Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nhưng vì sao giáo dục Trung Quốc vẫn lạc hậu?

Tâm Thanh 

DONGYING, CHINA – DECEMBER 03: Primary school students read the Constitution of the People’s Republic of China on December 3, 2019 in Dongying, Shandong Province of China. National Constitution Day of China falls on December 4 every year. (Photo by Song Xinggang/VCG via Getty Images)

Tác giả Mỹ Nghĩa đã có bài phân tích về lĩnh vực giáo dục của Trung Quốc, một quốc gia mà tác giả cho rằng, ngành giáo dục có tỷ lệ đầu tư nhỏ, tập trung giáo dục tẩy não, chất lượng nguồn giáo viên kém, thắt chặt giáo dục, hệ thống hộ khẩu và sự mất cân bằng kinh tế khu vực đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.

Theo dữ liệu do Ngân hàng Thế giới công bố, tỷ trọng trung bình của đầu tư giáo dục toàn cầu trong GDP là khoảng 4,3%. Theo số liệu do Cục Thống kê Trung Quốc công bố, đầu tư cho giáo dục của nước này đạt hơn 4% sau năm 2012. Người ta nói rằng, Đầu tư cho giáo dục của Trung Quốc chỉ đạt mức trung bình của thế giới. Đạt được mức trung bình này không có nghĩa là có sự quan tâm đến giáo dục, bởi vì nhiều yếu tố như điều kiện quốc gia, trình độ kinh tế, quy mô dân số của một quốc gia cũng cần phải được xem xét.

Tại sao nói đầu tư giáo dục của Trung Quốc thấp? 

Hiện nay, tỷ trọng giáo dục ở các nước phát triển như Anh, Đức, Nhật Bản… gần như là 3% hoặc 4%, nhưng điều này là do tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ già hóa, hệ thống giáo dục và nguồn lực giáo dục vốn đã cực kỳ phát triển nên họ có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào phúc lợi và cơ sở vật chất công cộng. 

Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, với tư cách là quốc gia đông dân nhất thế giới, giáo dục phát triển hết sức mất cân đối, thậm chí còn bị “mắc kẹt” trong giáo dục theo định hướng thi cử. Dưới nền giáo dục nhồi nhét, đầu tư cho giáo dục hàng chục năm qua ở Trung Quốc chỉ tăng 12%. Năm 2004, tổng kinh tế của Nhật Bản gấp 4 lần Trung Quốc và đầu tư vào giáo dục của Nhật Bản là 17% GDP. Trong cùng thời kỳ, đầu tư vào giáo dục của Trung Quốc chỉ đạt hơn 2% GDP.

Nói cách khác, tổng chi tiêu cho giáo dục của Nhật Bản là gấp khoảng 34 lần so với Trung Quốc, trong khi tổng dân số của Nhật Bản năm 2004 là 126 triệu người, và tổng dân số của Trung Quốc năm 2002 đạt 1,28 tỷ người. Dựa trên tỷ lệ này, chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu người của Nhật Bản cao gấp 340 lần của Trung Quốc. 

Nhật Bản vốn chú trọng đầu tư cho giáo dục kể từ thời Minh Trị Duy tân, mấy năm gần đây mới giảm đầu tư, vậy mà Trung Quốc đã 40 năm cải cách, mở cửa, tại sao đầu tư cho giáo dục vẫn “bèo bọt”? Điều này có thể thấy trên một vài khía cạnh:

Thứ nhất, là do chính phủ không sẵn sàng đầu tư vào giáo dục, vốn là một “ngành” có hiệu suất đầu ra thấp và phải mất hàng chục năm, do đó, họ chú trọng đầu tư nhiều hơn vào bất động sản, đường sắt và các ngành nghề khác mang lại lợi ích kinh tế to lớn, đem lại hiệu quả trong ngắn hạn.

Thứ hai, là chính phủ không sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với giáo dục, khiến gánh nặng này đổ lên vai các bậc cha mẹ. Điều này đã dẫn đến việc, trên thị trường xuất hiện các loại hình học thêm, mở lớp bổ túc, nhiều giáo viên trong trường cho học sinh học ngoại khóa và thu học phí cao, và các bậc phụ huynh vẫn sẵn sàng gửi con cái của họ bằng mọi giá.

Ngày nay, khi các gia đình ở Trung Quốc sắp vươn tới một xã hội “gia đình khá giả toàn diện”, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn về giáo dục giữa người giàu và người nghèo ở các vùng của Trung Quốc. Năm 2001, để thích ứng với sự phát triển của giáo dục nông thôn, Quốc vụ viện Trung Quốc đã khuyến khích xóa bỏ các trường tiểu học và trung học cơ sở ở nông thôn để sát nhập trường học, cho phép học sinh nông thôn đến các trường ở học thành phố, tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực giáo dục.

Tuy nhiên, theo báo cáo “Hiện trạng và xu hướng phát triển tương lai của giáo dục nông thôn ở Trung Quốc” do nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 của Trung Quốc công bố năm 2013, việc thúc đẩy chính sách này đã làm nảy sinh những vấn đề mới đối với học sinh như: Đi học xa, khó khăn, tốn kém… khiến một số học sinh phải bỏ học giữa chừng. 

Ở các vùng nông thôn, các trường học vẫn còn gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu giáo viên. Điều này cũng dẫn đến việc trẻ em ở một số vùng núi lạc hậu phía Tây phải dậy sớm, vượt sông, vượt đèo đến một vài ngôi nhà gạch thô sơ để được học hành. Ngoài ra, hiện tượng bỏ học, học sinh sau khi tốt nghiệp THPT ra trường kiếm sống vẫn diễn ra phổ biến. Tại Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, nhưng vẫn có những nơi người dân không đủ ba bữa ăn một ngày, chưa nói đến đi học.

Mặc dù vậy, hiện trạng không đủ đầu tư cho giáo dục và sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng không phải là vấn đề cơ bản nhất. “Mô hình giáo dục tẩy não” và “môi trường học thuật khép kín” của Trung Quốc thực sự đã phủ một cái bóng rất lớn lên nền giáo dục Trung Quốc, trở thành lựa chọn duy nhất của hầu hết những học sinh bình thường. Họ phải dành nhiều thời gian và sức lực để học thuộc lòng các “môn học chính” như tiếng Trung, toán và ngoại ngữ, với cái giá phải trả là tư duy phản biện và óc sáng tạo bị đánh mất. Dưới “đòn roi” của các kỳ thi tuyển sinh, ngành giáo dục nhân văn trở nên yếu kém, các môn như thể thao, âm nhạc, mỹ thuật thường bị “môn chính” chiếm hết.

Vì lợi ích của tỷ lệ nhập học của trường, hầu hết học sinh trung học cơ sở phải học vào buổi tối ở trường, cũng như buộc phải đến trường học bù vào cuối tuần, kỳ nghỉ đông và nghỉ hè. Đối với những sinh viên trong hoàn cảnh này, khó có đủ thời gian và sức lực để phát triển những sở thích của bản thân hay quan tâm đến các vấn đề thời sự, họ hoàn toàn bị thu gọn vào “cỗ máy” làm bài thi.

Đồng thời, do sự gia tăng sùng bái chuyên chế, lòng yêu nước, chính xác hơn là yêu nhà nước, chính quyền và các yếu tố tự tôn dân tộc trong nền giáo dục tiểu học và đại học ngày càng được củng cố và nâng cao. Kết quả là, nhiều người trẻ hiện nay không thể chịu đựng được tiếng nói của những người phản đối chính quyền, họ đã trở thành những “hồng vệ binh” trong thời đại mới, kiên quyết bảo vệ chính quyền, theo đó, khả năng suy nghĩ độc lập của họ về cơ bản đã bị tước đoạt.

Tiết Trì, một học giả hiện đang sống ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, đường lối của một trường học là phải rõ ràng, có đạo đức, phải gần gũi với người dân. Bản chất của giáo dục là làm cho một người trở thành một con người, một con người với tài năng và phẩm chất độc đáo của riêng họ, và con người thật của chính họ. Tuy nhiên, những người có cá tính độc lập và có thể suy nghĩ độc lập lại chính là mối đe dọa lớn nhất đối với ĐCSTQ. Vì vậy, ĐCSTQ đã biến giáo dục thành “tẩy não”, và không có một nền giáo dục nào theo đúng nghĩa.

Do môi trường chính trị nghiêm ngặt, giới học thuật của Trung Quốc cũng bị liên lụy. Các giáo sư đại học được yêu cầu cấm các học sinh “phát biểu chống chính quyền” trong lớp. Có những giáo viên bị sa thải chỉ vì không làm tốt điều đó. Thầm Hông Quả, phó giáo sư luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Tây Bắc bày tỏ: “Nếu tôi không cho phép [học sinh] nói về quyền công dân, xã hội dân sự và độc lập tư pháp, thì tôi có tư cách gì để dạy luật?” 

Khoa học Tự nhiên có thể chỉ đạo thế giới vật lý, nghệ thuật tự do có thể hướng dẫn thế giới tâm linh, nhưng các ngành khoa học nhân văn quan trọng như lịch sử và chính trị đã trở thành một lĩnh vực bị mọi người ở Trung Quốc coi thường, môi trường nghiên cứu phải chịu áp lực khủng khiếp, khiến các phần tử trí thức Trung Quốc cảm thấy rất thất vọng và đau khổ. Tuy nhiên điều đáng buồn là, cuối cùng nhiều giáo viên và những người trí thức đã chọn cách im lặng và tham gia giáo dục tẩy não.

Trong thế giới mở, tự do và kết nối như hiện nay, Trung Quốc đã đóng cửa, xây bức tường lửa Internet để ngăn cản người dân nước mình tiếp xúc với thế giới bên ngoài, khiến cho nhiều người dân bị thu hẹp tầm nhìn và dần trở nên mù quáng, nghe theo những lời tuyên truyền của thầy cô và truyền thông trong nước, trở thành một quần thể sợ “nói”, một thế hệ “vô tâm”.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng tại sao giáo dục Trung Quốc vẫn lạc hậu?

Bởi vì, trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào trình độ kinh tế, mà còn phụ thuộc vào định nghĩa và nhận thức của quốc gia đó về giáo dục. Mỗi quốc gia cần phải xác định giáo dục là việc nuôi dưỡng những con người cá tính và có tư duy hơn, mỗi người cần được ươm mầm như một người kế thừa trong tương lai. 

Tuy nhiên, ở Trung Quốc không như vậy, dưới nền giáo dục cai trị, việc nuôi dưỡng những đứa trẻ có tư duy độc lập là đi ngược lại với hệ tư tưởng của đất nước. Ở Đài Loan, họ tập trung vào giáo dục học sinh, đào tạo tài năng, sở thích cá nhân, cũng như bất cứ điều gì có thể khiến cá nhân đó tỏa sáng.

Ngược lại, tại Trung Quốc đại lục, họ giáo dục một cách máy móc và đơn nhất. Cũng giống như 2 + 2 = 4, ở Trung Quốc, chỉ có thể là 2 + 2 = 4, nhưng ở những nơi khác, nó có thể là 3 + 1 = 4, 0 + 4 = 4… Bản thân giáo dục không phải là đơn lẻ mà là đa nguyên. Ở một đất nước không thể chấp nhận đa nguyên, nói về cải tiến giáo dục quả đúng là một điều mơ tưởng. Ai cũng hiểu, cải cách giáo dục không thể đạt được trong một sớm một chiều, nhưng nếu chưa từng có ý tưởng cải cách thì làm sao phát triển giáo dục được?

Do đó, hầu hết học sinh ở Trung Quốc chỉ có duy nhất một giải pháp trong cuộc sống hàng ngày, duy nhất một giải pháp trong công việc, duy nhất một giải pháp khi đối diện với lãnh đạo, và cũng duy nhất một giải pháp khi đối mặt với bạn bè. Điều này hoàn toàn tước đi khả năng giải quyết vấn đề và khả năng suy nghĩ độc lập của họ, ngay cả khi sự linh hoạt không còn nữa thì những người này có còn là con người không? Nó chẳng phải giống một cỗ máy hay sao?

Cuối cùng, tác giả Mỹ Nghĩa đã kết luận, không có gì đáng ngạc nhiên khi đạo đức con người nơi đây bị tha hóa, mất đi nhân tính, cạnh tranh tàn nhẫn và gây thương tổn cho người khác bằng mọi thủ đoạn.

Related posts