rằng: “Các điều khoản cho thấy, đây không chỉ là dấu chấm hết của mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’, mà còn thực sự kết thúc quyền tự trị và độc lập tư pháp của Hồng Kông”.

Giữa căng thẳng, Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố EU là đối tác

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, hôm thứ Hai, nói rằng mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và đất nước của ông thiên về đối tác nhiều hơn là đối thủ, theo Reuters.

Ông Lý đưa ra phát biểu này trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và EU đang căng thẳng vì nhiều quốc gia thuộc EU cho rằng Bắc Kinh đã che giấu sự thật về virus Vũ Hán khiến đại dịch Covid-19 lây lan ra toàn cầu.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đã có cuộc họp trực tuyến với ông Lý hôm thứ Hai. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, trong cuộc họp, ông Lý bày tỏ sự lạc quan về triển vọng hợp tác với EU, nói rằng Bắc Kinh bằng lòng phối hợp sâu với tổ chức này trong việc nghiên cứu vắc xin chống Covid-19.

EU cảnh báo Trung Quốc sẽ gánh chịu ‘hậu quả tiêu cực’ vì luật an ninh Hồng Kông

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen

Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Hai (22/6) cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với “hậu quả rất tiêu cực” nếu nước này áp luật an ninh mới đối với Hồng Kông, theo AFP.

“Luật an ninh quốc gia có nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng nguyên tắc ‘Một quốc gia, Hai chế độ’ và mức độ tự chủ cao của Hồng Kông”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hôm 22/6 tại buổi họp báo ở Brussels, Bỉ, sau hội nghị trực tuyến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng ngày.

Bà von der Leyen cho biết thêm, bà đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Hồng Kông có được thành công kinh tế là nhờ quyền tự trị.

“Vì vậy, chúng tôi cũng muốn truyền đạt rằng Trung Quốc có nguy cơ gánh chịu hậu quả rất tiêu cực nếu họ xúc tiến ban hành luật này”, bà von der Leyen nói.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói thêm: “EU đã trao đổi với các đối tác trong nhóm G7 về vấn đề này, chúng tôi đã bày tỏ rõ quan điểm với giới chức Trung Quốc hôm nay và hối thúc họ cân nhắc lại. Tất nhiên, họ có quan điểm khác, nhưng đây là quan điểm rất rõ ràng mà chúng tôi muốn gửi đến giới chức Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bà von der Leyen từ chối nêu cụ thể các biện pháp mà EU sẽ thực hiện.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm với ông Lý Khắc Cường rằng: “Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về luật an ninh quốc gia được đề xuất cho Hồng Kông”.

“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thực hiện lời hứa với người dân Hồng Kông và cộng đồng quốc tế về mức độ tự chủ cao và quyền tự do của Hồng Kông”.

Hôm 19/6, Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu EU đưa chính quyền Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

Hãng tin Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, hôm 20/6 tiết lộ một số điều khoản trong dự thảo luật an ninh Hồng Kông. Ông Patrick Poon, một nhà nghiên cứu nhân quyền nói với tờ Hong Kong Free Press rằng: “Các điều khoản cho thấy, đây không chỉ là dấu chấm hết của mô hình ‘Một quốc gia, Hai chế độ’, mà còn thực sự kết thúc quyền tự trị và độc lập tư pháp của Hồng Kông”.

EU gọi Trung Quốc là đối tác thương mại xâm phạm sở hữu trí tuệ hàng đầu

EU gọi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu xâm phạm sở hữu trí tuệ

Liên minh Châu Âu coi Trung Quốc là một trong những nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng đầu, theo một báo cáo mới.

Báo cáo hai năm một lần, do Ủy ban châu Âu ban hành vào tháng 1, liệt kê các đối tác thương mại của khối và mức độ hiệu quả của từng đối tác trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ (IP) của họ, theo The Epoch Times.

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề lớn, khi các ngành công nghiệp phụ thuộc lớn vào quyền sở hữu trí tuệ chiếm gần một phần ba số việc làm của EU và 80% lượng hàng xuất khẩu của nó, tờ Financial Times trích dẫn báo cáo. 

Nhưng hiện nay các nhà sản xuất của EU đang mất gần 10% lượng hàng bán ra, tương đương hàng tỷ euro doanh thu do vấn nạn sở hữu trí tuệ, đánh trực tiếp vào công ăn việc làm của người dân cũng như nguồn thu thuế của chính phủ.

Theo Ủy ban Châu Âu, nơi điều phối chính sách thương mại của 28 quốc gia thành viên, Trung Quốc hiện đang được EU xếp vào nhóm vi phạm ở mức độ “ưu tiên số 1” của Châu Âu do việc xâm phạm sở hữu trí tuệ trên quy mô lớn và trong thời gian dài. Trung Quốc là quốc gia duy nhất được liệt vào nhóm “ưu tiên của 1”, một chỉ định đã được gán từ ít nhất năm 2016 cho đến nay.

Financial Times cho hay, báo cáo này của EU, được ban hành từ năm 2006, không chỉ xác định rõ các nước vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tồi tệ nhất trên thế giới, mà còn nêu bật tiến triển chậm chạp trong việc cải thiện tình hình, và Trung Quốc là một trường hợp đặc biệt.

Trung Quốc cũng phê duyệt các bằng sáng chế đáng ngờ, cho phép tòa án nước này miễn công nhận các bằng sáng chế của các công ty nước ngoài, đồng thời khuyến khích hành vi “bụi bằng sáng chế”, tức việc cấp gộp bằng sáng chế trong các lĩnh vực nhất định, từ đó cản trở quá trình cấp bằng sáng chế chính quy.

“Trung Quốc là nguồn gốc của một lượng lớn hàng giả và hàng lậu xuất sang EU, về cả giá trị và khối lượng”, báo cáo có nêu.

Báo cáo cũng lưu ý rằng hơn 80% hàng giả và hàng lậu bị thu giữ bởi các cơ quan hải quan EU bắt nguồn từ Trung Quốc và Hồng Kông, theo Epoch Times. Các nhóm hàng này bao gồm thuốc và đồ chơi giả, những thứ “tiềm ẩn nguy hiểm cho người tiêu dùng”.

Theo báo cáo, trong môi trường này, các công ty Trung Quốc “sử dụng các công nghệ nước ngoài được cấp bằng sáng chế nhưng không trả đầy đủ phí bản quyền”.

“Cưỡng chế chuyển giao công nghệ là một tác nhân cản trở thương mại ngày càng quan trọng”, báo cáo cho hay, đồng thời lưu ý rằng hành vi này cản trở việc đầu tư vào Trung Quốc. Các đối tác thương mại của Trung Quốc từ lâu đã phàn nàn rằng các doanh nghiệp của họ thường bị buộc phải bàn giao công nghệ chất lượng để đổi lấy quyền tiếp cận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Trung Quốc đã buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải cấp phép sử dụng công nghệ, với một mức giá thường thấp hơn thị trường, như một điều kiện tiên quyết để tiếp cận và hoạt động tại một số lĩnh vực nhất định [ở Trung Quốc đại lục]”, báo cáo cho hay.

Báo cáo cho biết thêm, mặc dù trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có một số cải tiến trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng “vẫn còn các lo ngại nghiêm trọng về chất lượng của các bằng sáng chế được cấp” tại Trung Quốc, khi số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế đang “tăng theo cấp số nhân”.

Các phát hiện của Ủy ban một phần phản ánh kết luận tương tự của các cơ quan giám sát khác như Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ, Financial Time dẫn quan điểm của các luật sư sở hữu trí tuệ.

Tháng trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Rob Portman đã giới thiệu Đạo luật Bảo vệ Phát minh của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo The Epoch Times.

LHQ tiếp tục lên án Bắc Hàn về nhân quyền

Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (HRC), hôm thứ Hai, đã thông qua một nghị quyết lên án việc nhà nước Bắc Hàn chà đạp các quyền cơ bản của con người. Việc làm này đã được HRC thực hiện liên tục trong 18 năm qua, theo Yonhap.

Trong phiên họp thứ 43 được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, HRC gồm 47 quốc gia thành viên, đã thông qua nghị quyết bằng sự đồng thuận.

“(Hội đồng) quan tâm sâu sắc đến các vi phạm nhân quyền có hệ thống, phổ biến và trắng trợn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, trong nhiều trường hợp, điều này đã cấu thành tội ác chống lại loài người”, nghị quyết của HRC viết.

Đài Loan cho quân đội ra Biển Đông huấn luyện khi Trung Quốc sắp tập trận quy mô lớn

Tàu khu trục Kang Ding và máy bay trực thăng S-70C của quân đội Đài Loan

Trang Focus Taiwan đưa tin, một quan chức quốc phòng của Đài Loan hôm 22/6 cho biết nước này đã cử một nhóm thủy quân lục chiến tới quần đảo Đông Sa ở Biển Đông trước những thông tin cho biết quân đội Trung Quốc có kế hoạch tập trận trong khu vực vào tháng 8.

Vị quan chức của Bộ Quốc phòng Đài Loan đề nghị được giấu tên do sự nhạy cảm của vấn đề. Quan chức này cho biết, một số lính thủy đánh bộ Đài Loan được triển khai đến quần đảo Đông Sa để thực hiện một cuộc huấn luyện trong khu vực.

Ông cho biết nhiệm vụ này là nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, kỹ năng bảo trì hậu cần và các thiết bị khác của các sĩ quan Cảnh sát biển Đài Loan đóng trên quần đảo. Tuy nhiên, quan chức này không tiết lộ các thông tin chi tiết khác, chẳng hạn như số lượng thủy quân lục chiến được triển khai, khi nào họ đến quần đảo và họ sẽ ở lại đó trong bao lâu.

Focus Taiwan cho biết, Văn phòng Tổng thống Đài Loan đã đề cập bóng gió về cuộc triển khai này vào hôm thứ Bảy (20/6) khi thông báo Tổng thống Thái Anh Văn đã gọi điện cho một vị chỉ huy quân đội và đề nghị ông chăm sóc tốt các binh sỹ trên quần đảo Đông Sa.

Động thái của Đài Loan xuất hiện sau khi hãng tin Kyodo News của Nhật Bản hôm 12/5 đưa tin quân đội Trung Quốc đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc tập trận trên biển quy mô lớn ở Biển Đông vào tháng 8 nhằm mô phỏng việc tiếp quản quần đảo Đông Sa.

Nằm ở phía đông bắc Biển Đông, quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát và đặt dưới sự quản lý của thành phố Cao Hùng. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền với Đông Sa, xếp quần đảo này vào quyền quản lý của tỉnh Quảng Đông

WHO: Covid-19 đang bùng phát đồng thời tại các nước lớn

Reuters dẫn tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Hai cho biết các trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đang đồng thời tăng vọt ở một số quốc gia lớn, với mức độ “lo ngại tăng lên” ở Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là ở Brazil.

“Bệnh nhân tăng có thể do việc mở rộng xét nghiệm, nhưng chúng tôi không tin rằng đây là hiện tượng do xét nghiệm”, chuyên gia cấp cao của WHO, ông Mike Ryan, nói trong một cuộc họp báo.

Ông Ryan cho biết, số lượng người dương tính với nCoV đã tăng vọt tại một số nước Mỹ Latinh như Chile, Argentina, Colombia, Panama, Bolivia, Guatemala, và đáng lo ngại nhất là Brazil, quốc gia có số bệnh nhân đã vượt quá 1 triệu và từng ghi nhận số người nhiễm bệnh mới tăng kỷ lục, 54.000 bệnh nhân sau 24 giờ.

Hàn Quốc chỉ trích  Bolton xuyên tạc hội nghị Trump – Kim

Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung UnHàn Quốc chỉ trích  Bolton xuyên tạc hội nghị Trump – Kim

Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong hôm nay nói phần viết về các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Mỹ và liên Triều trong cuốn hồi ký sắp xuất bản của ông John Bolton là sai sự thật và bị bóp méo, theo Reuters.

Trong cuốn hồi ký sắp xuất bản với tựa đề “The Room Where It Happened: A White House Memoir” (Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng), ông Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đã thuật lại chi tiết các cuộc họp trước và sau 3 cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bao gồm cả việc hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam đã sụp đổ như thế nào.

Ông Bolton có viết rằng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người rất muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên, đã đưa ra kỳ vọng không thực tế với cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho chương trình nghị sự “thống nhất” của riêng ông.

“Nó không phản ánh thực tế chính xác và thực chất các sự kiện đã bị xuyên tạc”, ông Chung Eui-yong nói.

Ông Chung không nêu chi tiết các lĩnh vực cụ thể mà Hàn Quốc xem là sai sự thật nhưng nói rằng cuốn sách này đặt ra một “tiền lệ nguy hiểm”. “Đơn phương trao đổi xuất bản dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản về ngoại giao và có thể phá hoại nghiêm trọng các cuộc đàm phán tương lai”, ông nói thêm.

Mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, vượt quá giới hạn kiểm soát lũ 2 mét

Đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Trung Quốc gần đây mưa bão không ngừng, 24 tỉnh thành bị lũ lụt tàn phá nặng nề, những lời cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp lần nữa được lan truyền rộng rãi. Ngày 21/6, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đã thừa nhận rằng, mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, hiện đã vượt quá giới hạn phòng lũ.

Kênh tài chính của CCTV tối ngày 21/6 đưa tin, ngày 20/6, dòng chảy của đập Tam Hiệp tăng lên đến 26.500 m3/s, tăng 6.000 m3/s so với lưu lượng 20.500 m3/s vào ngày 19/6. Hiện tại, mực nước trong hồ chứa đạt gần 147 mét, vượt quá gần 2 mét so với mực nước giới hạn phòng lũ.

Đập Tam Hiệp nhiều lần được Hội Đập lớn Thế giới (ICOLD) liệt kê là “con đập nguy hiểm nhất thế giới”. Thời gian gần đây có những bức ảnh từ xa cho thấy con đập đã có sự dịch chuyển “đáng ngờ”, thậm chí biến dạng.

Chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, so với biến dạng của con đập, vấn đề rò rỉ của đập Tam Hiệp càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là rò rỉ xung quanh âu tàu của con đập là nghiêm trọng nhất.

Ông Vương Duy Lạc nói rằng một khi đập Tam Hiệp bị vỡ, trận đại hồng thủy sẽ tấn công toàn bộ khu vực giữa và hạ lưu của sông Dương Tử cho đến Thượng Hải. Việc vỡ đập không chỉ mang lại lũ lụt, hơn nữa còn có 2 đến 3 tỷ mét khối bùn cát, sức tàn phá của bùn cát còn nghiêm trọng hơn cả lũ lụt.

Ông đặc biệt nhắc nhở người dân sống ở hạ du của đập Tam Hiệp phải chuẩn bị sẵn tinh thần, hiểu rõ hoàn cảnh địa lý xung quanh mà mình đang sống, đồng thời lên kế hoạch thoát hiểm càng sớm càng tốt, nhất là cần chuẩn bị sẵn phao cứu sinh.

Triều Tiên lắp lại loa tuyên truyền dọc biên giới

Các quan chức quân sự Hàn Quốc hôm nay cho biết Triều Tiên đang lắp đặt lại hệ thống loa tuyên truyền ở các khu vực dọc biên giới liên Triều, theo Yonhap.

Theo giới chức Hàn Quốc, Triều Tiên đã thiết lập lại hệ thống loa “ở nhiều nơi” bên trong Khu phi quân sự (DMZ) từ ngày 21/6.

“Động thái này đã được phát hiện ở hơn 10 khu vực, và diễn ra đồng thời”, một quan chức của Tham mưu Trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết, thêm rằng Seoul đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẵn sàng phản ứng với mọi tình huống.

Đáp lại hành động của Triều Tiên, Hàn Quốc cũng đang xem xét lắp đặt lại hệ thống loa ở khu vực biên giới.

Sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27/4/ 2018, hai miền đã đồng ý tạm dừng mọi hành động thù địch và loại bỏ các phương tiện tuyên truyền, bao gồm phát sóng qua loa và phát tờ rơi.

Đài Loan bay thử phi cơ tự phát triển

Hôm nay, phi cơ huấn luyện siêu âm AT-5 Brave Eagle do Đài Loan tự phát triển được một chiến đấu cơ Ching-kuo hộ tống đã thực hiện chuyến bay thử dài 12 phút trước sự chứng kiến của Tổng tống Thái Anh Văn tại căn cứ quân sự ở Đài Trung.

“Máy bay huấn luyện đời mới không chỉ tạo ra hơn 2.000 việc làm, mà còn giúp truyền tải kinh nghiệm và xây dựng thế hệ nhân tài mới trong ngành công nghiệp hàng không”, Reuters dẫn lời bà Thái phát biểu sau khi chứng kiến màn bay thử.

AT-5 Brave Eagle là máy bay phản lực quân sự đầu tiên được Đài Loan tự thiết kế và chế tạo trong hơn 30 năm qua, kể từ khi hòn đảo thử nghiệm tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 Ching-kuo năm 1989. Chính phủ của bà Thái từng nhiều lần khẳng định rằng tự phát triển công nghệ quân sự là ưu tiên hàng đầu nhằm hiện đại hóa năng lực phòng thủ và đối phó mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Trung Quốc phủ nhận bắt công dân vì vụ bà Mạnh Vãn Châu

Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay tuyên bố việc truy tố tội gián điệp với 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor không liên quan đến vụ việc của bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Tập đoàn công nghệ Huawei.

Hôm 19/6, cơ quan công tố Trung Quốc thông báo trên website rằng ông Kovrig và Spavor bị truy tố tội gián điệp. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông “rất thất vọng” về quyết định của Trung Quốc.

Khi được hỏi về phát ngôn của ông Trudeau rằng sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh để “chấm dứt giam giữ tùy tiện 2 công dân Canada”, ông Triệu Lập Kiên tuyên bố không có sự giam giữ tùy tiện ở Trung Quốc.

Bắc Hàn chuẩn bị 3.000 bóng bay để rải 12 triệu truyền đơn sang Hàn Quốc

Người dân Bắc Hàn sắp xếp truyền đơn chống Hàn Quốc hôm 19/6

Kênh truyền thông nhà nước Bắc Hàn KCNA hôm nay (22/6) đưa tin nước này sẽ dùng 3.000 bóng bay để rải khoảng 12 triệu truyền đơn sang Nam Hàn, đồng thời đe dọa rằng thời điểm trả đũa đang đến gần.

Theo KCNA, các tổ chức xuất bản và in ấn tại thủ đô Bình Nhưỡng đã phát hành 12 triệu truyền đơn các loại, phản ánh “sự phẫn nộ và thù địch của người dân từ mọi tầng lớp”.

“Nhiều thiết bị và phương tiện phân phát tờ rơi, bao gồm hơn 3.000 quả bóng bay các loại có khả năng rải tờ rơi vào sâu bên trong Nam Hàn, đã được chuẩn bị”, hãng truyền thông Bắc Hàn cho biết thêm. Bình Nhưỡng cũng cảnh báo: “Thời điểm để trả đũa đang đến gần”.

KCNA không đề cập khi nào sẽ rải truyền đơn, song giới quan sát dự đoán Bắc Hàn sẽ thực hiện kế hoạch này vào ngày 25/6, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến tranh liên Triều (1950-1953).

Trước đó, vào hôm 20/6, Bộ Thống Nhất Nam Hàn kêu gọi Bình Nhưỡng dừng ngay kế hoạch rải truyền đơn, gọi đây là sự vi phạm thỏa thuận thượng đỉnh liên Triều năm 2018. Tuy nhiên, Bộ Mặt trận Thống nhất Triều Tiên hôm 21/6 tuyên bố không có ý định tái xem xét hoặc thay đổi kế hoạch này, đồng thời gọi thỏa thuận của hai miền “đã chết”.

Căng thẳng Bắc Hàn – Hàn Quốc leo thang kể từ đầu tháng 6, khi Bình Nhưỡng liên tục chỉ trích Seoul vì không ngăn các nhóm đào ngũ và các nhà hoạt động rải truyền đơn về phía Bắc. Bắc Hàn đã gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” và tuyên bố cắt đứt mọi đường dây liên lạc xuyên biên giới giữa hai miền. Tuần trước, Bắc Hàn thậm chí còn cho nổ một văn phòng liên lạc chung ở thị trấn biên giới Kaeson và tuyên bố cho quân đội trở lại các đơn vị ở khu vực biên giới phi quân sự giữa hai nước.

Âu Châu và Trung Quốc họp thượng đỉnh với hy vọng khắc phục những bất đồng khó vượt qua

image.png
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tham gia thượng đỉnh (qua vidéo) với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bruxelles, Bỉ, ngày 22/06/2020 REUTERS – YVES HERMAN

Hoa Kỳ là đối tác số một còn Trung Quốc là bạn hàng cần thiết. Trong tinh thần này, hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Trung Quốc diễn ra vào hôm nay 22/06/2020 để tìm cách hóa giải những nghi kị trong quan hệ song phương, chướng ngại cản trở hai bên đi đến một hiệp định bảo vệ đầu tư. Trong bối cảnh đại dịch, cuộc họp được tổ chức qua video.

Vào lúc 10 giờ sáng nay, giờ Bruxelles, chủ tịch Hồi Đồng Châu Âu Charles Michel, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Leyen đại diện cho Liên Hiệp Châu Âu cùng với thủ tướng Lý Khắc Cường và chủ tịch Tập Cận Bình đại diện cho Trung Quốc bắt đầu hội nghị được mô tả là trong bầu không khí nghi kị lẫn nhau, theo AFP.

Mục tiêu là cố gắng thiếp lập một mối quan hệ tin cậy để thúc đẩy cuộc đàm phán một hiệp định bảo vệ đầu tư.

Doanh nhân châu Âu và Tây phương nói chung, nhức óc vì chính sách phân biệt đối xử khi đầu tư vào Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh đang lo âu vì thái độ lạnh nhạt cũng như các biện pháp mới tại châu Âu chặt chẽ hơn đối với đầu tư nước ngoài, tuy không nói ra, Trung Quốc là đối tượng chính.

Cũng theo AFP, không khí nghi kị đã được thể hiện qua các cuộc họp trù bị trong những ngày trước. Châu Âu không giấu quan ngại về chính sách “triệt tự do và quy chế tự trị” của Hồng Kông, thúc giục chính quyền Trung Quốc trả tự do cho các nhà hoạt động nhân quyền và công khai tố cáo Bắc Kinh tuyên truyền dối trá về đại dịch Covid-19.

Nghị Viện Châu Âu cũng sát cánh với hành pháp, với nghị quyết hôm thứ Sáu tuần trước, yêu cầu trừng phạt các quan chức thủ phạm đàn áp tại Hồng Kông nếu luật an ninh Trung Quốc được áp dụng.

Vài giờ trước khi thượng đỉnh khai mạc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng Trung Quốc sẵn lòng hợp tác với Liên Âu để đạt được kết quả tích cực.

Đại diện ngoại giao cấp cao châu Âu Josep Borrell kêu gọi Bắc Kinh phải tỏ thiện chí vì quan hệ song phương Liên Âu-Trung Quốc phải đặt trên nền tảng “tin cậy lẫn nhau, minh bạch và bình đẳng”. Ông nhấn mạnh là trong thế quan hệ tay ba châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, thì Liên Âu, tuy có nhiều bất đồng với tổng thống Donald Trump, vẫn xem Hoa Kỳ là đối tác số một, còn Trung Quốc là bạn hàng cần thiết.

Cho đến nay, trong quá trình đàm phán hiệp định đầu tư với Trung Quốc, Bruxelles cho biết không thấy có tiến triển cụ thể nào.

Bắc Kinh tố cáo Washington gây căng thẳng

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. AFP/File

Truyền thông Trung Quốc ngày 21/06/2020 trích dẫn báo cáo của một viện nghiên cứu Trung Quốc sắp công bố,   dọa rằng gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến chiến tranh nếu Washington tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh.

Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo Nhà nước Trung Quốc, cho biết đây chính là nội dung một bản báo cáo nghiên cứu năm 2020 về sự hiện diện quân sự Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào thời điểm căng thẳng và các hoạt động thù nghịch mà Trung Quốc cho là nhắm vào nước này có xu hướng gia tăng. Theo bản báo cáo sẽ được Viện Nghiên Cứu Nam Hải của Trung Quốc công bố vào ngày 23/06, khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung là rất có thể, do đó cần phải được xử lý và hạn chế.

Báo cáo của Trung Quốc cho rằng kể từ khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng năm 2017, Donald Trump đã khởi động một « cuộc tranh đua giữa các siêu cường », gần như là Chiến Tranh Lạnh. Trang tin Pakistan Eurasiantimes lưu ý, đây cũng là lần đầu tiên trong một tài liệu chiến lược về an ninh quốc gia, Trung Quốc nói đến chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nhắm thẳng đến sự thống trị của Mỹ trên toàn cầu.

Theo báo cáo này, bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ có đến 375.000 nhân sự hiện diện trong các đơn vị hải quân, quân đội và thủy quân lục chiến. Hơn nữa, với hơn 85.000 quân được triển khai trước đó và một số lượng lớn vũ khí tiên tiến, quân đội Hoa Kỳ đã duy trì một thế thống trị tại châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều năm qua.

Báo cáo được Hoàn Cầu Thời Báo nhắc đến còn tố cáo Mỹ tiến hành một loạt các hoạt động nhằm kềm hãm Trung Quốc nhất là trong các hồ sơ dịch Covid-19, Hồng Kông, Đài Loan, công nghệ cao và quốc phòng. Báo cáo này cho rằng nhiều tầu chiến Mỹ thường xuyên xâm nhập vùng lãnh hải Trung Quốc, tiến hành các chiến dịch quân sự ở Biển Đông và đi xuyên eo biển Đài Loan. Và một trong những hành động được cho là khiêu khích nhất là việc Mỹ cho điều 3 chiếc hàng không mẫu hạm trong khu vực.

Cuối cùng, báo cáo kết luận, do những mối liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc với nhiều nước trong khu vực và an ninh quốc gia, tranh chấp và mối quan hệ Trung – Mỹ trở nên trầm trọng có nguy cơ làm gia tăng xác suất xảy ra chiến tranh hay một cuộc xung đột.

Công luận Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc

Biểu tình phản đối Trung Quốc tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 19/06/2020 REUTERS – Anushree Fadnavis

Ấn Độ đang tìm cách đáp trả cuộc tấn công cách đây gần một tuần ở vùng ranh giới Ấn-Trung tại vùng Ladakh trên dãy Himalaya, đã làm 20 người thiệt mạng phía Ấn Độ và ít nhất 5 người phía Trung Quốc. Trước mắt khó thể sử dụng sức mạnh quân sự, một vòng đàm phán quân sự cấp cao Ấn-Trung thứ hai đã mở ra vào hôm nay, 22/06/2020 để tìm cách hạ nhiệt, nhưng nhiều tiếng nói đang vang lên tại Ấn Độ đòi tẩy chay hàng Trung Quốc.

Theo thông tín viên RFI tại New Delhi, Sébastien Farcis, tẩy chay hàng Trung Quốc là một biện pháp có thể làm được, nhưng rất tốn kém đối với Ấn Độ:

“Liên đoàn các thương gia Ấn Độ đã khởi động cuộc tấn công, kêu gọi chính quyền tẩy chay 3000 mặt hàng nhập từ Trung Quốc. Theo các doanh nhân, việc này có 2 điểm lợi: “tôn trọng nỗi tức giận của người Ấn bị thương tổn vì cuộc tấn công từ phía Trung Quốc và ngăn chặn việc Trung Quốc thâu tóm thị trường Ấn”.

Thế nhưng 15% hàng nhập của Ấn Độ đến từ Trung Quốc, khiến cho việc tẩy chay trở nên phức tạp: Điện thoại thì Ấn Độ cũng sản xuất, nhưng đắt hơn và kém chất lượng hơn điện thoại Trung Quốc, hiện đang khống chế thị trường Ấn Độ. Trong lúc thất nghiệp ở Ấn lan rộng khắp nơi do dịch Covid-19, việc chuyển tiếp sẽ khó khăn.

Nhiều người kêu gọi đề ra những biện pháp mang tính biểu tượng, như việc xóa tên nhà sản xuất xe hơi Vivo của Trung Quốc ra khỏi danh sách nhà bảo trợ chính thức cho Liên Đoàn cricket Ấn Độ, một hợp đồng trị giá 245 triệu euro trong năm năm. Hội đồng quốc gia bộ môn thể thao này đã thông báo sẽ không chọn công ty Trung Quốc cho các công trình sửa sang hạ tầng cơ sở.

Nhưng trong khi chờ đợi, và đây là điều khá mỉa mai, một số chương trình truyền hình kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc lại được những nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc bảo trợ.”

Trung Quốc: Chiếc mặt nạ đã rơi!

Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường đại học Thanh Hoa, ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) khi chủ trì “World Peace Forum” ở Bắc Kinh hôm 16/06/2020 đã tuyên bố: “Sẽ không còn lãnh đạo toàn cầu trong những thập niên tới, vai trò của các tổ chức quốc tế giảm sút, trật tự thế giới sẽ là một trật tự xấu”. Nhận định này cách xa cả ngàn dặm so với “cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh” của Tập Cận Bình, trong khi ông Diêm là một trong những nhà tư tưởng chính của ngành ngoại giao Trung Quốc.

Vô số điểm nóng hiện nay: xung đột đẫm máu Ấn-Trung trên rặng Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn), Bắc Triều Tiên cho nổ văn phòng liên lạc với Hàn Quốc, Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông bất chấp sự phản đối của G7, nhiều vụ tập trận bất thường xung quanh Đài Loan…

Đặc biệt các vụ đụng độ liên tục xảy ra tại Biển Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng, chủ yếu là Việt Nam. Và từ tháng Năm, Bắc Kinh tăng áp lực kinh tế lên Úc để trừng phạt việc Úc đòi hỏi mở điều tra quốc tế về dịch virus corona. Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd nhận định, lần đầu tiên từ 50 năm qua, hòa bình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là vấn đề cốt yếu trong khu vực. Trong đó Đài Loan là hồ sơ nhạy cảm nhất: hải quân Mỹ và Trung Quốc thường xuyên đi qua eo biển, và hồi tháng Tư, có lần chiến hạm đôi bên chỉ cách nhau chưa đầy 100 mét.

Bộ tứ Quad + 3 trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Đối với cựu thứ trưởng ngoại giao Hà Á Phi (He Yafei), Trung Quốc chỉ có một địch thủ quan trọng là Hoa Kỳ, còn các nước khác không đáng kể. Ông nói: “Trong số các nguy cơ, có xung đột quân sự giữa hai cường quốc chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ, hoặc các xung đột nhỏ hơn như giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, hay giữa hai nước Triều Tiên”. Hà Á Phi cho rằng giải pháp duy nhất là “kinh tế, kinh tế, kinh tế”.

Trong khi Washington muốn đưa sản xuất trở về nước, Bắc Kinh – được cho là nạn nhân của chính sách này – kêu gọi các nước châu Á phát triển các chuỗi cung ứng trong khu vực. Vấn đề các nước láng giềng lại nghĩ ngược lại, muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn dần dà xây dựng những liên minh để có tiếng nói có trọng lượng hơn trong tương lai.

Cuối 2017, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc quyết định tái thúc đẩy diễn đàn bộ tứ “Quad”, được lập ra cách đó 10 năm theo sáng kiến của Tokyo. Cho dù Quad không phải là một liên minh chính thức, bốn nước này sẽ tập trận hải quân chung. Hơn nữa, kể từ cuối tháng Ba, Quad đã mời ba nước Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand tham dự các hội nghị hàng tuần từ xa.

Về mặt công khai thì chỉ liên hệ đến việc xử lý Covid-19, tuy nhiên theo báo chí Ấn Độ, còn nhằm “duy trì các nước này trong vòng ảnh hưởng”. Dù tương lai có như thế nào đi nữa, “Quad +3” cũng sẽ tham gia vào « chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương », một khái niệm làm Bắc Kinh đau đầu. Các chuyên gia của đại học Thanh Hoa nhìn nhận, sự thống trị của Hoa Kỳ có lẽ đã thuộc về quá khứ, nhưng thế giới vẫn chưa chịu trở thành một thế giới của Trung Quốc.

EU kết thúc thời kỳ ngây thơ trước Bắc Kinh

Về quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu (EU), nhân dịp đối thoại với ông Tập Cận Bình hôm nay, Le Monde phân tích « Châu Âu đối mặt với Trung Quốc, sự chối từ chậm chạp ». EU phải sáng suốt trước một nước Mỹ đã đổi khác trong thời Donald Trump và một Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn.

Ban đầu thì hội nghị lần này nhằm chuẩn bị cho một thượng đỉnh đặc biệt giữa toàn bộ các nhà lãnh đạo EU với Tập Cận Bình tại Leipzig tháng Chín tới. Nhưng Đức đã tuyên bố hủy từ tháng Sáu với lý do dịch bệnh, và thật ra, châu Âu muốn thống nhất đường hướng chính trị trước khi đối đầu với Bắc Kinh. Ngày 17/06, Ủy Ban Châu Âu đã công bố sách trắng, nhằm bảo vệ thị trường châu Âu trước các công ty nước ngoài được nhà nước trợ cấp để cạnh tranh bất chính, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc. Đây là một sự thay đổi hẳn quan điểm, thời kỳ ngây thơ đã kết thúc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel có nhiều nỗ lực trong quan hệ với Trung Quốc, trong 15 năm cầm quyền bà đã đến thăm chính thức Bắc Kinh 12 lần. Nhưng vụ công ty robot Kuka của Đức bị tập đoàn điện tử tiêu dùng Midea của Trung Quốc thâu tóm năm 2016 khiến Berlin nhận ra tầm quan trọng của việc Bắc Kinh thâu tóm kỹ nghệ tiên tiến châu Âu.

Mối nguy sau hai thập niên vô tư chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc

Điều đáng lo là sau hai thập niên chuyển giao công nghệ ồ ạt cho Trung Quốc, nay châu Âu trở nên lệ thuộc vào Bắc Kinh về 5G, dược phẩm… Đặc biệt ngành điện tử đã vô tư trao cho Trung Quốc mọi bí quyết. Một cựu viên chức châu Âu cho biết, mới cách đây ba năm, người ta vẫn còn nghĩ rằng chuyển giao công nghệ là vô hại vì cho là EU đi trước Trung Quốc một thế hệ, khó thể bắt kịp.

Trung Quốc còn tìm cách chia rẽ châu Âu với công thức 17+1. Theo chuyên gia Justyna Szczudlik, Viện Quan hệ Quốc tế của Ba Lan, các đề nghị của Bắc Kinh thiếu hấp dẫn đối với các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu vì lãi vay quá cao, nhưng như vậy Trung Quốc cũng đã gây được ảnh hưởng với các nước nhỏ.

Le Monde cho rằng đôi khi vẫn còn một chút ngây thơ, như cao ủy phụ trách đối ngoại EU Josep Borrell hôm 09/06 tuyên bố Trung Quốc không có tham vọng quân sự. Vụ xung đột biên giới đẫm máu với Ấn Độ hôm 16/06 cho thấy : công cụ biểu dương sức mạnh của Bắc Kinh không chỉ đơn thuần dựa vào xuất khẩu và nguồn ngoại hối.

Virus corona sẽ chết vào mùa hè ?

Bước sang lãnh vực khoa học, liệu virus corona chủng mới cũng nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết như các virus cúm khác ? Có rất nhiều nghiên cứu thậm chí cho ra kết quả trái ngược nhau về vấn đề này, vì rất khó tách rời yếu tố khí hậu khỏi hàng loạt dữ liệu khác.

Một số người cho rằng virus hoành hành trong mùa đông không hẳn vì trời lạnh mà do thói quen tập trung ở những nơi kín đáo, ít thoáng khí. Các thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy virus không còn hoạt động được ở 56°C trong 30 phút, tuy nhiên đây không phải là nhiệt độ bình thường ngoài trời. Một nghiên cứu của Trung Quốc nhận thấy hễ nhiệt độ tăng lên 1°C thì số ca nhiễm mới giảm 3,2% và tử vong giảm 1,2%, và Pháp cũng công nhận điều này. Tuy nhiên theo ông Laurent Lagrost, giám đốc nghiên cứu của INSERM, thì người ta đã nhấn mạnh yếu tố nhiệt độ mà bỏ quên một tiêu chí quan trọng khác là các tia cực tím (UV).

Mặt Trời gởi đến Trái Đất ba loại tia cực tím là UVA, UVB và UVC. UVC mạnh nhất, bị tầng ozone chận lại, UVA quá yếu không có tác dụng gì với vi khuẩn, chỉ còn UVB, mà tầng ozone để lọt 5%. Một nghiên cứu của Mỹ chứng tỏ tại vĩ tuyến 40° Bắc, lượng UVB nhận được trong tháng 6 vào giữa trưa cao gấp sáu lần so với tháng 12, đủ để virus không thể sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên đó là virus trong môi trường, chứ không phải đối với những con virus đã xâm nhập vào cơ thể.

Related posts