Ông Tập làm dậy sóng dư luận với câu nói: ‘Tôi sẽ vô ngã’

Vũ Dương

Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình (ảnh: Youtube/China DragonTV Official).

Vào đêm trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi ông Tập Cận Bình trao tặng “Huân chương ngày 1/7” cho các đảng viên ĐCSTQ, ông ấy đã bộc bạch ‘Tôi sẽ vô ngã và không phụ lòng dân’ của những người Cộng sản”, theo Vision Times.

Đây là lần thứ hai ông Tập đề cập đến từ ‘vô ngã’ trong phát biểu của mình. Lần đầu cách đây 2 năm tại Ý, khi đó, ông Tập dùng câu “Tôi sẽ vô ngã” để bộc bạch lòng mình. Nhưng lần này câu “Tôi sẽ vô ngã” lại là yêu cầu những người cộng sản phải làm được việc “Tôi sẽ vô ngã”.

Liệu ông Tập có đang ở trong cảnh giới “vô ngã” (vị tha) hay chăng? Điều này lại làm dấy lên sự tranh cãi. Một số học giả phản đối và cho rằng ông Tập Cận Bình đã đạo văn của cố lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy.

Sau khi ông Tập Cận Bình nói câu “Tôi sẽ vô ngã và không phụ lòng dân”, Tân Hoa Xã đã tiến hành giải thích cụ thể: Trong tâm của ông Tập Cận Bình, “Tôi sẽ vô ngã” nghĩa là tôi chứa đựng tất cả mọi người trong tim, không phụ lòng dân là phải mang lại lợi ích cho từng người dân.

Tại sao ông Tập Cận Bình lại tuyên bố với các đảng viên được nhận huân chương rằng “Tôi sẽ vô ngã và không phụ lòng dân”?

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, ông Trần Vĩnh Phong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khu vực Nhật Bản thuộc Đại học Đông Hải, Đài Loan, nói thẳng rằng: “Đây là lời đạo văn câu nói “Tôi liệu có phải là cái tôi của chính tôi” của ông Lý Đăng Huy. Tôi vừa là tôi, nhưng lại không phải là tôi, hơn nữa còn muốn vượt lên cái tôi của mình. Ngay cả tôi cũng không phải là tôi, thì nghĩa là không có cái tôi. Câu này chỉ sự vô tư vô ngã (vị tha).”

Ông Trần Vĩnh Phong nói rằng ông Lý Đăng Huy tin vào Cơ đốc giáo. Đối với ông Lý Đăng Huy, việc “Đài Loan độc lập” không cần phải được nói ra, và cái tên “Trung Hoa Dân Quốc” có thể tiếp tục được sử dụng. Điều này khiến Đài Loan dưới thời của ông Lý Đăng Huy tránh được những xung đột đáng kể với Trung Quốc.

Ông Trần Vĩnh Phong cũng chỉ ra rằng ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô thần nhưng lại thần thánh hóa con người. ĐCSTQ muốn dựng lên hình ảnh một nhà lãnh đạo vô ngã, lại muốn làm ra thứ sùng bái cá nhân. ĐCSTQ ngày càng giống một tôn giáo mới, coi Trung Quốc như một thuộc địa của Trung Nam Hải.

“Ông Tập Cận Bình nói vô ngã nghĩa là sẽ không có bản thân mình, nhưng lại kéo dài nhiệm kỳ của mình vô thời hạn. Xét ở một mức độ đáng kể, đây có thể là lời giải thích cho sự thiếu tự tin của ông ấy chăng?”

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Tống Vĩnh Nghị thuộc Đại học Bang California, Los Angeles đã chỉ ra rằng mỗi đảng viên phải trở thành một cái đinh vít trên cỗ máy này. Điều đó có nghĩa là bạn không thể có tư tưởng của chính mình. Bạn chính là một thành viên của cỗ máy xay thịt người của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là một cái đinh vít.

Hiện giờ ông Tập muốn trở thành người điều khiển cỗ máy này. Tất nhiên ông ấy sẽ phải khen ngợi những cái đinh vít ở bên dưới. Nói thẳng ra là phải lừa dối họ, lợi dụng họ, mới có thể đạt được “cái ta”. Bởi tất cả mọi người đều có “cái tôi” của mình, thì ông ấy mới có thể trở thành chính bản thân cá nhân ông ấy.

Câu “Tôi sẽ vô ngã và không phụ lòng dân” của ông Tập bắt nguồn từ điển cố nào? Ông Tống Vĩnh Nghị nói: “Ngay cả khi bạn có thể xác minh rằng khái niệm “vô ngã” trong văn học cổ điển của Trung Quốc là của Trang Tử hay Lão Tử, thì điều này cũng không liên quan gì đến cái “vô ngã” mà ông Tập nhắc đến. Ở đây không có bất kỳ mối liên hệ triết học nào. Ông ấy cũng không thể đạt đến tầng thứ đó. Thứ “vô ngã” mà ông ấy nói nghĩa là, tôi muốn làm chủ tịch không phải vì sự vị tư. Không cần dùng thư tịch cổ rộng lớn để giải thích suy nghĩ của ông ấy, bởi càng giải thích lại càng hồ đồ, lại thành đề cao ông ấy quá mức”.

Đài Đài phát Thanh Quốc tế Pháp – RFI – dẫn lời các nhà phân tích cho rằng có thể thấy câu “Tôi sẽ vô ngã” của ông Tập Cận Bình cũng là một thuật ngữ thống trị, yêu cầu người khác phải phục tùng với sự trung thành tuyệt đối. Hơn nữa, khi đặt câu “Tôi sẽ vô ngã” và câu “không phụ lòng dân” sát cạnh nhau, ông Tập ngụ ý rằng từ khi ĐCSTQ thành lập đảng và quốc gia là nhất thể, nhằm thúc đẩy “Chuyên chế giai cấp vô sản”, nhưng kỳ thực quá trình xây dựng chính quyền của ĐCSTQ lại trở thành lịch sử đàn áp chính người dân của mình.

So với Trung Quốc đương thời dưới sự cai trị của ông Tập Cận Bình, điều này lại càng phi lý hơn. Khi nhân loại đã bước sang thế kỷ 21, hàng triệu tín đồ Hồi giáo ở Tân Cương lại bị ngược đãi trên diện rộng.

Ngay tại Hồng Kông, nơi được mệnh danh là khu tự trị “một quốc gia, hai chế độ”, ĐCSTQ cũng đã tháo bỏ mặt nạ của mình mà bắt bớ, đàn áp và bỏ tù phe đối lập. Họ buộc “Apple Daily”, một tờ báo dám nói lên sự thật phải đóng cửa. Phải chăng những điều này mới là ý nghĩa chân thực của câu: “Tôi sẽ vô ngã, không phụ lòng dân”?

Sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã tạo ra rất nhiều thuật ngữ tuyên truyền chính trị. Từ quen thuộc nhất đương nhiên là “Giấc mộng Trung Hoa”. Ngoài ra còn có “các quy tắc chính trị”, “hai giữ vững”, “tuân thủ cơ bản”, “thiểu số quan trọng”, “Một vành đai, Một con đường”, ” Cộng đồng nhân loại chung vận mệnh”, v.v.

Những từ này thường xuyên xuất hiện trong các tài liệu, báo cáo của ĐCSTQ, cũng như trong bài phát biểu của các nhà lãnh đạo, hay tuyên truyền trên báo chí. 

Những câu phát biểu này của ông Tập đã được các kênh truyền thông của ĐCSTQ tung hô là “Những câu nói vàng” trong số “100 câu nói nổi tiếng” trong Lịch sử Trung ương Đảng được đảng này tổng kết gần đây. Số lượng “Những câu nói vàng” của ông Tập xếp ngang hàng với những câu nói của Mao Trạch Đông, với mỗi người chiếm 30 câu. Trong khi Đặng Tiểu Bình có 14 câu, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào mỗi người 10 câu.

Related posts