Bắc Kinh thừa nhận che giấu vụ bùng phát Covid-19?

Lý Cao

Chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang chịu áp lực ngày càng lớn, về việc điều tra giả thuyết rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Các nhà chức trách Bắc Kinh bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ về một cuộc điều tra mở rộng, và gọi đây là “hành động thao túng chính trị”. Tuy nhiên, để bào chữa, ĐCSTQ dường như ngấm ngầm thừa nhận đã che giấu “sự thật” về sự bùng phát của virus.

“Đối với một số người ở Hoa Kỳ, những gì họ đang nói là ‘sự thật’, nhưng những gì họ thực sự nghĩ đến lại là thao túng chính trị”, ông Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, nói với các phóng viên hôm thứ Tư (26/5). Tiếp đó, ông cáo buộc: “Họ nghiện truyền bá ‘lý luận rò rỉ từ phòng thí nghiệm’ và các thuyết âm mưu khác …”

Theo Washington Examiner, một tờ báo của Hoa Kỳ, dù các quan chức ĐCSTQ đã cố gắng chối bỏ trách nhiệm về đại dịch trong suốt cuộc khủng hoảng, nhưng ông Tập Cận Bình quả thực đã thừa nhận rằng phản ứng ban đầu của ông “rõ ràng là có thiếu sót”.

Cuối năm 2019, chính quyền ĐCSTQ đã kiểm duyệt và bịt miệng các bác sĩ Trung Quốc, những người đầu tiên phát hiện ra rằng chủng virus này sẽ gây ra mối đe dọa to lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Điều này khiến mọi người nghi ngờ rằng chính chế độ này mới là thủ phạm của cuộc khủng hoảng. Ít nhất, hành động che giấu sự bùng phát của virus của ĐCSTQ lúc đó, đã khiến thế giới bỏ lỡ thời điểm vàng quan trọng để ngăn chặn đại dịch. Đây có thể là một khía cạnh quan trọng khiến ông Tập Cận Bình thừa nhận những sai sót của mình.
Ông Pompeo: Nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán bị nhiễm Covid-19 vài tháng trước đại dịch

Một số kênh truyền thông gần đây đã tiết lộ vào tháng 1/2021, nhóm của ông Mike Pompeo, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó, từng thông báo quan chức Mỹ “có lý do để tin” rằng các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Virus Vũ Hán đã nhiễm loại Covid-19 vài tháng trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.

Ông Pompeo cho biết trong một thông báo vào thời điểm đó rằng: “Chính phủ Mỹ có lý do để tin rằng trước khi ca bệnh bùng phát đầu tiên được xác nhận, một số nhà nghiên cứu trong WIV (Viện Virus Vũ Hán) đã bị lây nhiễm vào mùa thu năm 2019. Các triệu chứng của họ phù hợp với Covid-19 và các bệnh thông thường theo mùa.”

“Điều này đặt ra nghi vấn về mức độ tin cậy của ‘số ca lây nhiễm bằng 0’ trong số những nhân viên và sinh viên đang tiến hành nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 hoặc SARS, được công bố công khai bởi bà Thạch Chính Lệ, nhà nghiên cứu cấp cao của WIV.”
Hầu hết các quan điểm đều nghiêng về xu hướng ĐCSTQ đã gây ra đại dịch khủng hoảng

Trong những tuần gần đây, các nhà nghiên cứu và các chính phủ phương Tây bày tỏ sự không hài lòng với cuộc điều tra ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và đặt nghi vấn về dự án nghiên cứu của Viện Virus Vũ Hán. Những tiếng nói chất vấn chính quyền Bắc Kinh đã gây ra đại dịch ngày càng lại nổi lên và mạnh mẽ hơn.

WHO đã tiến hành cuộc điều tra đầu tiên dưới sự hạn chế của các quan chức Trung Quốc. Sau đó tổ chức này tuyên bố rằng “rất ít khả năng” virus có mối liên hệ với phòng thí nghiệm tại địa phương. Tuy nhiên, đồng thời, lãnh đạo WHO cũng thừa nhận cần phải “điều tra thêm” về giả thuyết này (vụ rò rỉ virus trong phòng thí nghiệm).

Ông Jamie Metzl là thành viên cấp cao của Hội đồng Đại Tây Dương, quan chức hành chính của chính phủ Bill Clinton. Ông cũng là thành viên của Ủy ban Cố vấn Chuyên gia Chỉnh sửa Bộ gen Người của WHO. Tuần này, ông cho biết: “Đây chỉ là một giả thuyết …”. Nhưng “Tôi tin rằng các tai nạn trong phòng thí nghiệm rất có thể là nguyên nhân gây ra đại dịch.”

Cộng đồng học thuật cũng thay đổi quan điểm của mình. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã đăng một bài báo chuyên đề trên tạp chí “Science” vào đầu tháng này. Bài viết nói rằng “các lý thuyết về sự phát tán ngẫu nhiên từ phòng thí nghiệm và lan truyền từ động vật vẫn khả thi.” “Ảnh hưởng lợi ích” cần được loại trừ và tiếp tục tiến hành điều tra “độc lập”.

Bài báo cho biết: “Chúng ta phải xem xét nghiêm túc các giả định liên quan đến phòng thí nghiệm và sự lan tỏa tự nhiên cho đến khi có đủ dữ liệu”. “Các cuộc điều tra thích hợp phải minh bạch, khách quan, dựa trên dữ liệu, bao gồm chuyên môn sâu rộng, chịu sự giám sát độc lập và được quản lý một cách có trách nhiệm, nhằm giảm thiểu tác động của xung đột lợi ích.”

Lý Cao, Vision Times

Related posts