Phân tích: Nguyên nhân sâu xa khiến chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ ngành giáo dục

Phụng Minh |

Vài ngày trước, các công ty niêm yết cổ phiếu khái niệm hàng đầu của ngành giáo dục Trung Quốc như New Oriental và Good Future đều đưa ra thông báo cho biết do các quy định mới gần đây, họ sẽ hủy bỏ báo cáo tài chính và việc phát hành ra công chúng lần đầu, dự kiến diễn ra vào tuần sau. Theo một báo cáo của Hiệp hội Tài chính và Kinh tế Tài chính Đại lục, việc tạm thời hủy bỏ các báo cáo tài chính là tương đối hiếm.

Chuyên gia các vấn đề thời sự người Hoa, Thái Minh đã có bài phân tích về nguyên nhân sâu xa chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ ngành giáo dục của nước này. Sau đây là nội dung bài phân tích của ông.

Tính đến thời điểm đóng cửa sàn chứng khoán Mỹ vào thứ Sáu (30/7), mức giảm tích lũy của New Oriental trong tháng 7 đạt 73,50%, khiến mức giảm tích lũy so với mức cao nhất của năm là 89,14%. Còn cổ phiếu Good Future giảm 75,94% trong tháng 7, và giảm 93,33% so với mức cao nhất trong năm. Ngành giáo dục và đào tạo đình đám một thời đã trở về con số 0 gần như chỉ sau một đêm.

Tờ Wall Street Journal đã đăng một bài xã luận hôm thứ Ba (27/7) nói rằng chính quyền Trung Quốc đã khiến phương Tây hiểu rằng sự kiểm soát của đảng là trên hết. Bài báo cho biết Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã lên kế hoạch trong vài năm để đặt một phần lớn hơn nền kinh tế tư nhân của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của nhà nước; lần này, Phố Wall cuối cùng cũng nhận thấy: ông ấy đã làm những gì đã nói.

Tân Hoa xã của ĐCSTQ ngày 24/7 đưa tin rằng Tổng Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và Tổng Văn phòng Quốc vụ viện đã ban hành “Ý kiến ​​về việc giảm bớt gánh nặng của học sinh giáo dục bắt buộc” khi cho giảm Bài tập ở nhà cũng như việc học thêm ngoài trường” (được gọi là” Giảm kép “). Lý do công khai là để giảm bớt gánh nặng học tập và tài chính của học sinh. Tuy nhiên, các nhà quan sát chỉ ra rằng đợt tái tổ chức doanh nghiệp này giống hệt như đợt tái tổ chức của chính phủ đối với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, cướp đi của cải và tài nguyên của họ và do đó xóa bỏ hoàn toàn sự độc lập, vốn là những yếu tố gây bất ổn bên ngoài chính quyền Bắc Kinh.

Bất ổn ở đâu? Phân tích của ngoại giới chỉ ra rằng ĐCSTQ luôn tập trung vào giáo dục tẩy não trong trường học, và nó không thể chấp nhận việc tiếp xúc lâu dài có hệ thống của sinh viên với các cơ sở đào tạo ngoài trường và “cân bằng” thời gian giáo dục.

Sáu năm trước, bức màn sắt đã được mở ra

Thực tế, 6 năm trước, vào năm 2015, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã tổ chức một cuộc điều tra về việc các trường đại học sử dụng sách giáo khoa gốc của nước ngoài.

Tháng 9/2018, Bộ Giáo dục ra thông báo yêu cầu các sở quản lý giáo dục các địa phương tổ chức điều tra toàn diện tài liệu dạy học cho các trường tiểu học và trung học cơ sở, kiên quyết chấn chỉnh và làm sạch tài liệu giáo trình nước ngoài để thay thế tài liệu giáo trình quốc gia.

Các ý kiến ​​được đưa ra vào tháng 7/2020, đề cập rằng nghiêm cấm thay thế “các khóa học quốc gia” bằng các khóa học địa phương và các khóa học ngoại khóa. Đồng thời các trường giáo dục bắt buộc không được phép giới thiệu các khóa học ở nước ngoài hoặc sử dụng tài liệu giảng dạy ở nước ngoài.

Vào tháng 3/2021, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn đánh giá và giám sát giảng dạy trong trường học, bao gồm các trường quốc tế như trường tư thục song ngữ. Trang “The Times” của Anh cũng đưa tin, hiện có khoảng 50 trường quốc tế ở Trung Quốc do các học viện của Anh mở, những trường này ban đầu chỉ nhận học sinh có hộ chiếu nước ngoài, nhưng họ phải tuân thủ các bài hướng dẫn theo yêu cầu của chính phủ, không được chứa nội dung nhạy cảm như vụ Thiên An Môn vào ngày 4/6.

Đồng thời, vào tháng 3 năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành “Hướng dẫn Đánh giá Chất lượng Giáo dục Bắt buộc”, trong đó liệt kê “Đảng Cộng sản”, “Chủ nghĩa xã hội” và “Tập Cận Bình” ngay từ đầu. Không chỉ vậy, trong “chỉ số đánh giá chất lượng”, học sinh trước hết phải “hiểu về lịch sử đảng và điều kiện đất nước”, “nghe đảng, theo đảng”, “kế thừa gen đỏ”, v.v.

Báo chí nước ngoài phân tích rằng lý do khiến chính quyền Trung Quốc coi trọng việc giáo dục lịch sử đảng và loại bỏ toàn diện sách vở của phương Tây là vì lo ngại ĐCSTQ sẽ lặp lại những sai lầm khi Liên Xô sụp đổ trong lịch sử.

“Công bằng trong giáo dục” kiểu Trung Quốc

ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ tài nguyên giáo dục và không cho phép các lực lượng giáo dục xã hội là ngoài tầm kiểm soát của nó. Tuy nhiên, khẩu hiệu công khai lại là “công bằng giáo dục”.

Hãy bắt đầu với năm 1949. Để sắp xếp cho con em các bộ, ngành vào Bắc Kinh, các trường học cho con em cán bộ lần lượt được thành lập. Trường tiểu học do chính phủ quản lý dành cho con em cán bộ có những dấu vết điển hình của chiến tranh quân sự. Trong thời kỳ Diên An, để giải quyết những lo lắng của những người lính và nuôi dưỡng những người thừa kế đỏ, hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em đã xuất hiện ở hậu phương, đại diện là Trường mẫu giáo Diên An. Đối tượng tuyển sinh của trường này chủ yếu là con cái của các nhà lãnh đạo đảng, chính phủ và quân đội.

Năm 1952, Hội đồng Nhà nước ban hành “Các biện pháp tạm thời để thực hiện các trường tiểu học cho con em cán bộ”, yêu cầu các cơ quan và tổ chức chính quyền các cấp “thành lập các trường tiểu học cho con em cán bộ khi cần thiết.” “Một phần của việc xét tuyển có thể được ưu tiên dựa trên vị trí của cán bộ, năm công tác, mức lương và các điều kiện khác”.

Có thể thấy rằng đặc quyền giáo dục của ĐCSTQ đã có từ lâu đời.

Vào ngày 1/12/2012, “Tuần báo Phượng Hoàng” đã đăng một bài báo “Phân tích lớp học của các trường tiểu học Bắc Kinh”, bài báo nói rằng, lấy trường tiểu học Thạch Gia làm ví dụ, có ba loại học sinh:

Một là học sinh truyền thống. Thứ hai là con em của một số lãnh đạo, nhân viên doanh nghiệp, cơ sở trung ương đóng tiền để đổi lấy bằng cấp cho con em mình, đó đều là doanh nghiệp trung ương như PetroChina, Sinopec và Poly. Thứ ba là con của cán bộ cấp cao, chỉ tiêu được giao trực tiếp cho Văn phòng Trung ương và các ban ngành.

Có thông tin cho rằng có khoảng 30 đến 40 con của các lãnh đạo trung ương tại trường tiểu học Thạch Gia. Những đứa trẻ này được đăng ký tại đồn cảnh sát để bảo đảm an toàn cho chúng. Có lần, con của một quan chức cấp cao tự mình đi đến quán cà phê Internet sau giờ học, kết quả là 7 hoặc 8 đồn cảnh sát đã được điều động và tìm kiếm suốt đêm trước khi tìm thấy đứa trẻ trong quán cà phê.

Văn Phong, phó hiệu trưởng của Tập đoàn Giáo dục Thanh Hoa Viên, cho biết: “Các trường học ưu tú của Trung Quốc đã hình thành, đặc biệt là các trường tiểu học ưu tú. Bây giờ một trường học bình thường, dù chất lượng giảng dạy có tốt đến đâu, cũng phải mất 20 hoặc 30 năm mới có thể nằm trong số các trường ưu tú”. Điều này có nghĩa là những trường “quý tộc đỏ ”này, những trường đứng đầu tầng lớp xã hội và được quyền lực hậu thuẫn, được nhận kinh phí giáo dục, tài trợ của doanh nghiệp hàng năm của các phụ huynh cao cấp và quyền lực. Những đặc quyền như vậy có ở khắp mọi nơi từ chính quyền trung ương đến các tỉnh và khu vực .

Tại sao lại giám sát giá nhà ở các khu ký túc xá?

Thống kê về số lượng học sinh của trường tiểu học Tây Thành Bắc Kinh năm 2020 cho thấy có hơn 12 nghìn học sinh lớp 6 và hơn 21 nghìn học sinh lớp 1. Điều này cũng có nghĩa là trong sáu năm, có hơn 90.000 học sinh tiểu học ở Tây Thành.

Giá trung bình của các căn nhà thương mại đã qua sử dụng ở Bắc Kinh là khoảng 100.000 Nhân dân tệ/mét vuông, trong khi ký túc xá lên tới 120.000 -150.000 Nhân dân tệ/mét vuông đối với những căn cũ, hỏng hóc. Phòng ký túc xá mới sạch đẹp có thể lên tới 800.000 Nhân dân tệ/một mét vuông.

Ngay cả với mức giá như vậy, người mua nhà ký túc xá ở khu trường học vẫn đổ xô tới mua. Giá nhà cũ, dột nát và nhỏ ngày càng tăng có thể giải thích vấn đề này.

Ngày 30/4/2021, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ cũng đã họp bàn trực tiếp về việc “ngăn chặn tình trạng đầu cơ làm giá nhà đất dưới danh nghĩa nhà ở khu trường học”. Những người ngoài cuộc đều nhận thấy rằng rất hiếm khi chính quyền trung ương trực tiếp điểm danh khu ký túc xá.

Một số nhà phân tích tin rằng mục đích của các cơ quan chức năng không phải là vì quan tâm đến vấn đề bình đẳng, mà việc có thể sở hữu các nguồn lực giáo dục chất lượng cao chính là một đặc quyền của ĐCSTQ.

Cuối cùng chuyên gia Thái Minh kết luận rằng, kiểm soát việc biên soạn sách giáo khoa tiểu học và trung học, hay đàn áp ngành giáo dục và đào tạo từ vài năm trước có mục đích chính trị và ý thức hệ của ĐCSTQ, để bảo vệ đảng và quyền lực.

Trên cơ sở “công bằng giáo dục”, chính quyền này 70 năm qua từ trên xuống dưới đã hình thành hệ thống “đặc quyền”, chỉ cần ĐCSTQ tồn tại trong một ngày, hệ thống “đặc quyền” này sẽ tồn tại trong một ngày. Theo ông Thái, mong muốn nền giáo dục trở nên công bằng và có cơ hội học tập miễn phí và bình đẳng cũng tương tự như việc “bảo hổ lột da” (ý chỉ khi thương lượng cùng những kẻ tàn độc, thì việc muốn hắn hy sinh lợi ích của chính mình là điều gần như không thể).

Related posts