Tin thế giới chiều thứ Hai: Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè, ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn

Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè, ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn

Song Thanh | DKN 5 giờ trước 428 lượt xem

Thất thu 10 triệu tấn ngũ cốc vụ hè, ĐCSTQ gấp rút hạ lệnh khiến người dân lo đói ăn
(Ảnh chụp màn hình/Secret China)

Thiên tai, nhân họa vẫn đang liên tiếp xảy ra ở Trung Quốc, khiến việc thu mua ngũ cốc dự trữ mùa hè trong năm nay sụt giảm gần 10 triệu tấn. Đứng trước bối cảnh nhiều khu vực sản xuất ngũ cốc vẫn còn đang bị nhấn chìm trong mưa lũ, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Trung Quốc đã ban hành một lệnh khẩn, tăng cường việc thu mua ngũ cốc vụ mùa thu. Động thái làm dấy lên nghi ngờ Trung Quốc đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực. 

Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu của Trung Quốc công bố ngày 12/8, tính đến ngày ⅝, có tổng cộng 42,857 triệu tấn lúa mì được thu mua tại các khu vực sản xuất chính, giảm 9,383 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: tỉnh Hà Bắc thu mua 3,559 triệu tấn, giảm 935.000 tấn so với năm trước; tỉnh Giang Tô thu mua 10,835 triệu tấn, giảm 108.000 tấn so với năm trước; tỉnh An Huy thu mua 5,929 triệu tấn, giảm 2,224 triệu tấn so với năm trước; tỉnh Sơn Đông thu mua 6,614 triệu tấn, giảm 544.000 tấn so với năm trước; tỉnh Hà Nam thu mua 9,124 triệu tấn, giảm 5,388 triệu tấn so với năm trước; tỉnh Hồ Bắc thu mua 1,390 triệu tấn, tăng 68.000 tấn so với năm trước.

Tổng cộng 706.000 tấn hạt cải dầu đã được thu mua tại khu vực sản xuất chính, giảm 51 nghìn tấn so với năm trước. ĐCSTQ sớm đã thu mua tổng cộng 2,641 triệu tấn gạo indica, tại các khu vực sản xuất chính, tăng 126.000 tấn so với năm trước.

food
Cơ quan Quản lý Nhà nước về Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Trung Quốc ngày 12/8 ra thông báo về tiến độ thu mua ngũ cốc vụ hè ở các khu vực sản xuất chính. Tiến độ có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái (ảnh chụp màn hình Weibo).

Thống kê cho thấy người Trung Quốc coi gạo và lúa mì là lương thực chính.  Khoảng 60% người dân Trung Quốc xem gạo là lương thực chính, trong khi 40% xem lúa mì là lương thực chính. Sản lượng lúa mì giảm gây ảnh hưởng đến việc thu mua, từ đó tác động đến gần 40% dân số cả nước.

Cơ quan Quản lý Ngũ cốc Trung Quốc đã đưa ra một “thông báo khẩn” cách đây vài ngày, yêu cầu phải hoàn thành công tác thu mua ngũ cốc vụ thu, đồng thời cần phải ngăn chặn triệt để nạn “buôn bán ngũ cốc”. Lệnh này cũng nghiêm cấm các hành vi “lừa dối và gây thiệt hại cho nông dân”. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Trung Quốc đang gặp vấn đề với chất lượng và sản lượng lương thực ngay từ đầu mùa đông năm ngoái, nhưng việc này bị che giấu cho đến tận ngày nay.

Trước khi chính thức kiểm kê kho lương thực, đã có rất nhiều vụ “kho lương bốc cháy”, thậm chí khi kiểm kê còn phát hiện nhiều kho lương trống không, lương thực bị mốc meo, hoặc chứa toàn lương thực hư hỏng. Đây có thể là do chính quyền địa phương tẩm xăng rồi phóng hỏa, trong đó vốn không có lương thực, vậy nên họ sợ bị điều tra!

Mặc dù ĐCSTQ luôn tuyên bố với thế giới rằng “lương thực năng suất cao,  dự trữ đủ dùng trong nhiều năm”, nhưng vào ngày 11/8, sau khi ông Tập yêu cầu chính quyền “ngăn chặn tình trạng người dân lãng phí lương thực”, các kênh truyền thông chính thức bất ngờ đổi tên và gọi đây là “hiện tượng lãng phí thực phẩm gây báo động và đáng buồn”. Cục ngũ cốc phát “lệnh khẩn cấp” ngay lúc này, điều này không thể không khiến mọi người suy nghĩ.

Trên thực tế, đây là lần thứ hai Tập Cận Bình đưa ra chỉ thị về vấn đề lương thực trong hơn 20 ngày qua.

Hôm 22/7, ông Tập đã đến thăm tỉnh Cát Lâm. Các phương tiện truyền thông chính thức tuyên bố ông Tập rất quan tâm đến vấn đề sản xuất và an toàn thực phẩm. Ông cho rằng việc đảm bảo an toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu, và việc sản xuất lương thực không được chậm trễ. 

Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã thông báo hôm 13/8 rằng chính phủ sẽ đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng để “ngăn chặn việc lãng phí thực phẩm” thông qua các điều luật và quyết định của chính quyền. Nói cách khác, trong tương lai, nếu người dân Trung Quốc đại lục lãng phí thực phẩm, họ có thể bị vi phạm luật.

Vậy, “lãng phí thực phẩm” có thực sự là vấn đề?

Lũ lụt ở Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn. Sông Dương Tử, lưu vực sông Hoàng Hà và Tây Nam Trung Quốc đều là những khu vực sản xuất lương thực quan trọng của Trung Quốc. Những cánh đồng ngũ cốc của 27 tỉnh thành xung quanh “Quê hương của cá và gạo” đều bị chìm trong nước lũ, bên cạnh dịch viêm phổi Vũ Hán, nạn châu chấu, bệnh dịch hạch, vi rút cúm lợn mới (G4 EA H1N1) đang hoành hành, những thế lực đằng sau đang che giấu thông tin thực sự về dịch bệnh, khiến vô số người mất mạng. Tờ Secret China bình luận, liệu những thế lực đó có nên bị đưa ra trừng trị thích đáng?

Nhiều cư dân mạng bình luận: “Không phải nói năm nay là mùa bội thu của Trung Quốc hay sao? Khi câu nói đó vừa kết thúc, liền xuất hiện một vụ thu hoạch lúa mì tồi tệ? Kênh truyền thông nào đang nói về vấn đề đó, hãy kiểm tra! “

“Theo cách nói phóng viên CCTV … miễn là vấn đề được chia nhỏ cho 1,4 tỷ dân thì việc lớn đến mấy cũng trở thành việc nhỏ. …”

“Từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh cho đến nay, chẳng phải bất cứ khi nào kho dự trữ lương thực bị kiểm kê, hỏa hoạn chắc chắn sẽ xảy ra hay sao … “

“Những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm là ngăn chặn sự thật bị rò rỉ, và kiểm soát các báo cáo của phương tiện truyền thông”

“Hãy cẩn thận với nạn đói lớn đang xảy ra ở Trung Quốc!”

Theo Secret China,
Song Thanh biên dịch

Nhật Bản muốn gia nhập liên minh tình báo, biến “Ngũ nhãn” thành “Lục nhãn”

  • Gia Huy

Trong bài trả lời phỏng vấn với tờ Nikkei hôm 16/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono cho biết Nhật Bản mong muốn mở rộng hợp tác với liên minh chia sẻ thông tin tình báo “Ngũ Nhãn” để mở rộng mạng lưới tình báo, dự phòng trước các mối đe dọa về an ninh và thúc đẩy trao đổi thông tin giữa năm nước thành viên và Nhật. Ông Kono nhấn mạnh nước Nhật và các quốc gia này có cùng những giá trị chung và liên minh mới có thể được gọi là “Lục nhãn”.

Nhóm “Ngũ nhãn” bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc và New Zealand. Các thành viên đều có chung mối quan hệ văn hóa và lịch sử sâu sắc gắn liền với di sản Anglo-Saxon và cùng sử dụng tiếng Anh. Thời gian qua các thành viên trong nhóm đều có chung động thái chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, từ các tranh chấp trên biển tới việc Bắc Kinh ban hành Luật An ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

Ngoài việc chia sẻ thông tin tình báo, đặc điểm nổi bật của nhóm “Ngũ nhãn” là mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ và họ thường đưa ra những  tuyên bố chung về các vấn đề cùng quan tâm.

Một số thành viên của nhóm “Ngũ nhãn” cũng đang tìm cách hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật Bản để chia sẻ thông tin mật nhằm đối phó với sự mở rộng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Ví dụ, Anh đang rất cảnh giác trước Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng do vấn đề Hồng Kông và đại dịch virus corona, do đó họ đang tìm cách tận dụng những thông tin mà Nhật Bản đang nắm giữ. 

Ông Kono cho biết với tư cách là Bộ trưởng Quốc và là người chịu trách nhiệm đối với an ninh của Nhật Bản,  ông cũng “có những quan ngại rất nghiêm trọng” về hoạt động của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.

“Nhiều nước tin rằng Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cách đe dọa sử dụng vũ lực tại các khu vực này, bao gồm Biển Hoa Đông, Biển Đông, biên giới Trung-Ấn và tại Hồng Kông,” ông Kono nói, và khẳng định “cộng đồng quốc tế đều nhất trí cho rằng Trung Quốc cần phải trả giá đắt” cho những hành động như vậy. 

Mặc dù không phải là thành viên chính thức, nhưng Nhật Bản đang tham gia chia sẻ thông tin với nhóm này. Ông Kono nhấn mạnh rằng việc Nhật Bản mở rộng quan hệ với nhóm sẽ giúp nước này tham gia chia sẻ thông tin ở giai đoạn sớm hơn và cũng có thể nhận được thông tin tình báo tuyệt mật.

Liên quan đến việc gia nhập liên minh, ông Kono cho biết Nhật Bản đã tiếp cận chia sẻ thông tin với nhóm tình báo “trong nhiều trường hợp khác nhau. Nếu các tiếp cận này được thực hiện một cách ổn định, thì khi đó nhóm này có thể được gọi là ‘Lục Nhãn’.”

Nhưng ông Kono nói rằng ông không nghĩ Nhật Bản cần phải thực hiện một số thủ tục nào đó để trở thành một thành viên chính thức bởi vì nhóm này không phải là một tổ chức quốc tế. “Chúng tôi chỉ cần đến tham gia cùng với họ và nói họ hãy tính chúng tôi vào nhóm”. 

Một số chuyên gia cũng chỉ ra rằng Nhật Bản cần phải cải thiện cách thức bảo vệ thông tin tình báo. Nước này chưa có một hệ thống đặc quyền tiếp cận an ninh. Đây là hệ thống chỉ cho phép một số người bao gồm cả một số dân thường , những người được tin tưởng không làm rò rỉ thông tin, truy cập vào các thông tin tuyệt mật.

Gia Huy, theo Nikkei

Carrie Lam cắt đứt quan hệ với ĐH Cambridge, trả lại danh hiệu “Viện sĩ danh dự”

  • Xuân Lan

Nhà lãnh đạo Hồng Kông đã hủy bỏ danh hiệu “Viện sĩ danh dự” tại Trường Wolfson thuộc Đại học Cambridge và cắt đứt quan hệ với tổ chức giáo dục này vì cho rằng họ đã có những cáo buộc vô căn cứ về bà, theo SCMP.

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Ảnh: Vision Times)

Trường đặc khu Hồng Kông Carrie Lam đã đưa ra lời phản đối sau khi trường đại học ở Anh bày tỏ lo ngại về vai trò của bà trong Luật An ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông vào tháng 6.

Vào tối thứ Bảy (15/8), bà Lam cho biết trên trang Facebook của mình rằng bà đã viết thư cho trường đại học một ngày trước đó để từ bỏ danh hiệu “Viện sĩ danh dự” sau khi bị hủy visa Mỹ. Danh hiệu này thường được trao cho những người có thành tích xuất sắc và giữ vị trí cao. Bà Lam trước đó đã hoàn thành chương trình dành cho các nhà quản lý cấp cao của chính phủ ở đó vào năm 1982 và đã được trao danh hiệu vào năm 2017.

“Hiệu trưởng đã viết thư cho tôi vào tuần trước, nói rằng trường đại học tin rằng tôi đã đi lệch khỏi nguyên tắc tự do học thuật và tự do ngôn luận, trừng phạt những giáo viên đã chỉ trích chính phủ, cấm sinh viên hát và hô khẩu hiệu ở trường và thực thi Luật An ninh quốc gia bên ngoài Hồng Kông,” bà Lam viết.

Bà Lam đã mô tả những lời buộc tội trên là “vô căn cứ”. Bà cho biết trường đại học đã thừa nhận với bà rằng những cáo buộc dựa trên những gì họ “nghe thấy” và “những gì đã được báo cáo”, do đó bà cảm thấy thất vọng về việc nhà trường có thể vu khống ai đó thông qua tin đồn.

 “Rất khó để thuyết phục bản thân duy trì quan hệ với trường Wolfson thêm nữa, do đó tôi trả lại danh hiệu Viện sĩ danh dự ”, bà Lam nói.

Tờ SCMP trích dẫn một tuyên bố từ trường đại học cho biết: “Cơ quan quản lý đã nêu quan ngại với bà Carrie Lam về cam kết của bà đối với việc bảo vệ nhân quyền và tự do ngôn luận ở Hồng Kông sau các sự kiện gần đây ở đó. Đáp lại, bà Lam đã từ từ bỏ danh hiệu ‘Viện sĩ danh dự ‘của mình. Chúng tôi trươc đó đã dự kiến sẽ xem xét lại danh hiệu này của bà Lam vào đầu tháng tới, nhưng giờ sẽ không cần làm như vậy nữa.”

Giáo sư Jane Clarke, hiệu trưởng trường Cao đẳng Wolfson, đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 1/7 để bày tỏ quan ngại về Luật An ninh mới.

“Trường Wolfson ủng hộ mạnh mẽ việc bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận của tất cả các thành viên. Theo đó, chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi các sự kiện gần đây ở Hồng Kông sau khi Luật An ninh quốc gia được ban hành. Cơ quan quản lý sẽ xem xét vai trò của bà Lam như một thành viên danh dự của trường đại học,” ông nói.

Một nhóm có tên “Cambridge đứng lên với Hồng Kông” bao gồm nhiều sinh viên và cựu sinh viên Cambridge cho biết họ hoan nghênh trước thông tin rằng bà Lam đã huỷ bỏ danh hiệu, nhưng yêu cầu Trường Wolfson làm rõ liệu nó có bị thu hồi hay không.

Trong hai năm qua, đã có nhiều nhóm, các nhà lập pháp và cá nhân đã thúc giục trường tước bỏ danh hiệu của bà. Năm ngoái, ba nhà lập pháp Anh đã viết thư cho cả trường cao đẳng và Đại học Cambridge kêu gọi tổ chức này làm như vậy với cáo buộc lãnh đạo Hồng Kông “không đủ năng lực và không tiếp cận tích cực trong việc xử lý các cuộc biểu tình chống dẫn độ.”

Tuần trước, chính quyền TT Donald Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với 11 quan chức địa phương và Trung Quốc Đại lục, bao gồm cả bà Lam.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố bà Lam đã “thực hiện các chính sách thân Bắc Kinh đàn áp các quyền tự do và dân chủ,” trích dẫn vai trò của bà vào năm ngoái trong nỗ lực thông qua Luật dẫn độ và gần đây hơn là sự tham gia của bà vào việc “phát triển, thông qua hoặc thực hiện” Luật An ninh quốc gia.

Bà Lam đã mô tả các biện pháp trừng phạt là “đáng xấu hổ và đáng khinh bỉ,” và nói rằng chính quyền của bà sẽ không bị đe doạ trước những điều này.

Xuân Lan (theo SCMP)

Đợt trừng phạt tiếp theo của Mỹ sẽ nhắm vào ‘Hồng nhị đại’ của ĐCSTQ?

  • Lâm Trung Vũ

Có thông tin tiết lộ, chính quyền Tổng thống Trump đang chuẩn bị thực hiện đợt truy kích trừng phạt thứ hai nhắm vào thế hệ đỏ thứ hai (Hồng nhị đại), thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

(Ảnh minh họa từ Lewis Tse Pui Lung / Shutterstock)

Ngày 15/8, tờ Apple Daily Hồng Kông đưa tin về tiết lộ của Phó Chủ tịch Tổ chức Các vấn đề Nước ngoài của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, ông Du Hoài Tùng (Solomon Yue) hôm 13/8. Theo đó, ông Du cho biết, do vụ bắt giữ người sáng lập Tập đoàn truyền thông Next Media Hồng Kông, ông Lê Trí Anh, nên đợt truy kích trừng phạt tiếp theo của Hoa Kỳ nhắm vào thế hệ đỏ thứ hai, thứ ba của ĐCSTQ sẽ sớm bắt đầu. Lệnh này sẽ khiến các ngân hàng Hồng Kông mất khả năng xử lý các giao dịch bằng đô la Mỹ (USD) và thậm chí Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông cũng sẽ là nạn nhân.

Trước đó, Đài Á Châu Tự do (RFA) đã đưa tin, việc thực thi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông sẽ khiến cho vị thế quốc tế của Hồng Kông rơi vào tình trạng nguy hiểm. Theo hình thế địa vị trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông bị suy yếu, thế hệ đỏ thứ hai và thứ ba của ĐCSTQ, những người có được tài sản khổng lồ thông qua Hồng Kông cũng chưa biết xoay sở cách nào, đây đang là vấn đề nóng gây nhiều chú ý trong dư luận.

Tin tức trích dẫn một phân tích, khi chính quyền Bắc Kinh xây dựng Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, họ chỉ một mực hùa theo yêu cầu của ông Tập Cận Bình về việc “giải quyết vấn đề Hồng Kông” mà đã không xem xét đến hậu quả. Đồng thời, hàng loạt biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra cũng tạo nên sự răn đe lớn đối với thế hệ đỏ thứ hai, vốn là nhóm có khối tài sản kếch xù tại Hồng Kông. Vì hệ thống tài chính của thế giới nằm trong tay Hoa Kỳ, nên bất kỳ ngân hàng lớn nào cũng đều phải thực hiện các giao dịch tài chính với Hoa Kỳ. Chỉ cần bị điểm tên trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ, các quốc gia khác sẽ không sẵn sàng “chơi cùng” với họ, hoạt động ngân hàng tài chính cũng không thể tiếp tục.

Ngày 12/8, New York Times đăng bài với tiêu đề “Dinh thự xa hoa, tài sản kếch xù của giới quyền quý ĐCSTQ cùng vận mệnh Hồng Kông” đã tiết lộ, người thân của các lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, Uông Dương và Lật Chiến Thư có tổng cộng hơn 51 triệu USD bất động sản cao cấp ở Hồng Kông.

Đài Á châu Tự do dẫn lời một nguồn tin cho biết, con số này chỉ bằng một phần vạn tài sản của ĐCSTQ. “Đây chưa phải là biểu hiện thực sự của sự giàu có của họ. Những tài liệu này đã tương đối cũ. Tình huống thực tế là  giới quyền quý ĐCSTQ đã sử dụng nhiều thủ đoạn hơn để che giấu tài sản trong tay họ.” Theo nguồn tin, ngoài người thân của 3 vị lãnh đạo nói trên còn có nhiều người nhà của các quan chức đương nhiệm và về hưu khác có tài sản kếch xù tại Hồng Kông.

Related posts