Các nước châu Âu ‘thức tỉnh’ trước nguy cơ Trung Quốc nhập khẩu gỗ ồ ạt

Thanh Hải

Ảnh minh họa: Youtube/iMachines TV.

Những năm gần đây, việc Trung Quốc thu mua mạnh nguyên liệu gỗ tròn đã gây ra cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nhiều nước. Các nhà sản xuất gỗ của Pháp đã đưa ra một bản kiến ​​nghị kêu gọi EU hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu, theo trang Epoch Times.

Kiến nghị có tên “Ngừng xuất khẩu gỗ tròn” chỉ rõ, “Đã đến lúc phải thức tỉnh trước thực tế các xưởng xẻ gỗ ở châu Âu hiện đang phải đóng cửa và thanh lý nếu không làm gì để ngăn chặn tình trạng đang diễn ra”.

“Cuộc khủng hoảng nguồn cung gỗ tròn đang đe dọa các ngành như công nghiệp, thủ công, xây dựng và hậu cần”.

Một bức ảnh chụp một chiếc xe tải với dòng chữ “HÀNG VẬN CHUYỂN ĐẾN TRUNG QUỐC” được đăng trên trang tiếng Anh của trang web thỉnh nguyện, điều này có thể cho thấy rằng Trung Quốc là mối quan tâm chính.

Hơn 13.000 công ty, bao gồm 600 công ty ở Ba Lan và 200 công ty ở Đức, đã ký vào bản kiến ​​nghị trong vòng chưa đầy một tháng.

Theo Liên đoàn Gỗ Quốc gia Pháp, từ tháng 1 đến tháng 5/2021, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 205.810 tấn gỗ sồi Pháp và hơn 303.600 tấn gỗ mềm, tăng lần lượt 42% và 66% so với cùng kỳ năm 2020, và hơn 80% lượng gỗ tròn xuất khẩu trong năm tháng là từ các khu rừng tư nhân của Pháp.

Shawn Lin, người đã làm việc trong ngành vận tải quốc tế, bao gồm vận chuyển gỗ hơn 10 năm, nói với The Epoch Times rằng “Một cây phát triển thành gỗ phải mất 20-30 năm, thậm chí nhiều hơn, nhưng chỉ mất vài phút để cắt nó xuống nên việc khai thác gỗ không tạo ra nhiều lợi nhuận”.

“Chỉ có chế biến gỗ mới tạo ra lợi nhuận, chế biến càng sâu thì lợi nhuận càng cao. Ngành công nghiệp xẻ gỗ là một phần của ngành công nghiệp chế biến, mặc dù nó là chế biến sơ cấp”.

Vị này nói: “Nếu ĐCSTQ mua gỗ tròn, điều đó có nghĩa là toàn bộ ngành công nghiệp chế biến sẽ bị đưa sang Trung Quốc, và công nhân địa phương không còn việc làm nữa”.

Các nhà sản xuất gỗ của Pháp cảnh báo rằng việc mua sắm ồ ạt của ĐCSTQ là một chiến lược cướp bóc và phá hủy tài nguyên. “Sự sai lệch về kinh tế và sinh thái này phải chấm dứt ngay bây giờ,” bản kiến ​​nghị nói.

Related posts