Bế mạc Olympic Tokyo và những điều nghĩ về Việt Nam

Vũ Kim Hạnh

Đọc báo Trung Quốc, ta thấy họ nhận xét Việt Nam thật phũ phàng: “Cả châu Á chỉ có mình Việt Nam trắng tay. Họ sang Olympic chỉ để du lịch”

Nhiều báo VN đã hạ những câu hằn học vì kỷ lục cao nhất “từ dưới đếm lên” của VN. Các nước đi thi, thắng thua chắc cũng có nghĩ đến thể diện quốc gia nhưng họ không “đằng đằng sát khí” muốn “ăn tươi nuốt sống quân thù” như anh bạn TQ. (TT) hai chữ viết tắt của “Thể Thao” không lẻ chỉ có thể phiên ra thành (TT) của Thành Tích?

Tất cả phải chăng chỉ là sản phẩm của một nền giáo dục chạy theo thành tích bằng mọi giá, từ trong gia đình đến trường học đến trường đời.

Nhà báo Cao Huy Thọ của báo Tuổi Trẻ trong bài báo: “Phần nhiều do giáo dục mà ra” đã nhắc nhẹ: …Chúng ta không ưa Trung Quốc nhưng ngày càng giống Trung Quốc. Xem Olympic, đa số VĐV các nước dù thất bại thì họ sau một thoáng buồn là tươi cười chúc mừng đối thủ. Còn Trung Quốc, thi đấu cứ như đi đánh nhau giành đảo (trên biển Đông?). Nên VĐV nào thất bại là báo chí và mạng XH TQ bừng bừng tức giận, trút hết những lời mắng nhiếc (với cặp đôi thất bại ở chung kết bóng bàn đôi nam nữ, đội tuyển bóng đá nữ, đội tuyển bóng chuyền nữ…) bằng những lời nặng nề như là phản quốc, nhục nhã…

May mà cả nước VN đang tập trung với con virus Corona Delta, chẳng mấy nhớ đến “kỷ lục ngược” của ta lần này nên ông sếp Văn Thể Du tạm yên. Nhưng như số phận đã xếp rất đúng rằng ông là tổng tư lệnh Văn-Thể, thì nền giáo dục thế nào cuối cùng sẽ dẫn đến nền thể thao thế đó.

8 giờ (Nhật) tức 18 giờ VN tối ngày 8/8, chúng ta đã xem Lễ Bế mạc Thế vận hội (TVH) Tokyo trên kênh VTV6.

Nhật Bản đã tổ chức một TVH công phu, tuyệt vời mà cũng đầy tranh cãi.

Các nhà tổ chức cho biết màn trình diễn thể thao kéo dài 17 ngày là sự thách thức của thế giới đối với virus, nhưng tất cả các cuộc thi đều …không có khán giả.

Kết quả về số huy chương: Mỹ hiện dẫn đầu, thắng Trung Quốc trong cuộc đua giành huy chương vàng.

THẾ VẬN HỘI CHẠY ĐUA VỚI COVID 19

TVH kết thúc mà những cảm xúc lẫn lộn, giằng xé giữa nên tổ chức TVH hay không, do tình hình Covid, cứ kéo dài trong người dân Nhật Bản cho đến lúc kết thúc.

Người dân nước chủ nhà, linh hồn của TVH đã biến mất suốt cuộc tranh tài. Có đến gần 70.000 tình nguyện viên sôi nổi, hữu ích, cẩn trọng và lịch sự, nhưng họ không đủ để lấp đầy khoảng trống.

Tờ Channel News Asia đã phỏng vấn một số cư dân về TVH này. Nozomi Seki, cư dân Tokyo, cho biết: “Tôi cảm thấy thực sự sai lầm khi tổ chức Thế vận hội vì Nhật Bản chưa hoàn thành việc tiêm chủng cho hầu hết dân số, và nhiều sự kiện và hoạt động trong nước đã bị hủy bỏ. Số ca nhiễm trùng ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng hầu hết (các kênh trên) TV chỉ chiếu Thế vận hội thay vì thảo luận về tình trạng COVID, điều này đôi khi khiến tôi khó chịu. Thế nhưng mà…khi các vận động viên giành được huy chương phát biểu đánh giá cao việc Thế vận hội diễn ra, thì tôi cảm thấy bớt giận dữ hơn với chính phủ”.

Nhật Bản hiện đang ghi nhận mức trung bình gần 13.000 trường hợp nhiệm bệnh, chỉ trong bảy ngày, một mức cao chưa từng có.

Còn cô Kio Iwai cho biết “rất vui mừng” khi Tokyo được chọn đăng cai Thế vận hội. Cô đã cố gắng đạt được vai trò là trưởng nhóm dịch vụ ngôn ngữ tại Sân vận động Quốc gia Yoyogi. Tuy nhiên, sau đó, do bịnh tiểu đường, mà chưa được tiêm phòng trước TVH, cô đành từ bỏ vị trí tình nguyện viên. Và rồi cô bày tỏ cực kỳ vui vẻ thích thú khi ngồi nhà lại được xem mọi trận đấu trong thời gian thực. “ Tôi đặc biệt thích môn thể thao leo núi vì tôi đã trải nghiệm leo núi cùng các đồng nghiệp của mình”. Vậy nhưng cuối cùng cô vẫn kết luận: Thế vận hội không nên được tổ chức vì …tôi lo Covid.

TVH VẪN LÀ MỘT MÙA ‘DU LỊCH VUI VẺ’

Tuy nhiên, sự nhiệt tình của người daân nói chung với Thế vận hội là điều vẫn không thể phủ nhận. Họ xếp hàng dài dọc theo khu nhà chờ đợi đến lượt mình chụp ảnh các vòng tròn Olympic bên ngoài Sân vận động Quốc gia. Hàng trăm người đứng dưới nắng gắt theo dõi sự kiện đua xe đạp BMX tại Công viên Thể thao Đô thị Ariake ngày 1/8. Khi các xe bus chở các vận động viên và giới truyền thông nước ngoài len lỏi qua các con đường địa phương, họ mỉm cười, chỉ tay và vẫy tay.

Các vận động viên hết lời khen các tình nguyện viên.

Ông Yuta Namai, đến từ tỉnh Kanagawa, mô tả Thế vận hội là một “giải đấu tuyệt vời”.

Anh ấy lưu ý rằng anh ấy đã cảm nhận được “sức mạnh của thể thao” thông qua Thế vận hội. Sự thành công của các cầu thủ nước ngoài cũng tạo cho thể thao một hình ảnh thật là ấn tượng,” anh nói. “Thành thật mà nói, ban đầu tôi đã nghi ngờ. Nhưng bây giờ tôi nghĩ đăng cai Thế vận hội là điều rất tốt, thấy các vận động viên các nước chiến đấu hết mình, thật đáng cảm phục và xúc động. Đó là vẻ đẹp của thể thao.

OLYMPIC VỚI VIỆT NAM.

Bây giờ quay lại Việt Nam.

Đọc báo Trung Quốc, ta thấy họ nhận xét Việt Nam thật phũ phàng: “Cả châu Á chỉ có mình Việt Nam trắng tay. Họ sang Olympic chỉ để du lịch”

Nhiều báo VN đã hạ những câu hằn học vì kỷ lục cao nhất “từ dưới đếm lên” của VN. Các nước đi thi, thắng thua chắc cũng có nghĩ đến thể diện quốc gia nhưng họ không “đằng đằng sát khí” muốn “ăn tươi nuốt sống quân thù” như anh bạn TQ. (TT) hai chữ viết tắt của “Thể Thao” không lẻ chỉ có thể phiên ra thành (TT) của Thành Tích?

Tất cả phải chăng chỉ là sản phẩm của một nền giáo dục chạy theo thành tích bằng mọi giá, từ trong gia đình đến trường học đến trường đời.

Nhà báo Cao Huy Thọ của báo Tuổi Trẻ trong bài báo :” Phần nhiều do giáo dục mà ra” đã nhắc nhẹ: …Chúng ta không ưa Trung Quốc nhưng ngày càng giống Trung Quốc. Xem Olympic, đa số VĐV các nước dù thất bại thì họ sau một thoáng buồn là tươi cười chúc mừng đối thủ. Còn Trung Quốc, thi đấu cứ như đi đánh nhau giành đảo (trên biển Đông?). Nên VĐV nào thất bại là báo chí và mạng XH TQ bừng bừng tức giận, trút hết những lời mắng nhiếc (với cặp đôi thất bại ở chung kết bóng bàn đôi nam nữ, đội tuyển bóng đá nữ, đội tuyển bóng chuyền nữ…) bằng những lời nặng nề như là phản quốc, nhục nhã…

May mà cả nước VN đang tập trung với con virus Corona Delta, chẳng mấy nhớ đến “kỷ lục ngược” của ta lần này nên ông sếp Văn Thể Du tạm yên. Nhưng như số phận đã xếp rất đúng rằng ông là tổng tư lệnh Văn-Thể, thì nền giáo dục thế nào cuối cùng sẽ dẫn đến nền thể thao thế đó.

Vâng, khi bọn trẻ đến trường chả có sân chơi thể thao; Đất công viên ngày càng teo tóp nhường cho “phân lô bán nền”; Số trẻ béo phì và suy dinh dưỡng ngày càng nhiều; Sức khỏe người dân vẫn kém, tuổi đột quỵ ngày càng trẻ…thì dẫu có những chiếc huy chương “ăn may” hay “tình cờ” cũng đâu hứa hẹn điều gì?

V.K.H.

Related posts