Vì sao Tập đoàn Xiao mi ‘bốc hơi’ 300 tỉ đô Hồng Kông?

Thiện Phong

Hình ảnh minh họa từ video của Xiaomi.

Sau khi nhà sản xuất điện thoại di động Xiao mi của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen vào tháng 1 năm nay, giá cổ phiếu của Tập đoàn này liên tục giảm và giá trị vốn hóa thị trường của nó đã bốc hơi hơn 300 tỷ đô la Hồng Kông, theo Epoch Times.

Theo báo cáo của trang Môi giới Trung Quốc (Broker China) vào 4/1, ngày đầu tiên thị trường chứng khoán năm 2021 mở cửa, giá cổ phiếu của Tập đoàn Xiaomi đạt mốc 35,9 đô la Hồng Kông / cổ phiếu, và giá trị vốn hóa thị trường vượt 900 tỷ đô la Hồng Kông. Nhưng hiện tại giá vốn hóa trị thị trường của Xiaomi còn chưa đến 600 tỷ đô la Hồng Kông, sụt giảm hơn 300 tỷ.

Cách đây vài ngày, Tập đoàn Xiaomi đã thông báo rằng họ sẽ mua lại cổ phần trên thị trường mở với tổng số tiền tối đa là 10 tỷ đô la Hồng Kông tùy từng thời điểm.

Kể từ khi mở cửa vào đầu năm Tân Sửu đến nay, cổ phiếu công nghệ đã trải qua một đợt điều chỉnh mạnh, và Xiaomi cũng không phải ngoại lệ, cùng với những tác động từ việc nằm trong “danh sách đen” của Mỹ càng làm tập đoàn này tụt dốc nhanh hơn.

Vào 14/1 năm nay, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã đưa 9 công ty Trung Quốc bao gồm cả Tập đoàn Xiaomi vào danh sách đen liên quan tới các doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ. Các công ty này sẽ phải chịu lệnh cấm đầu tư mới của Mỹ, trong đó buộc các nhà đầu tư Mỹ phải thoái vốn khỏi các tập đoàn nằm trong danh sách đen trước 11/11/2021.

Ngoài ra, công ty phát hành chỉ số chứng khoán toàn cầu FTSE Russell đã đưa ra thông báo vào 5/3 rằng, họ sẽ loại bỏ các công ty Trung Quốc như Xiaomi khỏi chỉ số toàn cầu và chỉ số Trung Quốc để tuân thủ lệnh hành chính của Mỹ.

Theo thông tin công khai cho biết, Lôi Quân (Lei Jun), người sáng lập Xiaomi, là một quân nhân đã nghỉ hưu, đồng thời là nhà đầu tư của Galaxy Aerospace. Ông Lôi cùng với Đặng Tông Toàn (Deng Zongquan), giáo sư, tiến sĩ giám sát, phó chủ tịch Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, giám đốc Viện Hàng không Vũ trụ Quốc, nhà khoa học chính của dự án 973 thuộc dự án hàng đầu về quốc phòng của ĐCSTQ, đã tham gia vào việc phát triển công nghệ và thiết bị quân sự của ĐCSTQ.

Cho đến nay, ĐCSTQ đang theo đuổi chiến lược phát triển kết hợp quân-dân sự, nhằm hỗ trợ các mục tiêu hiện đại hóa quân sự của ĐCSTQ, bằng cách đảm bảo rằng quân đội ĐCSTQ được tiếp cận với các công nghệ và chuyên môn tiên tiến do các công ty, trường đại học và các dự án nghiên cứu của Trung Quốc phát triển ra.

Related posts