Báo cáo: Nhân viên sứ quán Mỹ ở TQ mắc “bệnh lạ” do bức xạ vi sóng

  • Tiểu Quỳ

Các nhân viên của lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Cuba và Trung Quốc đã xuất hiện tình trạng khó chịu từ vài năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa có giải thích chắc chắn. Ngày 6/12, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences) đã đưa ra một báo cáo điều tra, cho biết sức khỏe của các nhân viên này khả năng là do bị ảnh hưởng bởi bức xạ vi sóng.

Cảnh báo về sức khỏe của Hoa Kỳ đã được mở rộng từ khu vực Quảng Châu sang toàn bộ Trung Quốc (Ảnh: Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Quảng Châu).

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ủy quyền cho Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia tiến hành nghiên cứu và đưa ra một báo cáo vào ngày 6/12, đề cập đến hai sự cố xảy ra ở Cuba và Trung Quốc vào năm 2016 và 2018. Các nạn nhân xuất hiện các triệu chứng bao gồm áp lực nặng ở đầu, chóng mặt và nhận biết khó khăn. Báo cáo điều tra “tin rằng năng lượng tần số vô tuyến xung (pulsed radio frequency energy) là giải thích hợp lý nhất.” Tuy nhiên, báo cáo không đề cập đến nguồn năng lượng gây ra sự khó chịu cho người này là từ đâu, cũng không nói rằng đó là kết quả của một cuộc tấn công, nhưng có đề cập rằng Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu về dạng tổn thương này.

Sự cố “âm thanh bất thường” xảy ra tại Lãnh sự quán Quảng Châu vào tháng 4/2018 đã gây chấn động cả trong và ngoài nước.

Tin cho hay, nhân viên của lãnh sự quán và người nhà của họ đã bị đau đầu, mất ngủ, buồn nôn và các triệu chứng khác, sau khi nghe thấy những âm thanh bất thường vào thời điểm đó, và nghi ngờ bị tổn thương não. Sau đó, các vụ việc tương tự tại Đại sứ quán tại Bắc Kinh và tổng lãnh sự quán ở Thượng Hải cũng đã được báo cáo. Sau chuyện này, Hoa Kỳ buộc phải để nhân viên đại sứ quán và người thân của họ về nước để kiểm tra thêm.

Sau vụ việc, trong khi ngoại giới đang tìm kiếm “sóng âm bí ẩn” này đến từ đâu, thì kênh truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Thời báo Hoàn cầu lại đưa tuyên bố rằng các nhà ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc bị mắc bệnh, Mỹ nên tự tìm ra vấn đề. Phát ngôn này đã gây ra nhiều tranh cãi vào thời điểm đó.

Mạng lưới phát sóng truyền hình Mỹ (NBC) từng đưa tin, cuộc điều tra này do FBI, Cục Tình báo Trung ương và các cơ quan khác phối hợp thực hiện, đã chặn lấy được một số nội dung truyền tin của Nga. Nhiều bằng chứng cho thấy Nga đã chỉ đạo vụ tấn công âm thanh bí ẩn nhằm vào các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Cuba và Lãnh sự quán Mỹ tại Quảng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có nhiều đồn đoán rằng kẻ đứng đằng sau “âm thanh bí ẩn” không thể không có  liên quan đến chính quyền ĐCSTQ.

Vào tháng Sáu cùng năm (2018), tờ Apple Daily của Hồng Kông đã đăng một bài báo có tiêu đề “Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nghiên cứu về loại súng sóng âm làm tổn thương thính giác trong 4 giây”, nói về các loại vũ khí mới của Trung Quốc thường xuyên được trình diễn trong các cuộc diễu binh trong những năm gần đây, bao gồm cả đại bác siêu âm và đại bác vi sóng. Sóng âm tần số cao do khẩu súng phát ra làm tổn thương đến mức có thể gây đau đầu hoặc chóng mặt cho mục tiêu, các triệu chứng tương đồng với triệu chứng của các nhà ngoại giao ở Lãnh sự quán Quảng Châu.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là vào tháng trước, ông Kim Xán Vinh (Jin Canrong), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Đối ngoại Trung Quốc tại Đại học Nhân dân, Trung Quốc và là một chuyên gia về các vấn đề Hoa Kỳ, tiết lộ rằng quân đội Trung Quốc đã sử dụng vũ khí vi sóng ở khu vực biên giới của Hồ Pangong, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ông Kim chỉ ra rằng, để lấy lại hai ngọn đồi của hồ Pangong bị quân Ấn Độ đánh chiếm, quân đội Trung Quốc đã đặt vũ khí vi sóng dưới chân đồi, khiến binh lính Ấn Độ nôn mửa, không đứng dậy nổi, cuối cùng buộc phải rút lui.

Vũ khí vi sóng còn được gọi là vũ khí tần số vô tuyến hoặc vũ khí xung điện từ, là loại vũ khí sử dụng bức xạ sóng điện từ năng lượng cao để tấn công và gây sát thương mục tiêu. Chúng có thể được sử dụng để giết người hoặc phá hủy thiết bị điện tử.

Một số chuyên gia tin rằng hệ thống vũ khí vi sóng này có thể được bí mật sử dụng để khống chế đám đông lớn. Có thông tin cho rằng một mục đích khác của việc Trung Quốc phát t

Related posts