Bất chấp bị ép, 6 nước vẫn từ chối Hội nghị 17+1 của Trung Quốc

Thiện Phong

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: Reuters)

Hội nghị thượng đỉnh 17 + 1 giữa Trung Quốc và Đông Âu do Tập Cận Bình chủ trì vừa kết thúc. Thật không may cho ông Tập khi hội nghị mà ông mong đợi nhất này đã trở thành Hội nghi 17-6. Do lãnh đạo của sáu quốc gia Châu Âu không hài lòng với lời hứa trước đó của chính quyền ông Tập, nên họ từ chối tham dự, khiến ĐCSTQ phải đối mặt với thất bại ngoại giao nghiêm trọng, theo Aboluowang.com.

Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các nước Trung và Đông Âu luôn tôn trọng lẫn nhau và hợp tác mà không cần các điều kiện chính trị. Ông còn nói tất cả các nước, lớn và nhỏ, đều bình đẳng, sẽ cùng thảo luận để xây dựng và chia sẻ, thiết lập cấu trúc hợp tác dựa trên niềm tin rằng “17 + 1 lớn hơn 18”.

Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, khái niệm 17 + 1 lớn hơn 18 của ông Tập đã bị truyền thông châu Âu chế giễu, họ còn nói đùa rằng hy vọng nó sẽ không bị biến thành 17-6 và nhỏ hơn 11. 

Được biết lãnh đạo 6 nước đã từ chối lời mời của ĐCSTQ đều là thành viên NATO, bao gồm: Bulgaria, Romania, Slovenia, Estonia, Latvia và Lithuania.

Một số nhà ngoại giao cho biết, một ngày trước đó các nhà ngoại giao của ĐCSTQ đã gây áp lực buộc các nước này phải cử “đại diện cấp cao hơn” đến tham dự.

Để giữ thể diện cho ông Tập, Bắc Kinh đã đặc biệt triệu tập đại sứ của 6 nước không tham dự hội nghị, tuyên bố rằng nếu Tổng thống hoặc thủ tướng của họ không thể đích thân đến dự, thì có thể ghi hình bài phát biểu để thay thế. Một nhà ngoại giao bất mãn với những hành động đó đã nói, “Họ [ĐCSTQ], đã gây áp lực rất lớn lên chúng tôi” và họ rất cố chấp.

Theo quan sát của giới truyền thông châu Âu, đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng về mặt ngoại giao đối với chính quyền của ông Tập, từ đó thấy rằng chiến lược chia để trị của ĐCSTQ ở Đông Âu đang gặp khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực nhằm lôi kéo Trung và Đông Âu của họ.

Từ trước đến nay, EU vẫn luôn lo lắng rằng châu Âu sẽ bị chia rẽ bởi ĐCSTQ, nhưng do lo sợ ông Tập dùng con át chủ bài “chia để trị” nên nhiều nhà lãnh đạo Đông và Châu Âu vẫn chưa lên tiếng. Tuy nhiên, khi phải chịu đựng thiệt hại do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, mà ĐCSTQ là lực lượng khiến nó bùng phát, các nước thuộc khu vực này đều đang mất dần niềm tin với Bắc Kinh và cân nhắc việc tiếp tục hợp tác với chính quyền ông Tập.

Nhiều nhà lãnh đạo Trung Âu và Đông Âu đã lên tiếng nói rằng, họ quá thất vọng vì ĐCSTQ đã không thực hiện các cam kết đầu tư của mình, trong khi Hội nghị thượng đỉnh 17+1 này quá chính trị, thiếu nội dung kinh tế, thương mại, nên nhiều họ đã từ chối tham dự.

Tuy trước đây các quốc gia này rất cần vốn đầu tư từ nước ngoài và hoan nghênh sáng kiến “Một vành đai Một con đường” của ĐCSTQ, nhưng sớm phát hiện ra rằng ĐCSTQ có kế hoạch khác phía sau nên đã không còn mặn mà.

Theo Aboluowang, giờ đây các nước Trung và Đông Âu đã không còn niềm tin rằng, Bắc Kinh thực sự đang cung cấp những lợi ích kinh tế như họ đã mong đợi lúc ban đầu, họ đã nhận ra mục đích thực sự của ĐCSTQ.

Related posts