Chuyên gia: ĐCSTQ từ lâu đã tuyên chiến với Mỹ, nhưng Mỹ vẫn nhắm mắt làm ngơ

Triệu Hằng

Theo Thời báo Epoch Times, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuần qua đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Mục tiêu được ông Biden nêu ra là thiết lập một “hàng rào bảo vệ” cho mối quan hệ Mỹ – Trung để bảo đảm rằng sự “cạnh tranh” giữa hai nước không phát triển thành một cuộc xung đột hoặc chiến tranh hoàn toàn. Nghe có vẻ khá ổn. Nhưng việc ông Biden tuyên bố Hoa Kỳ chỉ đang “cạnh tranh” với Trung Quốc thực sự đã mang lại cho Tập Cận Bình một lợi thế, ít nhất là ở chiến trường tâm lý.

Sau đây là các chiến trường mà từ lâu ĐCSTQ đã tuyên chiến với Mỹ được ông Grant Newsham, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách An ninh Hoa Kỳ chỉ ra:

Chiến trường chính trị: Bắc Kinh từ lâu đã tham gia vào một cuộc chiến chính trị toàn cầu đã làm lật đổ các chính phủ và giới tinh hoa trên khắp thế giới. Điều này cho phép các quốc gia liên kết chính trị với Bắc Kinh chống Mỹ, đồng thời cô lập và trừng phạt các quốc gia có xu hướng tẩy chay ĐCSTQ. Kết quả là những cú sốc về chính trị và kinh tế, và cuối cùng dẫn đến sự can thiệp quân sự của ĐCSTQ.

ĐCSTQ đang phát động cuộc chiến này trên mọi mặt trận địa lý. Nó hoạt động rất tích cực ở Mỹ Latinh, Caribe, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. 

Ý tưởng của ĐCSTQ là đặt người Mỹ (và các đồng minh đang suy yếu của họ) vào một tình huống mà họ không thể hành động – hoặc ít nhất là không thể hành động. Nếu đúng như vậy, trò chơi sẽ kết thúc trước khi người Mỹ phát hiện ra rằng cuộc cạnh tranh thực sự là một cuộc chiến. Nói cách khác, nó có nghĩa là “chiến thắng mà không cần chiến đấu”.

Hàng loạt chiến trường đã được đưa vào cuộc chiến chính trị lớn hơn, bao gồm: 

Chiến tranh sinh hóa. Chúng đã được thực hiện hai năm. Ít nhất, Bắc Kinh không bỏ lỡ cơ hội trong việc gieo rắc vi-rút gây ra đại dịch, đồng thời tuyên bố mình vô tội và ngăn chặn các cuộc điều tra từ quốc tế.

Gây nội chiến. Hành động thao túng có mục tiêu quy mô lớn của Bắc Kinh thông qua mạng xã hội ở một mức độ nhất định đã gây ra xung đột trong nội bộ Hoa Kỳ. ĐCSTQ không cần tốn quá nhiều sức, còn gì tốt hơn đấu đá nội bộ của đối phương?

Cuộc chiến chất cấm. Hầu hết fentanyl có nguồn gốc từ Trung Quốc, và hơn 60.000 người Mỹ đã chết vì sử dụng quá liều fentanyl vào năm ngoái. Con số này nhiều hơn số quân Mỹ thiệt mạng trong toàn bộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Chiến tranh kinh tế. Trong 30 năm qua, ĐCSTQ thúc giục các công ty Mỹ (dưới sự xúi giục của Phố Wall) chuyển nhiều ngành sản xuất sang Trung Quốc, thâu tóm hàng trăm công ty lớn của Mỹ và mua lại các công nghệ quan trọng của Mỹ thông qua nhiều phương tiện khác nhau

Chiến tranh thương mại. Khi Washington cho phép Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, cũng là lúc ĐCSTQ tiến hành một cuộc tấn công, mặc dù ĐCSTQ không đáp ứng các yêu cầu của WTO vào thời điểm đó. Trước đó, như một chính sách của quốc gia, Bắc Kinh đã tích cực vi phạm các quy định của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại.

Chiến tranh tài chính. ĐCSTQ đang cố gắng thay thế đồng đô la Mỹ và biến đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới. Đồng đô la Mỹ là phương tiện cuối cùng của Hoa Kỳ gây áp lực lên ĐCSTQ. 

Trong khi làm suy yếu khả năng phòng thủ của đối thủ thông qua chiến tranh chính trị, Bắc Kinh cũng đang chuẩn bị và định vị cho cuộc chiến tranh nóng. Đối với ĐCSTQ, chiến tranh chính trị và chiến tranh nóng là một phần của cùng một tổng thể, và nó sẽ chuyển đổi từ dạng này hoặc là dạng kia khi cần thiết, để đạt được các mục tiêu của mình. 

Hãy hỏi Tây Tạng, Ấn Độ hoặc các quốc gia và khu vực khác rằng ĐCSTQ đã tấn công họ trong những năm qua như thế nào.

ĐCSTQ đã thực hiện công cuộc xây dựng quốc phòng lớn nhất và nhanh nhất trong lịch sử kể từ Thế chiến thứ hai. Trung Quốc đang mở rộng đáng kể quy mô, sức mạnh quân sự và phạm vi bao phủ. Trong một số trường hợp, họ đã có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ. ĐCSTQ đang chiếm giữ các lãnh thổ trên biển, bao gồm xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông, biến chúng thành căn cứ quân sự và kiểm soát khu vực, từ đó mở rộng phạm vi tác chiến của quân đội Trung Quốc.

Về chiến tranh ngoài không gian. Trung Quốc đang chuẩn bị trở thành “người vượt trội của thiên hà”, bao gồm định vị chiến lược mặt trăng và vũ khí chống vệ tinh để phá hủy các vệ tinh của Mỹ và khiến Mỹ không thể tìm thấy mục tiêu. Ngoài ra còn có chiến tranh mạng. 

ĐCSTQ đã bắt đầu hoạt động để cướp dữ liệu mạng chiến lược (bao gồm cả sinh trắc học) và bí mật thương mại do chính phủ Mỹ và các công ty tư nhân lãnh đạo. Mặc dù người Mỹ biết ai đã làm điều đó, nhưng ĐCSTQ đã thu được tất cả những điều này mà gần như không bị tổn hại gì. 

Về chiến tranh hạt nhân. Trung Quốc đang xây dựng một kho vũ khí hạt nhân, dự kiến sẽ vượt qua Hoa Kỳ và Nga vào năm 2025.

Tất cả những điều này thật ngoạn mục và mọi người phải kinh ngạc những mục tiêu rõ ràng của ĐCSTQ. Nhưng không phải ĐCSTQ đang làm những gì mà tất cả các cường quốc đang làm gì?

Hãy nhớ rằng, Bắc Kinh đã làm tất cả những điều này để tự mình giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nóng mà không phải đối mặt với kẻ thù. Không ai, và không quốc gia nào kêu gọi tấn công Trung Quốc.

Trên thực tế, Hoa Kỳ và thế giới tự do đã đang làm hết sức mình để chào đón Trung Quốc trở thành một xã hội văn minh, WTO là một ví dụ điển hình. Tất cả những điều này đều dựa trên ý tưởng rằng ĐCSTQ sẽ đạt được tự do hóa và trở thành một bên liên quan có trách nhiệm. Nhưng khi Hoa Kỳ mở rộng bàn tay của tình hữu nghị, Bắc Kinh lặng lẽ nhưng công khai phát động cuộc chiến.

Một số người Mỹ đã nhận thấy những gì ĐCSTQ đang làm, nhưng tiếng nói của họ bị đẩy lùi. Các nước khác cũng đã cố gắng đưa ra các cảnh báo, bởi vì việc nhiều lần va chạm với ĐCSTQ giúp các nước nhìn nhận vấn đề tốt hơn. Một số người Ấn Độ đã cảnh báo người Mỹ trong nhiều năm, bởi kể từ năm 1962, Ấn Độ đã có chiến tranh với ĐCSTQ. Quân đội Nhật Bản cũng đã cố gắng cảnh báo quân đội Mỹ, nhưng những cảnh báo này cũng nhiều lần bị bỏ ngoài tai. 

Đó là bởi vì giới tinh hoa cầm quyền ở Hoa Kỳ quá kiêu ngạo và không biết chuyện gì đã xảy ra, và thậm chí bây giờ họ không tin lắm, hoặc họ chỉ muốn tiền của ĐCSTQ.

Bất chấp tất cả các chiến trường đã nêu, một số người vẫn nói rằng chỉ cần có đối thoại hoặc tiếp xúc nhiều hơn, ĐCSTQ sẽ thay đổi quyết định.

Chúng ta không thể đổ lỗi cho ĐCSTQ vì đã khai thác lòng tin và sự tham lam của một số người Mỹ.

Chính quyền Donald Trump hiểu rằng “chiến tranh” là đang diễn ra và cố gắng thay đổi hướng đi, nhưng họ không có đủ thời gian. Hiện tại, mọi người hy vọng chính quyền Biden sớm tỉnh ngộ, bởi ĐCSTQ đang gây chiến với Hoa Kỳ chứ không chỉ “cạnh tranh”.

Related posts