Đạo diễn Mỹ: Trung Quốc mua sự im lặng của Hollywood

  • Lai Nguyên

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, đạo diễn kiêm biên kịch người Mỹ Judd Apatow cho biết, để thu được lợi ích kinh tế từ Trung Quốc và các quốc gia khác, ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ chấp nhận “tự kiểm duyệt” bản thân, nhắm mắt làm ngơ trước các vi phạm nhân quyền ở các quốc gia này.

Đạo diễn Mỹ: Trung Quốc mua sự im lặng của Hollywood
Đạo diễn người Mỹ Judd Apato phẫn nộ chỉ trích ngành công nghiệp điện ảnh vì thu lợi kinh tế mà lựa chọn cơ chế tự kiểm duyệt, làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền ở các quốc gia bao gồm Trung Quốc. (Ảnh:David Shankbone / Wikimedia)

Trong một cuộc phỏng vấn với Kênh Truyền hình Quốc gia & Microsoft (MSNBC), đạo diễn Mỹ Apato đã đặc biệt nói về vấn đề gã khổng lồ Hollywood thực hiện giao dịch “tự kiểm duyệt” đổi lấy lợi ích tài chính. Apato nói, “Tôi nghĩ điều khiến mọi người kinh hãi hơn nữa, là khó có thể phát hiện ra ‘tự kiểm duyệt’ ở cấp độ hãng; rất nhiều gã khổng lồ làm ăn với các quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Ả Rập Xê-út hay Trung Quốc. Họ sẽ không chỉ trích các quốc gia này.” Apato tiếp tục,“ Những hãng này sẽ không để các tác phẩm điện ảnh và truyền hình của mình chỉ trích chính quyền Trung Quốc, hoặc sẽ không phát sóng những bộ phim tài liệu đụng chạm đến thực tế, bởi vì những công ty này thật sự kiếm được rất nhiều tiền.”

Apato nói: “Vì vậy, khi tất cả chúng tôi làm gì đều phải cẩn thận (hỏi trước), ‘chúng ta có thể kể chuyện cười này hoặc không thể kể chuyện cười kia?’. Ở một cấp độ cao hơn, các hãng này đã loại bỏ toàn bộ các nội dung liên quan đến chỉ trích vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Tôi nghĩ như vậy thì còn đáng sợ hơn nữa.

Apato chỉ ra rằng hiện tượng kiểm duyệt này cũng xảy ra từ các khâu trước đó trong quy trình sản xuất phim truyền hình và điện ảnh, chẳng hạn như giai đoạn “chào hàng” ý tưởng ban đầu. Ví dụ, “Tôi muốn viết một bộ phim về các trại tập trung ở Trung Quốc, những người Hồi giáo trong các trại; Tôi muốn viết về những người thoát ra từ các nơi đó.” Apato khẳng định: “Sẽ không ai thèm mua kịch bản này!”, và kết luận: “Không phải thông qua làm ăn với chúng ta sẽ khiến Trung Quốc tự do hơn, mà chính là Trung Quốc đã dùng tiền của họ để mua sự im lặng của chúng ta.”

Người dẫn chương trình hỏi: “Đây là một khía cạnh của củ cà rốt. Ông nói rằng có bốn kết cục khác nhau, nhưng trong chính sách đối ngoại chỉ có hai công cụ, và ông cũng biết cái còn lại là cây gậy?”. Apato nói, “Gần đây không có một cây gậy nào. Một thời gian rồi chúng tôi đã không nghe nói về nó.”  Sau đó, nội dung nói chuyện được chuyển sang các bộ phim được phát hành năm 2014, bao gồm cả bộ phim hài châm biếm “Vụ ám sát Kim Jong-un” (The Interview).

Apato nói rằng nếu như đổi lại hôm nay, “chào hàng” ý tưởng đó cho đại gia Hollywood, sẽ không ai sẵn sàng đầu tư vào bộ phim này. Nhưng Apato tin rằng vì điều này, Hoa Kỳ hoặc thế giới chưa bao giờ hiểu được rằng, người dân Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang bị đối xử bất công thông qua nghệ thuật hoặc châm biếm. Apato nói, “Điều này rất nguy hiểm.”

Đối với các báo cáo truyền thông về các phát biểu của mình, ngày  19/9, Apato đã đăng trên Twitter rằng “Có tới 2 triệu người ở các trại tập trung của Trung Quốc, rất ít ai dám nhắc đến, nhưng khi tôi nhắc đến thì lập tức trở thành ‘chuyện lạ’. Chẳng lẽ, mỗi người đều không nên nhắc tới điều đó sao? Với tư cách là một con người, khi biết rằng điều đó đang xảy ra, chẳng lẽ nó không hủy hoại bạn sao? Hãy nhận thức nó, tìm hiểu nó.”

Lai Nguyên, theo FRI 

Related posts