Tập Cận Bình thu phục Jack Ma?

Thiện Phong

Jack Ma và Tập Cận Bình (ảnh: secretchina.com).

Kể từ khi, Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ đến nay, ông đã gây ra bao sóng gió cho đất nước Trung Quốc và người dân. Gần đây, Jack Ma (Mã Vân), người sáng lập Alibaba, liên tục bị chính quyền của ông Tập chấn chỉnh, theo NTD News.

Mặc dù trong nhiều năm qua, Alibaba đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc và ĐCSTQ, bản thân Jack Ma cũng là một đảng viên. Nhưng dường như đế chế thương mại điện tử khổng lồ này đã làm điều gì đó phật lòng ông Tập, dẫn đến rơi vào tầm soi của ông.

Điều này đã dẫn đến các cuộc bàn luận xôn xao của mọi tầng lớp xã hội cả trong và ngoài nước. Đồng thời xuất hiện những cuộc tranh luận kéo dài về việc các công ty tư nhân nên được đối xử như thế nào trong nền kinh tế thị trường dưới chế độ của ĐCSTQ bắt đầu nổi lên.

Từ đầu năm 2020 đến nay, các nguyên nhân như dịch bệnh (virus Vũ Hán) cùng với những biến cố ngày càng xấu đi trong quan hệ Mỹ – Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc. Các cuộc họp của Bộ Chính trị vào ngày 11/12  đã phản ánh cảm giác hoang mang trong các lãnh đạo ĐCSTQ, họ cảm thấy không yên tâm về tương lai. Trong nội dung chính của cuộc họp cũng kêu gọi “tăng cường các nỗ lực chống độc quyền và ngăn chặn việc mở rộng tư bản một cách mất trật tự”, lấy nó làm trọng tâm công việc cho năm 2021.

Từ 16-18/12, ĐCSTQ đã tổ chức các hội nghị để triển khai công tác kinh tế năm 2021 và đề xuất rằng, sẽ có “8 nhiệm vụ lớn” và “50 sự kiện lớn” trong năm tới. Một trong những nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu là vấn đề độc quyền và mở rộng vốn một cách mất trật tự. Mặc dù không có cái tên nào được nhắc đến, nhưng ai cũng biết mục tiêu được nhằm vào chính là Alibaba Group Holding và người sáng lập Jack Ma.

Từ 18/19, Ủy ban Cải cách và Phát triển ĐCSTQ, đã tổ chức một cuộc họp để đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2021, và đề xuất thực hiện “Kế hoạch Hành động 3 năm về Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước” cho năm tới. Ông Tập thậm chí còn nhấn mạnh cảnh báo chống độc quyền và ngăn chặn việc mở rộng vốn một cách mất trật tự.

Ngày 21/12, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ĐCSTQ, thông báo sẽ sửa đổi “Luật chống độc quyền” và chính thức thực hiện nó vào năm 2021.

Nhà bình luận Trung Nguyên (Zhong Yuan) đã có phân tích về ( Chống độc quyền) như sau: Ông nói điều này tương đương với việc nhắm vào những người khổng lồ như Jack Ma, nó cũng nói lên rằng ĐCSTQ không có tiền và ông lo rằng nó [ĐCSTQ], sẽ thu hoạch hết đám ‘tỏi tây’ này.

Trong khi, ĐCSTQ hô hào chống độc quyền, một bài báo ngắn ủng hộ Mã Vân (Jack Ma) , đã phổ biến trên Internet Trung Quốc. Bài báo cũ có tiêu đề “Nếu ĐCSTQ, không cho phép Mã Vân và Mã Hóa Đằng độc quyền, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không thể phát triển”, bài báo còn nói, mọi người đều muốn trở thành một nhà độc quyền, cũng giống như  đọc sách cũng đang cạnh tranh với ĐCSTQ, tại sao ĐCSTQ không độc quyền luôn đi? Thị trường kinh doanh cũng vậy, cạnh tranh công bằng thì làm sao cạnh tranh công bằng được? Ví dụ như trong kỳ thi tôi được 10 điểm, tôi xếp thứ nhất, còn bạn chỉ được 9 điểm thì xếp thứ nhất thế nào đây? Làm sao có thể công bằng được?

Bài báo cũng nói rằng, cạnh tranh công bằng có nghĩa là “luật chơi phải công bằng, nhưng bản thân kết quả là không công bằng”. Đây chính là gốc rễ của sự tiến bộ của con người. Hãy cùng nhìn lại sự phát triển của Trung Quốc, nước này luôn “độc tôn độc chiếm”. Ai cũng biết, Mã Vân và Mã Hóa Đằng là những người độc quyền “Nếu không để họ độc quyền, nền kinh tế sẽ không thể vực dậy”.

Bài báo còn cho rằng, vấn đề Trung Quốc rất phiền phức. Ông[Tập] không nói rằng không nên thúc đẩy cạnh tranh công bằng. Ông[Tập] chỉ nói luật chơi phải rõ ràng.

Theo phát hiện thì, bài luận ngắn này thực chất là một bài phát biểu của nhà kinh tế Trung Quốc Trương Ngũ Thường(Zhang Wuchang) tại Quảng Châu vào 9/ 2018, theo lời mời của Cục Quản lý và Giám sát Thị trường ĐCSTQ.

Điều đáng chú ý là, khi Mã Vân bị chính quyền chấn chỉnh gần đây, bài báo trên bất ngờ lan truyền rộng trên Internet Trung Quốc, nhiều người cho rằng ai đó đang trút sự bất mãn lên chính quyền của Tập.

Một số cư dân mạng có bình luận rằng, Mã Vân, Mã Hóa Đằng và Vương Kiện Lâm, đều là “tỏi tây”, tuy rằng “tỏi tây cũng tương đối lớn”, nhưng không thể thoát khỏi số phận bị thu hoạch.

Cuối tháng 10 vừa qua, Mã Vân đã gặp nhiều rắc rối, nguyên nhân chính là tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Bến Thượng Hải, Mã Vân dám chỉ trích tư duy giám sát tài chính hiện nay là lạc hậu và giám sát tài chính quá nghiêm ngặt đang kìm hãm sự đổi mới.

Sau hội nghị thượng đỉnh, Thời báo Tài chính và Tân Hoa xã , Nhân dân Nhật báo, Nhật báo Quảng Minh, Nhật báo Kinh tế và các phương tiện truyền thông chính thức khác của ĐCSTQ, đã liên tiếp tung ra một loạt các bài chỉ trích Mã Vân, với những nội dung  theo kiểu Đại cách mạng Văn hóa.

Vào 2/11, Mã Vân và những ông chủ lớn khác, được bốn cơ quan quản lý lớn của ĐCSTQ phỏng vấn. Ngày hôm sau, kế hoạch niêm yết cho Ant Group của Mã Vân lập tức bị đình chỉ. Sau đó, ĐCSTQ liên tiếp ban hành các quy định mới để điều chỉnh các khoản vay nhỏ trên Internet và ngăn chặn các nền tảng độc quyền kinh tế.

Cũng từ đó một loạt chính sách áp bức mới của ĐCSTQ liên tiếp giáng xuống Mã Vân. Ví dụ như: Vào trước “Ngày hội mua sắm trực tuyến Double 11”, trang Taobao.com của Alibaba, đã bị phương tiện truyền thông chính thức đàn áp dữ dội, vào 10/11, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của ĐCSTQ, đã đưa ra dự thảo lấy ý kiến ​​về chống độc quyền.

Ngày 10/12, dự án quy hoạch chi nhánh “Đại học ven hồ” Côn Minh, một tập đoàn kinh doanh giàu có do Mã Vân thành lập, đã bị chính quyền đình chỉ thi công, ngày 14/12, việc mua lại Công ty TNHH Đầu tư Alibaba đã bị Cục Giám sát Thị trường Nhà nước trừng phạt theo “Luật Chống độc quyền”.

Vào 17/12, theo nguồn tin thân cận tiết lộ, nhóm điều tra trung tâm đã vào Alibaba, và một ngày sau 18 /12, tất cả các sản phẩm tiền gửi trên Internet trên nền tảng Ant đã bị loại bỏ khỏi kệ hàng mà không có cảnh báo của cơ quan quản lý.

Một số nhà bình luận cho rằng vụ thanh trừng nhằm vào Mã Vân, có liên quan đến việc ông đã chỉ trích các cơ quan quản lý của ĐCSTQ tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Thượng Hải vào tháng 10, nó đã động chạm đến các quan chức cấp cao của Bắc Kinh. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Mã Vân đang tham gia vào một cuộc tranh giành quyền lực ở cấp cao.

Nhà bình luận cấp cao Tương Thanh Bình(Jiang Qing ping), đã viết trên trang Caixun.com rằng, người của  ông Tập, đã soi Mã Vân trong một thời gian dài. Bắt đầu từ 2015, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, chính quyền Bắc Kinh đã chĩa mũi dùi vào Mã Vân, người bị nghi ngờ đã hỗ trợ các công ty trong việc bán khống hợp đồng tương lai và mua cổ phiếu giới hạn bằng tiền mặt, do đó gây chênh lệch giá cho cả hai bên và thậm chí đã trở thành một công cụ rửa tiền cho “Thế hệ đỏ thứ hai”.

Được biết, Mã Vân và cháu trai của Giang Trạch Dân, Giang Chí Thành(Jiang Zhicheng), có một mối quan hệ lợi ích đáng kinh ngạc. Tập đoàn Alibaba có nền tảng chính trị vững chắc chính là nhờ có phe Giang hậu thuẫn. Trong đó, Giang Chí Thành đã thành lập các tập đoàn lớn như Boyu Investment, CITIC Capital của Lưu Lệ Phi và nhiều công ty tư nhân đều có đầu tư và được điều hành bởi anh ta.

Gần đây vì quá lo lắng cho sự an nguy của tập đoàn, nhiều cổ đông của Ant Financial, đã hướng đến tập đoàn tư bản Boyu Capital của Giang Chí Thành và  Giang Family Capital, nhờ can thiệp mạnh vào  Ant Financial. Điều này làm cho Tập đứng ngồi không yên, bởi ông lo sợ rằng các doanh nghiệp tư nhân với vốn ngày càng lớn sẽ đe dọa chế độ ĐCSTQ.

Related posts