Thượng viện Hoa Kỳ đề xuất Dự luật Bảo vệ Hoa Kỳ khỏi gián điệp

  • Lý Cao

Ngày 28/7, Thượng viện Hoa Kỳ và một số các nghị sĩ Cộng hòa đã đưa ra Dự luật “Protecting America from Spies Act” (Luật Bảo vệ Hoa Kỳ khỏi gián điệp), cho phép Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho các cá nhân phạm tội gián điệp hoặc trộm cắp tài sản trí tuệ chống lại Mỹ. Hơn nữa, vợ hoặc chồng và con của cá nhân phạm tội đều không được cấp thị thực vào Hoa Kỳ.

Liên minh 8 nước về an ninh và thương mại chống chế độ Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Marco Rubio

Ngày 29/7, Đài Phát thanh Hoa Kỳ VOA đưa tin, hôm 28/7, quyền Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ – ông Marco Rubio và một số nghị sĩ Cộng hòa khác, bao gồm Ted Cruz của Texas, Thom Tillis của Bắc Carolina và Kelly Loeffler của Georgia đã cùng đưa ra “Đạo luật chống gián điệp bảo vệ nước Mỹ”. Dự luật được đề xuất bởi ông Vicky Hartzler, đại diện đảng Cộng Hòa tiểu bang Missouri trình lên Hạ viện. 

Dự luật cho phép Bộ Ngoại giao từ chối cấp thị thực cho các cá nhân có hành vi tham gia vào các hoạt động gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ Hoa Kỳ. Hơn nữa, vợ hoặc chồng và con của cá nhân phạm tội đều không được cấp thị thực vào Hoa Kỳ. 

Theo luật hiện hành, các cá nhân hoặc quan chức ĐCSTQ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ với tội danh gián điệp hoặc trộm cắp tài sản trí tuệ vẫn có quyền nộp đơn xin lại thị thực Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, dự luật mới này sẽ đề xuất cập nhật nội dung của “Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ” hiện hành để đảm bảo rằng những người đã bị trục xuất do gián điệp, trộm cắp công nghệ và các hoạt động chuyển giao khác không được vào Hoa Kỳ một lần nữa, nhằm loại bỏ các lỗ hổng trong luật pháp trước đây.

Đặc biệt, dự luật còn mở rộng tới các đối tượng liên quan gồm vợ/chồng và con cái của những người bị đình chỉ thị thực do phạm tội gián điệp hoặc chuyển giao công nghệ sẽ không được cấp thị thực trong vòng 5 năm.

Dự luật cũng đưa ra một số trường hợp ngoại lệ, cho phép Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ miễn trừ những hạn chế này khi cần thiết. Ví dụ, các biện pháp trừng phạt có thể được miễn khi cần hợp tác để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Marco Rubio đã tuyên bố trong phần giải thích dự luật, LSQ Trung Quốc tại Houston bị đóng cửa tuần trước, “trước đó, đây là căn cứ gián điệp của ĐCSTQ, cố ý phá hoại an ninh và dân chủ của chúng ta.” 

“Hoa Kỳ phải thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an ninh cho đất nước.” 

“Tôi tự hào và nỗ lực tham gia công việc của các đồng nghiệp hai viện, đổi mới quy định nhập cư của chúng ta và ngăn chặn gián điệp nước ngoài, bao gồm cả những người ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và gia đình của họ bước vào nước Mỹ.”

Thượng nghị sĩ Cruz từ Texas cũng phát biểu: “Từ lâu, Bắc Kinh và các đối thủ của chúng ta đã sử dụng các hình thức gián điệp phi truyền thống chống lại Hoa Kỳ mà không phải chịu hậu quả.” 

Ông nói tiếp: “Quyết định gần đây của Chính phủ Hoa Kỳ về việc đóng cửa LSQ Houston là phản ứng đối với hoạt động gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ Trung Quốc.”

Cruz chỉ ra, dự luật này sẽ tăng cường hơn nữa luật pháp và bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. 

Chính quyền Bắc Kinh là chế độ duy nhất bị các nhà lập pháp trực tiếp chỉ trích, cũng là mục tiêu trừng phạt chính của dự luật. Tuy nhiên, nội dung của dự luật không nêu rõ các quy định chỉ giới hạn đối với Bắc Kinh, do đó, dự kiến cũng sẽ được áp dụng cho công dân của các quốc gia khác trong các tình huống tương tự.

“Đạo luật chống gián điệp bảo vệ nước Mỹ” được đưa ra vào thời điểm căng thẳng nghiêm trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, được xem là sự tiếp tục của thái độ cứng rắn và hành động không ngừng của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh. 

Theo Fox News, ngày 21/7, Chính phủ Hoa Kỳ đã ra lệnh cho Bắc Kinh đóng cửa LSQ ở Houston trong vòng 72 giờ. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus phát biểu, lệnh đóng cửa được ban hành để “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nước Mỹ và thông tin cá nhân của người Mỹ”. 

Ông Rubio đăng trên Twitter: “LSQ Houston không phải là một tổ chức ngoại giao. Đây là nút trung tâm của mạng lưới hoạt động gián điệp và ảnh hưởng rộng lớn của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ.”

“Phải thực hiện đóng cửa!”

Trong bài phát biểu quan trọng về việc xử lý quan hệ giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ vào ngày 23/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo cũng lên án các LSQ Trung Quốc là “trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ”. Trong một cuộc phỏng vấn khác, ông Pompeo cũng tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ kiên quyết đóng cửa LSQ mà không lo lắng sẽ gặp phải sự trả đũa từ Bắc Kinh.

Tổng thống Trump cũng tuyên bố, ông không loại trừ khả năng sẽ đóng cửa nhiều LSQ của Bắc Kinh tại Hoa Kỳ.

Sau khi mong đợi Hoa Kỳ hủy bỏ quyết định không được đáp ứng, Bắc Kinh miễn cưỡng tuyên bố các biện pháp trả đũa vào thứ Sáu (24/7), yêu cầu Hoa Kỳ đóng cửa LSQ ở Thành Đô.

Trong khi căng thẳng cấp ngoại giao đang leo thang nghiêm trọng, các hoạt động gián điệp chống lại Hoa Kỳ quy mô lớn do ĐCSTQ thực hiện đã bị phơi bày

Vào thứ Tư (ngày 22/7), Cục Điều tra Liên bang Mỹ tiết lộ, ĐCSTQ đang thực hiện một “kế hoạch“, đó là, đưa các chuyên viên quân sự bí mật cài cắm vào một số trường đại học ở Hoa Kỳ nhằm đánh cắp các tài liệu nghiên cứu và thông tin nhạy cảm. 

Ngày 24/7, nhà nghiên cứu khoa học quân sự ĐCSTQ Đường Quyên (Tang Yuen), người đã cố thủ trong LSQ Bắc Kinh tại San Francisco trong một tháng, đã bị Chính phủ Hoa Kỳ bắt giữ. Ba công dân Trung Quốc khác bị buộc tội gian lận visa vì che giấu thân phận liên quan đến quân đội ĐCSTQ cũng đã bị Hoa Kỳ bắt giữ.

Một số nhà phân tích cho rằng việc Đường Quyên rời LSQ San Francisco và đầu hàng Chính phủ Mỹ bởi do chịu nhiều áp lực và bị ĐCSTQ ruồng bỏ.

Lý Cao

Related posts